Bỏ chế định bào chữa viên nhân dân trong Tố tụng hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #150396 25/11/2011

    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Bỏ chế định bào chữa viên nhân dân trong Tố tụng hình sự

    Công ty luật Hồng Nguyên: Thay đổi tư duy, quan điểm của một bộ phận cán bộ trong các cơ quan nhà nước để nâng luật sư lên đúng vị thế.

    Đó là đề xuất được đa số đại biểu tán đồng trong buổi tọa đàm góp ý do Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức ngày 21-11 vừa qua tại TP.HCM.

    Theo luật sư Đỗ Ngọc Thịnh (Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam), chế định bào chữa viên nhân dân ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù trong hoàn cảnh đất nước ta còn chiến tranh. Hiện nay chế định này đã không còn phù hợp. Cạnh đó, BLTTHS quy định về chế định bào chữa viên nhân dân nhưng lại không hướng dẫn cụ thể để thi hành, không có sự đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa… nên đó chỉ là quy định trên giấy, cần phải bãi bỏ.

    Một vấn đề khác cũng được các đại biểu quan tâm đóng góp ý kiến là các quy định về thời gian đào tạo nghề luật sư, thời gian tập sự hành nghề luật sư và quy định về người được miễn, giảm đào tạo nghề luật sư và thời gian tập sự nghề luật sư.

    Theo luật sư Nguyễn Toàn Thiện (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận): Hiện nay có không ít những người làm công tác ở các cơ quan bảo vệ đến tuổi về hưu chuyển thẳng qua làm luật sư mà không phải qua khóa đào tạo nghề luật sư và tập sự luật sư. Trong khi đó, bản thân những người này đã mấy chục năm làm công tác bảo vệ pháp luật, công việc đó đã ngấm vào máu thịt họ nên chưa thể thay đổi ngay được. Như vậy, chắc chắn họ sẽ không thể cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất cho thân chủ.

    Về những nội dung mà Luật Luật sư chưa quy định, luật sư Đoàn Công Thiện (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Kiên Giang) góp ý: Thực tế hiện nay có những người được Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề luật sư nhưng không tham gia một đoàn luật sư cụ thể nào. Vậy khi có chuyện gì phát sinh, tổ chức nào sẽ đứng ra chịu trách nhiệm quản lý những luật sư này? Vì thế, Luật Luật sư cần bổ sung thêm quy định về việc bắt buộc luật sư phải tham gia một đoàn luật sư cụ thể để có thể làm tốt công tác quản lý luật sư.

    GS-TS Trần Ngọc Đường (cố vấn cao cấp của Liên đoàn Luật sư Việt Nam) chia sẻ: Vai trò quan trọng của luật sư đối với xã hội, đối với người dân đã được thừa nhận và đang từng bước được nâng cao. Khi có luật sư tham gia vào vụ việc, chẳng những quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được đảm bảo tốt hơn mà chính các cán bộ nhà nước liên quan trong việc giải quyết vụ án cũng được hưởng lợi nhiều mặt.

    Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số cán bộ trong các cơ quan tố tụng vẫn chưa đánh giá đúng về vai trò và vị thế của luật sư, nhiều nơi vẫn coi luật sư là sự cản trở cho công việc của mình. Do vậy, muốn nâng luật sư lên đúng vị thế thì trong một chừng mực nào đó, phải thay đổi lại tư duy, quan điểm của một bộ phận cán bộ trong các cơ quan nhà nước.
    (sưu tầm)

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    4823 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #150453   26/11/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Giờ đang có ý kiến rằng nên mở rộng diện bào chữa viên nhân dân. Giờ lại có ý kiến kêu bỏ là sao ta?
    Việc quy định bào chữa viên nhân dân và mở rộng diện bào chữa viên nhân dân trong tố tụng HS là hợp lý. Bởi lẽ, không phải ai cũng đủ tiền để thuê luật sư, hơn thế nữa, có những người thực sự là có kiến thức pháp luật, họ có đủ điều kiện để có thể bảo vệ người dân trước tòa, việc những người này giúp người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là hoàn toàn có thể.
    Chỉ có điều, hiện giờ phạm vi đối tượng là bào chữa viên nhân dân trong tố tụng hình sự lại quá hẹp, chỉ bó hẹp diện trong một cơ quan, đoàn thể nào đó mà bị can, bị cáo đãng là thành viên.

    Việc bỏ chế định bào chữa viên nhân dân cũng không thể làm nâng cao hơn vị thế của luật sư trong cơ quan tố tụng. Mà muốn thay đổi vị thế của luật sư thì pháp luật phải thay đổi để có cơ chế đảm bảo việc luật sư có thể thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của mình. Và tự bản thân các luật sư cũng phải tự khẳng định bản thân mình.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |