Bố mẹ bị ông bà truất nhưng chết trước ông bà thì con có được hưởng di sản không?

Chủ đề   RSS   
  • #328378 15/06/2014

    duchoab2

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:18/04/2014
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Bố mẹ bị ông bà truất nhưng chết trước ông bà thì con có được hưởng di sản không?

    Ông A có 2 người con  là B và C

    B có một con là D

    Ông A có 100 triệu để lại di chúc truất B nhưng B chết trước A. Và cho C 10 triệu

    tài sản chia nhưng thế nào?

     

    Ông A có 100 triệu.

    Hàng thừa kế thứ nhất có C và B

    Nhưng ông truất B

    Cho C 50 triệu.

    tài sản được chia như thế nào?

     

     

     
    5007 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #328380   15/06/2014

    bạn có thể viết rõ ràng hơn 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hieulaww vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (15/06/2014)
  • #328391   15/06/2014

    duchoab2
    duchoab2

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:18/04/2014
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    ý mình là nếu bố bị ông truất quyền thừa kế, nhưng bố lại chết trước ông hoặc cùng lúc với ông thì con có được thừa kế thế vị không? 

    Nhân tiện bạn chia thừa kế hộ mình hai bài trên luôn

     
    Báo quản trị |  
  • #328392   15/06/2014

    nguyenvancong90tq
    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


    THỪA KẾ THẾ vị chỉ áp dụng đối với chia thừa kế theo pháp luật

    đối với trường hợp người được chỉ định trong di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm người để lại di sản chết thì số di sản đó sẽ được chia theo pháp luật bạn đọc lại điều 675 BLDS 2005 

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenvancong90tq vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (16/06/2014)
  • #328396   16/06/2014

    duchoab2
    duchoab2

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:18/04/2014
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    nguyenvancong90tq viết:

    THỪA KẾ THẾ vị chỉ áp dụng đối với chia thừa kế theo pháp luật

    đối với trường hợp người được chỉ định trong di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm người để lại di sản chết thì số di sản đó sẽ được chia theo pháp luật bạn đọc lại điều 675 BLDS 2005 

    Bạn có thể giải thích rõ hơn đc k?

     
    Báo quản trị |  
  • #328561   16/06/2014

    nguyenvancong90tq
    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


    duchoab2 viết:

     

     

     

    Bạn có thể giải thích rõ hơn đc k?

    vấn đề bạn hỏi cũng ko rõ ràng nên minh cũng k giải thích hơn đc

    bạn muốn làm bài tập chia thừa ké thì bạn đọc kĩ các điều 643 ,  669 , 675 , 676 , 677 cộng thêm kiến thức ở lớp là bạn có thể làm đc , 

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #328536   16/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn duchoab2.

    Vấn đề pháp lý chưa rỏ là việc truất quyền thừa kế nhưng người bị truất quyền thừa kế chết trước thì việc truất quyền thừa kế có hiệu lực hay không ?

    Theo tôi thì "truất quyền thừa kế" về thực chất đó là một di chúc (các phòng công chứng vẫn làm "di chúc về việc truất quyền thừa kế" khi nhận yêu cầu công chứng việc này)

    Do đó, việc truất quyền thừa kế (1 phần di chúc) không có giá trị khi người thừa kế chết trước. Nếu di sản còn lại và được chia theo pháp luật thì việc thừa kế kế vị là đương nhiên.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    duchoab2 (17/06/2014)
  • #328737   18/06/2014

    duchoab2
    duchoab2

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:18/04/2014
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    e cũng nghĩ như anh  Nhưng e không hiểu câu " cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống" là thế nào. Anh có thể giải thích giúp e được không ạ. hungmaiusa

     
    Báo quản trị |  
  • #328739   18/06/2014

    nguyenvancong90tq
    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


    bạn trích thiếu rồi, ý bạn muốn hỏi điều 677 

    nghĩa là khi chia theo pháp luật nếu cha hoặc mẹ chết trước hoặc cùng người để lại di sản chết thì cháu sẽ đc hưởng phần mà cha hoặc mẹ nó được huworng 

    ví dụ ; ông A có 2 người con là B , C , B có 2 con là D ,E . B chết trong 1 tai nạn 2 tháng sau A chết  không để lại di chúc ,tài sản của A là 100 triệu ,

    khi đó tài sản A dược chia theo pháp luật là cho B , C là 100: 2 = 50 triệu

    do B chết trước A nên D VÀ E sẽ lên thế vị khi đó mỗi nguwofi nhận được 50 : 2 = 25 triệu

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #328742   18/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn duchoab2

     

    Ông A có 2 người con  là B và C

    B có một con là D

    Ông A có 100 triệu để lại di chúc truất B nhưng B chết trước A. Và cho C 10 triệu

    tài sản chia nhưng thế nào?

    Di chúc truất quyền thứa kế B nhưng B chết trước nên phần di chúc truất quyền thừa kế không có hiệu lực.

    Di chúc cho C 10 triệu có hiệu lực.

    Di sản chia theo pháp luật : 100 triệu - 10 triệu = 90 triệu

    Người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất là vợ và 2 con

    1) nếu vợ A cón sống : số người thừa kế là 3 người

    -Kỹ phần mỗi người được hưởng : 90 triệu : 3 = 30 triệu

    vợ A được 30 triệu

    C được 30 triệu + 10 tiệu = 40 triệu.

    B được hưởng B : 30 triệu

    ( D người con của B , thừa kế thế vị cho B : 30 triệu  ).

    2) Nếu vợ A chết trước A (hoặc đã ly dị): sồ người thừa kế theo pháp luật 2 người.

    Kỹ phần mỗi người được hưởng : 90 triệu : 2 = 45 triệu.

    C được hưởng : 45 triệu + 10 triệu = 55 triệu.

    B được hưởng : 45 triệu

    (D người con của B được hưởng thừa kế thế vị : 45 triêu ).

     

    Ông A có 100 triệu.

    Hàng thừa kế thứ nhất có C và B

    Nhưng ông truất B

    Cho C 50 triệu.

    tài sản được chia như thế nào?

    1)B bị truất quyền thừa kế nhưng do B chết trước A nên di chúc truất quyền thừa của B không có giá trị.

    Di chúc cho C 50 triệu có hiệu lực.

    Di sản còn lại chia theo di chúc : 100 triệu - 50 triệu = 50 triệu.

    Người thừa kế theo pháp luật : 2 người. Gồm B (các con B thừa kê thế vị) và C

    Kỹ phần mỗi người được hưởng : 50 triệu : 2 = 22 triệu 5

    C được hưởng : 22 triệu 5 + 50 triệu (theo di chúc) = 72 triệu 5 

    B được hưởng 22 triệu 5

    n người con của B được hưởng thừa kế thế vị : 22 triêu 5  :  n .

    2) B không có con thế vị thì chỉ có C ở hàng thứ nhất nên C được hưởng hết di sản của A.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 18/06/2014 06:25:25 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #328743   18/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    duchoab2 viết:

    e cũng nghĩ như anh  Nhưng e không hiểu câu " cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống" là thế nào. Anh có thể giải thích giúp e được không ạ. hungmaiusa

    câu " cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống"

    Khi (ông hoặc bà) là người để lại di sản (1), (cha hoặc mẹ) được thừa kế theo pháp luật (2) chết trước thì phần di sản của người thừa kế (cha hoặc mẹ) được hưởng nếu còn sống, sẽ do các cháu (3) thừa kế thê vị .

    Chú ý :

    -Thừa kế theo pháp luật thì mới có thừa kế thế vị.

    -Con thừa kế thế vị cho cha hoặc mẹ hưởng của ông bà, chứ cha mẹ không được thừa kế thế vị cho con.

     

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 18/06/2014 06:39:42 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #329400   20/06/2014

    hipgov
    hipgov
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2013
    Tổng số bài viết (246)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 83
    Được cảm ơn 61 lần


     

    Có thể các bạn dựa vào khoản 2 điều 667 thì người đã bị truất quyền thừa kế có được coi là người thừa kế theo di chúc hay không? (theo minh nghĩ là không. vì người thừa kế là người có quyền được hưởng di chúc mà người bị truất quyền thừa kế thì không được hưởng quyền thừa kế)

    Còn theo điều 677 thì chỉ " được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống" vậy nếu cha mẹ còn sống thì cha, mẹ đã bị truất quyền nên không được hưởng di sản

     

     
    Báo quản trị |  
  • #329402   20/06/2014

    nguyenvancong90tq
    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


     

    hipgov viết:

     

     

    Có thể các bạn dựa vào khoản 2 điều 667 thì người đã bị truất quyền thừa kế có được coi là người thừa kế theo di chúc hay không? (theo minh nghĩ là không. vì người thừa kế là người có quyền được hưởng di chúc mà người bị truất quyền thừa kế thì không được hưởng quyền thừa kế)

    Còn theo điều 677 thì chỉ " được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống" vậy nếu cha mẹ còn sống thì cha, mẹ đã bị truất quyền nên không được hưởng di sản

     

     

     

    nếu 1 người chỉ bị truất quyền thừa kế thông thương vd: người để lại di chúc k thích người này nên khi viết di chúc truất quyền thừa kế của a ta thì khi chia thừa kế theo pháp luật thì người bị truất trong di chúc vẫn có quyền hưởng di sản

    người không được hưởng di sản chỉ thuộc 1 trong các trường hợp theo quy định tại

     Điều 643. Người không được quyền hưởng di sản

    1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

    a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

    b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

    c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

    d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

    2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

    Cập nhật bởi nguyenvancong90tq ngày 20/06/2014 11:16:03 CH

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenvancong90tq vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (21/06/2014) hipgov (27/06/2014)
  • #329424   21/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    hipgov viết:

     

     

    Có thể các bạn dựa vào khoản 2 điều 667 thì người đã bị truất quyền thừa kế có được coi là người thừa kế theo di chúc hay không? (theo minh nghĩ là không. vì người thừa kế là người có quyền được hưởng di chúc mà người bị truất quyền thừa kế thì không được hưởng quyền thừa kế)

    Còn theo điều 677 thì chỉ " được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống" vậy nếu cha mẹ còn sống thì cha, mẹ đã bị truất quyền nên không được hưởng di sản

     

     

     

    Chào bạn.

    Khi tôi làm và công chứng các trường hợp tương tự thì công chứng vẫn soạn "Di chúc truất quyền thừa kế", Chỉ có di chúc là văn bản duy nhất có hiệu lực khi người viết văn bản đó qua đời, trong khi còn sống thì lại không có hiệu lực.

    Di chúc "Truất quyền thừa kế" và di chúc chia cho một người được hưởng 0 đồng là giống nhau.

    "Còn theo điều 677 thì chỉ " được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống" vậy nếu cha mẹ còn sống thì cha, mẹ đã bị truất quyền nên không được hưởng di sản"

    Khi người bị di chúc truất quyền thừa kế chết trước người để lại di chúc thì phần di chúc liên quan đến người chết trước người để lại di chúc sẽ bị vô hiệu.

    Phần tài sản còn lại sau khi chia theo di chúc (nếu có) sẽ chia theo pháp luật và cháu sẽ  "được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống" được chia theo pháp luật. 

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 21/06/2014 08:44:08 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    nguyenvancong90tq (21/06/2014) hipgov (27/06/2014)