Bổ sung nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

Chủ đề   RSS   
  • #613650 04/07/2024

    gryffin

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 1498
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 35 lần


    Bổ sung nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

    Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Bên cạnh những thay đổi cần thiết, Dự thảo còn bổ sung nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước phục vụ cho quá trình xác định hình phạt. Vậy, bổ sung ấy như thế nào, hãy cùng nhau tìm hiểu.

    1. Xác định số lợi bất hợp pháp theo Dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tài nguyên nước

    Căn cứ khoản 5 Điều 4 Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tài nguyên nước quy định việc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước như sau:

    - Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước đối với trường hợp khai thác nước cho sản xuất thủy điện và sản xuất, kinh doanh nước sạch là toàn bộ số tiền mà tổ chức, cá nhân thu được khi thực hiện hành vi vi phạm trừ (-) chi phí để khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

    Tổ chức, cá nhân vi phạm kê khai và chịu trách nhiệm tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ của nội dung kê khai. Chi phí để khai thác sử dụng tài nguyên nước bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và các chi phí hợp lệ khác để khai thác, sử dụng tài nguyên nước và có được doanh thu từ tài nguyên nước;

    - Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước đối với trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác nước cho mục đích làm mát, sản xuất nông nghiệp thì số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm bằng (=) tổng lượng nước khai thác nhân (x) giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên dùng cho mục đích khác trên địa bàn x 1/10 trừ (-) chi phí để khai thác sử dụng tài nguyên nước.

    Tổ chức, cá nhân vi phạm kê khai và chịu trách nhiệm tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ của nội dung kê khai. Chi phí để khai thác sử dụng tài nguyên nước bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất và các chi phí hợp lệ khác để khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

    - Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước đối với trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác nước cho các mục đích khác với làm mát, sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủy điện và sản xuất, kinh doanh nước sạch thì số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm bằng (=) tổng lượng nước khai thác nhân (x) giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên dùng cho mục đích khác trên địa bàn trừ (-) chi phí để khai thác sử dụng tài nguyên nước.

    Tổ chức, cá nhân vi phạm kê khai và chịu trách nhiệm tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ của nội dung kê khai. Chi phí để khai thác sử dụng tài nguyên nước bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất và các chi phí hợp lệ khác để khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

    - Trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và các khoản phí, lệ phí khác theo quy định do thực hiện hành vi vi phạm vào ngân sách nhà nước thì các khoản chi phí trên được trừ đi khi tính số lợi bất hợp pháp;

    - Trường hợp khai thác nước cho sản xuất thủy điện và sản xuất, kinh doanh nước sạch, chủ giấy phép đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số lợi tính theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này trừ (-) số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp;

    - Trường hợp cho mượn, cho thuê giấy phép hành nghề khoan khai thác nước dưới đất thì số lợi bất hợp pháp là số tiền cho thuê giấy phép đối với tổ chức, cá nhân cho thuê giấy phép; số tiền thu được khi thực hiện hoạt động hành nghề khoan bằng giấy phép mượn, thuê đối với tổ chức, cá nhân mượn, thuê giấy phép.

    Cần biết, việc quy định từng trường hợp cụ thể như trên không chỉ giúp cho các cơ quan xử lý dễ dàng hơn trong công tác quản lý mà còn giúp cho những cá nhân, tổ chức nắm rõ cách xử lý đúng pháp luật.

    2. Bổ sung nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

    Căn cứ Điều 7 Dự thảo Nghị định quy định những nguyên tắc xác định hành vi vi phạm như sau:

    - Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính có mức độ vi phạm hoặc hậu quả gắn với mức phạt khác nhau được quy định ở các điểm, các khoản trong cùng một điều hoặc các điều trong cùng Nghị định này, thì được xác định là vi phạm cùng một hành vi. Cụ thể tại các Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và khoản 4 Điều 27.

    Đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần thì áp dụng khung phạt của lần vi phạm có khung phạt cao nhất và tình tiết tăng nặng khi xác định mức tiền phạt.

    - Đối với các hành vi quy định tại Chương II được tính theo năm, trừ quy định tại Điều 21, 22, 23, 24, 25 tính theo mùa lũ, mùa cạn và trừ khoản 3, khoản 4 Điều 28, điểm b khoản 6 Điều 28, điểm a khoản 7 Điều 30 được tính theo ngày.

    - Tổ chức, cá nhân thực hiện cùng một hành vi vi phạm hành chính tại nhiều công trình khai thác, công trình sử dụng nước thì bị xử phạt đối với từng công trình khai thác, công trình sử dụng nước.

    Việc bổ sung các nguyên tắc xác định hành vi vi phạm như trên cho thấy nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền luôn luôn lắng nghe và cải thiện những quy định pháp luật để phù hợp hơn với thời đại. Chưa kể, nước là tài nguyên quan trọng bậc nhất của xã hội, nên những chế định pháp luật phù hợp là hướng đi đúng đắn nhằm đảm bảo sự vững bền của đất nước.

    Bài được viết theo Dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tài nguyên nước: Tải về
     
    188 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận