Bộ luật Lao động năm 2012, những điểm mới!!!

Chủ đề   RSS   
  • #248956 16/03/2013

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Bộ luật Lao động năm 2012, những điểm mới!!!

    Bộ luật lao động năm 2012 số 10/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2013 có rất nhiều điểm mới, khác so với Bộ luật cũ. Bản thân tôi đọc BLLĐ 2012 nhận thấy Bộ luật này "bình đẳng" hơn giữa người lao động và người sử dụng lao động.

    Dưới đây, bản thân tôi rút ra một số điểm mới đáng lưu ý sau khi đọc BLLĐ 2012 này:

    - Bỏ điều 19 của BLLĐ cũ: Cấm mọi hành vi dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm để thực hiện những hành vi trái pháp luật. Nhưng không có nghĩa là Doanh nghiệp được thực hiện những hành vi này, việc bỏ điều này chỉ để không bị chồng chéo với pháp luật Hình sự.

    - Bỏ quy định về lập quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc: Từ 01/01/2009, Doanh nghiệp và NLĐ tham gia BHTN nên quy định trợ cấp thôi việc là không cần thiết.

    - Bổ sung quy định "trực tiếp giao kết hợp đồng lao động": BLLĐ 2012 không cho phép thực hiện ủy quyền ký HĐLĐ với NLĐ, người sử dụng lao động phải trực tiếp giao kết. Quy định này chỉ áp dụng đối với bên sử dụng lao động (khoản 1 điều 18), đối với NLĐ được ủy quyền trong trường hợp công việc theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    - Bổ sung nghĩa vụ cung cấp thông tin: cả NLĐ và NSDLĐ có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho nhau; đây là điểm mới và cần thiết cho quá trình lựa chọn nghề, tuyển chọn lao động (điều 19);

    - Cấm NSDLĐ giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng chứng chỉ, thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền/hiện vật;

    - Quy định quan trọng đối với việc chuyển hóa Hợp đồng lao động từ mùa vụ sang HĐLĐ 24 tháng nếu HĐLĐ mùa vụ hết thời hạn mà hai bên không giao kết mới và NLĐ tiếp tục làm việc;

    - Bổ sung Hợp đồng lao động thêm 02 điều khoản: Quy định về chế độ nâng lương, chế độ đào tạo, bồi dưỡng. Đây là điểm mới rất đáng lưu ý vì sắp tới có thể mẫu HĐLĐ hiện nay sẽ bị thay đổi cho phù hợp với luật. Hàng loạt HĐLĐ đã ký trước đây sẽ phải thay đổi.

    - Nâng mức lương thử việc từ 70% lên 85%: NLĐ thử việc sẽ được hưởng mức lương không dưới 85% so với lương chính thức;

    - Bổ sung trường hợp tạm hoãn HĐLĐ là NLĐ đi cai nghiện, đưa vào trường giáo dưỡng, phụ nữ có thai theo chỉ định của thầy thuốc;

    - Bổ sung các trường hợp chấm dứt HĐLĐ, nâng các trường hợp chấm dứt HĐLĐ lên 10 trường hợp (Điều 36);

    - Bổ sung hình thức HĐLĐ không trọn thời gian, đây là điểm còn nhiều vướng mắc cần hướng dẫn;

    - Quy định người lao động giúp việc gia đình vẫn phải giao kết HĐLĐ theo quy định của pháp luật;

    - Quy định về cán bộ công đoàn được gia hạn HĐLĐ theo nhiệm kỳ mà không phụ thuộc vào thời hạn HĐLĐ đã giao kết;

    - Bổ sung thêm mức tiền bồi thường của NSDLĐ cho NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật và không nhận lại NLĐ làm việc;

    - Quy định rõ hơn về tiền lương, bao gồm lương công việc/chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

    - Doanh nghiệp không phải làm thủ tục đăng ký thang bảng lương như trước đây; theo quy định tại Điều 93 thì Doanh nghiệp chỉ cần xây dựng thang bảng lương theo nguyên tắc do Chính phủ quy định và gửi cơ quan quản lý lao động mà không phải đăng ký như trước. Điều này giảm đi rất nhiều thủ tục gây phiền hà cho doanh nghiệp.

    - Nâng thời gian và chế độ nghỉ thai sản lên 6 tháng;

    - Bỏ quy định về thời hạn thành lập công đoàn và thành lập BCHCĐCS;

    Còn nhiều điều khoản, chương khác mới toanh, nhưng tạm thời xin mạo muội đưa ra một số điểm đáng lưu ý như vậy.

    Có 11 Nghị định được dự thảo để hướng dẫn BLLĐ 2012; con số vẫn còn khá nhiều nhưng so với 33 Nghị định hướng dẫn BLLĐ cũ thì vẫn giảm tải nhiều hơn cho các Doanh nghiệp khi tiếp cận và áp dụng.

    Hy vọng BLLĐ 2012 sẽ giải quyết tốt hơn quan hệ lao động và thúc đẩy quan hệ này phát triển, kéo theo sự phát triển của nền kinh tế.

    0917 313 339

     
    29529 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #249331   18/03/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Bổ sung một số nội dung mới khác nữa

    - Bỏ các quy định liên quan đến sổ lao động. 

    - Bổ sung quy định đối với HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn, NSDLĐ phải thông báo bằng văn bản cho NLĐ biết thời điểm chấm dứt HĐ trước ít nhất 15 ngày (điều 47)

    - Bổ sung 6 điều mới quy định về cho thuê lại lao động

    - Bỏ quy định về lương tối thiểu chung

    - Quy định tiền lương ngày lễ ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương của ngày lễ đó (điều 97)

    - Thời gian làm việc ban đêm được quy định thống nhất trên phạm vi cả nước từ 22h - 6h (điều 105)

    - Bổ sung quy định "NSDLĐ phải ghi các đợt nghỉ ngắn, nghỉ hàng tuần không phải là ngày chủ nhật vào nội quy lao động" (điều 108, 110)

    - Thêm 1 ngày nghỉ Tết âm lịch (điều 115)

    - Bổ sung quy định người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động trong một số sự kiện đặc biệt (điều 116)

    - Tăng gấp đôi thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động (điều 124)

    - Bổ sung quy định người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nhận việc về làm thường xuyên tại nhà (điều 185)

     
    Báo quản trị |  
  • #275964   17/07/2013

    congtyphuongtrang
    congtyphuongtrang

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 21 lần


    Những điểm mới cần lưu ý của Luật Lao động năm 2012

    Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực từ 1/5/2013. Bộ luật lao động (sửa đổi) gồm 17 chương, 242 điều, tăng 19 điều so với Bộ luật Lao động hiện hành (223 điều). Sau đây là một số nội dung mới của Luật này.



     Chương I. Những quy định chung (gồm 8 điều, từ điều 1 đến điều 8)

    Chương này cơ bản vẫn giữ nguyên phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Tuy nhiên, Chương I bổ sung thêm Điều 3 giải thích từ ngữ, trong đó đưa ra khái niệm về quan hệ lao động “ là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động” (khoản 6 Điều 3) và Cưỡng bức lao động là “việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ” (khoản 10 Điều 3).

    Một điểm mới trong Chương I là việc ghi nhận quyền đóng cửa tạm thời doanh nghiệp, quyền gia nhập hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp của người sử dụng lao động; bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm cho phù hợp với các qui định của Công ước quốc tế về lao động mà Việt Nam đã phê chuẩn như cấm lao động cưỡng bức.

    Chương II. Việc làm (6 điều từ Điều 9 đến Điều 14)

    Quy định về việc làm, giải quyết việc làm, quyền làm việc của người lao động, quyền tuyển chọn lao động của người sử dụng lao động, chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển việc làm và tổ chức dịch vụ việc làm. Điểm mới của chương này là bổ sung thêm các quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc tham gia giải quyết việc làm

    Chương III có 5 mục 44 điều (từ điều 15 đến điều 58)

    Về mức thời gian của hợp đồng lao động xác định thời hạn Điểm b, khoản 1, Điều 22 quy định: “Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.”.

    Chương III đã quy định cụ thể những hành vi mà người sử dụng lao động không được làm khi gia kết, thực hiện hợp đồng lao động; các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động; cụ thể hoá cách tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; bỏ Quỹ dự phòng mất việc làm.
    Một điểm mới nữa trong Chương III là việc qui định tăng mức tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc “ít nhất phải bằng 85% ” so với 70% của qui định của Bộ luật Lao động hiện hành.

    Một điểm mới quan trọng của Chương III là bổ sung 1 mục mới (Mục V) về lao động cho thuê để điều chỉnh hoạt động này đã diễn ra thực tế.

    Chương V. Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thoả ước lao động tập thể

    Chương này có 5 mục, 27 điều, từ điều 63 đến điều 89.

    Chương này được sửa đổi theo hướng: quy định cụ thể hơn về tăng cường thực hiện quy chế dân chủ, tại nơi làm việc để bảo đảm quá trình thực hiện đối thoại, thương lượng, đồng thời cũng làm căn cứ để Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế dân chủ trong các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã; thúc đẩy và phát huy tối đa sự thoả thuận, thương lượng để xác lập điều kiện lao động mới .

    Điểm mới đáng quan tâm của Chương V là việc bổ sung một mục riêng về đối thoại tại nơi làm việc. Khoản 2 và khoản 3 Điều 63 quy định về mục đích và hình thức đối thoại tại nơi làm việc như sau:

    “2. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động và bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở sở.

    3. Người sử dụng lao động, người lao động có nghĩa vụ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong doanh nghiệp, tại nơi làm việc theo quy định của Chính phủ”.

    Chương V bổ sung một mục riêng về Thương lượng tập thể, trong đó quy định về mục đích, nguyên tắc, nội dung, quy trình thương lượng tập thể; không quy định cứng nhắc về nội dung của thỏa ước lao động tập thể.

    Đặc biệt, Chương V đã quy định 1 mục mới (Mục IV) về thỏa ước lao động tập thể ngành để thiết lập và thống nhất hóa những tiêu chuẩn lao động và trách nhiệm xã hội chủ yếu, cải thiện những điều kiện lao động có thể áp dụng chung trong ngành, đặc biệt là thương lượng và thỏa thuận về mức lương tối thiểu ngành mà Chính phủ không qui định. Nếu có thỏa ước ngành, các doanh nghiệp trong ngành sẽ phải áp dụng và chỉ khi có điều kiện thuận lợi hơn mới cần thương lượng và ký thỏa thuận doanh nghiệp.

    Chương VI. Tiền lương (14 điều, từ Điều 90 đến Điều 103)

    Những sửa đổi của chương này dựa trên các nguyên tắc như Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào mức tiền lương của người lao động, chỉ quy định mức tiền lương thấp nhất mà Người sử dụng lao động phải trả người lao động; bình đẳng về tiền lương giữa các loại hình doanh nghiệp…

    Chương VI quy định rõ các loại mức lương tối thiểu gồm: “Mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành” (Điều 91); quy định các yếu tố xác định mức lương tối thiểu: “nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động”(Điều 91).

    Đặc biệt, Chương VI bỏ quy định yêu cầu người sử dụng lao động phải đăng ký  thang, bảng lương, thay bằng sao gửi cho cơ quan, tổ chức có liên quan. Thang lương, bản lương, định mức lao động do các doanh nghiệp tự xây dựng và ban hành theo nguyên tắc qui định của Chính phủ.

    Một điểm mới trong Chương VI là việc quy định về Hội đồng tiền lương quốc gia: “Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương” (Khoản 1, Điều 92)

    Chương VI làm rõ mức lương làm thêm giờ vào ngày lễ là chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có lương đối với người lao động hưởng lương ngày; qui định tăng mức lương làm thêm giờ vào ban đêm: “ Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.” (Khoản 3 Điều 97).

    Chương VII. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

    Chương này có 4 mục 14 điều, từ Điều 104 đến Điều 117. Một số điểm mới của chương này là qui định thay đổi cách tính thời giờ làm thêm từ  theo năm sang theo tháng và quy định thời gian làm thêm:

    “Điều 106. Làm thêm giờ

    1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

    2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    a. Được sự đồng ý của người lao động;

    b. Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc chính thức trong 01 ngày, trong trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

    c. Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”

    Chương VII qui định tăng thời gian nghỉ tết cổ truyền từ 4 ngày lên 5 ngày; bổ sung quy định để người lao động được nghỉ trong một số trường hợp cụ thể như bố, mẹ hoặc anh, chị em ruột chết: “Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn (2 Điều 116).

    Chương VIII. Kỷ luật Lao động, trách nhiệm vật chất

    Những sửa đổi bổ sung của chương này tập trung vào các quy định nâng cao ý thức kỷ luật lao động của người lao động; bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; quy định rõ trình tự, thủ tục đăng ký nội qui lao động (Điều 120).

    Chương VIII bỏ hình thức kỷ luật: chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn như đánh bạc, cố ý gây thương tích, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…(Điều 126).

    Việc xử lý kỷ luật lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Nếu không được qui định chặt chẽ, việc người lao động lạm dụng công cụ xử lý kỷ luật lao động là rất dễ xảy ra. Vi vậy, Chương VIII bổ sung những quy định cấm về xử lý kỷ luật lao động; nguyên tắc xử lý bồi thường thiệt hại.

    Chương IX: An toàn lao động, Vệ sinh lao động

    Chương này gồm có 3 Mục, 19 Điều.

     Chương IX là chương quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, an toàn nghề nghiệp của người lao động nên những điểm mới của chương này tập trung vào: việc cải thiện điều kiện an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc; nâng cao ý thức tuân thủ an toàn lao động của người lao động và người sử dụng lao động; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động

    Chương X. Những quy định riêng đối với lao động nữ (8 điều, từ Điều 157 đến Điều 164)

    Điểm mới chủ yếu của Chương này là: đưa ra các quy định nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác; pháp điển hoá Nghị định 23-CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về những qui định riêng đối với lao động nữ.

    Điểm sửa đổi lớn nhất của chương này là nâng thời gian nghỉ thai sản lên 06 tháng. Theo đó “Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng” (Khoản 1, Điều 157).

    Chương XII. Bảo hiểm xã hội

    Chương này chỉ có 2 Điều so với 12 Điều của Luật hiện hành; quy định theo hướng dẫn chiếu Luật Bảo hiểm xã hội.

    Điều 187 Qui định về tuổi nghỉ hưu:

    “1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

    2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.

     3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.

    4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.”.

    Chương XIII. Công đoàn (6 Điều, từ điều 188 đến Điều 193)

    Chương XIII quy định vai trò của Công đoàn trong quan hệ lao động; quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

    Điểm mới đáng chú ý của Chương XIII là việc đưa ra cơ chế bảo vê cán bộ công đoàn thông qua các qui định về quyền của cán bộ công đoàn, việc chấm dứt hợp đồng lao động, các hành vi nghiêm cấm và trách nhiệm của người sử dụng lao động.

    Một điểm mới đáng chú ý của Chương VIII là việc qui định vai trò, trách nhiệm của Công đoàn cấp trên cơ có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở; việc thực hiện trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở.

    Chương XIII còn qui định Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở.

    Chương XIV. Giải quyết tranh chấp lao động (41 điều, từ Điều 194 đến Điều 234)

    Chương XIV có một số điểm sửa đổi, bổ sung cơ bản sau:

    Bỏ qui định về Hội đồng hoà giải cơ sở, thay bằng Hoà giải viên lao động cấp huyện giải quyết. Điều này xuất phát từ thực tế nhiều doanh nghiệp chưa thành lập được công đoàn thì sẽ không thành lập được Hội đồng hòa giải lao động cơ sở. Mặt khác, nơi có Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, thì phần lớn hoạt động không hiệu quả.

    Đối với các tranh chấp lao động tập thể về quyền (tranh chấp lao động trong những trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện những nghĩa vụ pháp luật qui định đối với tập thể lao động thì tập thể người lao động không được phép đình công, mà phải đâu tranh bằng phương pháp khiếu nại hoặc khiếu kiện theo qui định của pháp luật. Khi có tranh chấp tập thể về quyền, hai bê không tự giải quyết thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền (hòa giải viên cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Tòa án để giải quyết, yêu cầu người sử dụng lao động phải thực hiện đúng qui định của pháp luật lao động.

    Chương XIV cho phép người sử dụng lao động được tạm thời đóng cửa doanh nghiệp trong quá trình tập thể lao động tiến hành đình công để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tạm thời đóng cửa doanh nghiệp chỉ được phép thực hiện sau thời điểm cuộc đình công bắt đầu, người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động không tham gia đình công, không được đến làm việc và phải mở cửa doanh nghiệp trở lại ngay khi cuộc đình công kết thúc, tập thể lao động trở lại làm việc.

    Một điểm mới trong Chương XIV là việc sửa đổi quy trình đình công như thay đổi tỷ lệ người lao động đồng ý đình công…. theo hướng đơn giản hoá trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động; bỏ chủ thể “Đại diện tập thể lao động” ở nơi chưa có công đoàn được quyền lãnh đạo đình công.

     

    Còn những điểm nào nữa thì nhờ cả nhà bổ sung thêm nhe.

    Trân Trọng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn congtyphuongtrang vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (22/07/2013)
  • #356965   17/11/2014

    huyjqka3011
    huyjqka3011

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Các loại thuế phải nộp khi kinh doanh tiem thuốc tây

    Xin chao luật sư !

    Cho em hỏi la với mức doanh thu ấn định thuế khoán la 60 triệu thi hàng tháng e phải nộp thuế khoán bao nhiêu.công thức tính và em co phải đóng thuế thu nhập cá nhân không.nếu có thi bao nhiêu.Em xin cám ơn( tiệm em o quận gò vấp)

     
    Báo quản trị |  
  • #356969   17/11/2014

    Luật lao động, BHXH có những thay đổi gì trong năm 2014

    Hiện tại em cần cập nhật thông tin về những thay đổi của luật lao động và luật bảo hiểm trong năm 2014 rất mong anh chị giúp đỡ !

     
    Báo quản trị |