Dẫn nhập: Xin mượn Bộ luật Lao động 2012 để mở đầu câu chuyện lập pháp mấy mươi năm qua của nước nhà.
Rõ ràng Bộ luật Lao động 2012 chứa đựng các quy phạm pháp luật nên nó là văn bản Quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, về mặt lý luận và pháp lý thì cần phải xem xét lại.
Bởi lẽ, theo khoản 1 điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì Quốc hội được quyền ban hành văn bản QPPL dưới dạng Hiến pháp, Luật, Nghị quyết chứ không hề nhắc đến Bộ luật.
Ngoài ra toàn văn Luật ban hành văn bản QPPL 2008 cũng không đề cập đến khái niệm ‘‘Bộ luật “.
Vậy Bộ luật là loại văn bản gì, Hiến pháp hay Luật hay Nghị quyết? Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng khó đưa ra phương án trả lời.
Thứ nhất, Bộ Luật không thể là Hiến pháp bởi nó quy định những vấn đề không phủ rộng như Hiến pháp.
Thứ hai, cũng không thể là Nghị quyết vì nó quy định những vấn đề rộng, tầm quan trọng cao hơn Nghị quyết.
Thứ ba, có thể nó là Luật chăng? Nhưng nếu đã là Luật thì tại sao gọi nó là Bộ luật?
Thứ tư, nếu Bộ luật khác với Luật thì khác như thế nào? Trong khi không có văn bản pháp luật nào nhắc đến điều này. Song hành với các Luật như Thương mại, Thuế thu nhập cá nhân, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Đất đai,.... thì hệ thống pháp luật nước nhà còn có Bộ luật Hình sự, Dân sự, Tố tụng Hình sự, Tố tụng Dân sự,... Rõ ràng nó sẽ khác cái gì đó!
Từ những phân tích nêu trên thì không thể đánh đồng Bộ luật với Hiến pháp, Luật hay Nghị quyết của quốc hội. Vậy theo dòng tư duy logic thì Bộ luật không phải là văn bản QPPL.
Thế nên Bộ luật Lao động 2012 và các Bộ luật khác đều không phải là văn bản QUY PHẠM PHÁP LUẬT.