Bỏ đèn vàng? Có nên không?

Chủ đề   RSS   
  • #482564 17/01/2018

    tuantulaw
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2017
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 2847
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 34 lần


    Bỏ đèn vàng? Có nên không?

    Chào các vị tiền bối Dân Luật, hôm nay tại hạ viết lên đôi dòng quan điểm cá nhân về đèn tín hiệu và sự tồn tại của đèn vàng trong bộ đèn giao thông (đỏ - vàng - xanh), trong tác phẩm này, tại hạ không đề cập đến đèn vàng nhấp nháy cảnh báo nguy hiểm, đi chậm. Vì vậy, mọi cáo trạng liên quan đến “hắn” thì chúng ta không luận ở đây. Sau đây chúng ta cùng đào bới về lịch sử của chiếc đèn vàng đang yên vị giữa đèn đỏ và đèn xanh!

    Được hạ sinh với mục đích phục vụ cho tàu hoả, nhưng giờ đây, đèn tín hiệu giao thông được phục vụ chủ yếu là giao thông đường bộ, và dĩ nhiên, sự tồn tại của nó trong thời đại bây giờ là không thể thiếu. Nhưng với sự ra đời trước kia, đèn tín hiệu giao thông chỉ gồm 2 màu là xanh và đỏ, chiếc đèn vàng lúc đó được thay thế bằng tiếng bấm còi của các đồng chí cảnh sát. Cho đến 1920, thì đèn tín hiệu mới có đủ 3 màu xanh, đỏ, vàng.

    Với chủ đích báo hiệu cho những tiền bối khi tham gia giao thông nhận biết được sự chuyển đổi giữa đèn xanh và đèn đỏ, chiếc đèn vàng ngày càng phát huy tác dụng của mình. Những tiền bối nào “cưỡi ngựa” từ xa mà đã thấy đèn vàng thì liền giữ cương để tránh  ngựa sắt nhú đầu qua vạch trắng, thậm chí lao đầu qua giao lộ và tông thẳng vào các chú ngựa làng bên chạy vuông góc.

    Nhưng giờ đây, trên các cây đèn tín hiệu giao thông, các đồng hồ đếm ngược đã được gắn vào, đồng nghĩa với việc, chỉ cần nhìn những con số chạy, các vị huynh đài có thể biết được còn bao lâu nữa thì đèn đỏ xuất hiện, bao lâu nữa thì đèn xanh thế chân. Vậy thì đèn vàng còn làm gì tại vị trí đó? Hơn nữa, gần đây, việc bị “thổi còi” về vấn đề phóng ngựa qua đèn vàng là khá phổ biến, chỉ cần thấy đèn xanhcòn 2-3s là các vị anh hùng liền kéo cương mà thúc ngựa phi qua giao lộ mặc kệ phố xá đang đông vui, bỏi vì họ “đinh ninh” rằng, còn đèn vàng. Chưa kể, nếu đèn vàng còn tồn tại, thì luật pháp chúng ta phải quy định thêm về vượt đèn vàng như thế nào thì bị hay không bị phạt. Trong khi đó, nếu trên cây đèn chỉ còn lại 2 màu xanh và đỏ, sẽ chẳng còn ai “đinh ninh” nữa, cứ chiếu theo màu mà xử phạt, há chẳng phải là dễ dàng hơn sao.

    Trên đây là quan điểm của tại hạ về vấn đề bỏ đèn vàng. không biết ý kiến các tiền bối Dân Luật về vấn đề này như thế nào. Hãy để lại vài dòng bút tích để tại hạ được mở rộng tầm mắt. Đa tạ

     
    16136 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang «<345
Thảo luận
  • #556753   31/08/2020

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Đèn vàng đã xuất hiện như tất yếu trong cuộc sống, đèn xanh, đèn đỏ sẽ khó phân định khi không có đèn vàng. Tưởng đèn vàng không quan trọng nhưng nó lại quan trọng không tưởng khi giúp người tham gia giao thông biết chuẩn bị phải dừng lại đúng lúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #557593   10/09/2020

    Theo quan điểm của mình thì việc bỏ đèn vàng cũng sẽ không ảnh hưởng gì lắm nhưng nên trang bị cho các đèn giao thông có số đếm ngược. Như vậy sẽ dễ để cho người tham gia giao thông có thể nhận xét tình hình xung quanh và đưa ra quyết định hơn là việc nhảy sang đèn vàng chỉ trong chốc lát rồi qua đỏ thì cũng hơi nguy hiểm.

     
    Báo quản trị |  
  • #567182   29/01/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Đèn vàng có 2 thực trạng thường xảy ra đó là, một người tham gia giao thông ở gần sẽ cố gắng chạy thật nhanh để qua kịp, không phải đợi đèn đỏ; hai là người ở xa biết được mà chạy chậm lại. Ở một khía cạnh nào đó, đèn vàng vẫn còn có lợi, cho nên cũng nên giữ lại đèn vàng.

     
    Báo quản trị |