Bỏ biên chế giáo viên : Có thể nhưng không dễ thực hiện

Chủ đề   RSS   
  • #455880 03/06/2017

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Bỏ biên chế giáo viên : Có thể nhưng không dễ thực hiện

    Việc áp dụng chủ trương bỏ biên chế để thay bằng hợp đồng lao động sẽ gây ra cú sốc lớn về tinh thần cho nhiều giáo viên.

    Bỏ biên chế để thay bằng hợp đồng lao động – đây là chủ đề đang được hơn 1 triệu giáo viên đặc biệt quan tâm. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu việc thí điểm này được chấp thuận thì nên được áp dụng với những trường hợp nào, khu vực giáo dục nào là phù hợp? Chế độ đãi ngộ giáo viên dạng ký hợp đồng có gì khác biệt so với cơ chế trả lương hiện nay không?

    Có thể nói, việc xoá bỏ biên chế sẽ tạo cơ hộ cạnh tranh bình đẳng cho các giáo viên trong diện hợp đồng và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho nhiều sinh viên mới ra trường. Đó là sực cạnh tranh lành mạnh. Phương án này cũng sẽ triệt tiêu thói quen không tốt của nhiều giáo viên khi cho rằng mình đã vào biên chế là an toàn, không lo quy luật đào thải. Thế nhưng, với giáo viên miền núi, nỗi lo bỏ biên chế sẽ còn áp lực hơn bởi có người đã phải đánh đổi rất nhiều khi quyết định gắn bó với vùng sâu, vùng xa.

    Hiện tại, khi nhìn vào thang bản lương nhận thấy, mức lương công chức hiện rất thấp. Nhưng muốn có thu nhập cao thì không thể bám mãi vào biên chế. Ngân sách có hạn mà lương theo quy định thì chỉ có vậy. Muốn lương cao, phải nâng cao năng lực, chấp nhận cạnh tranh, phải sang khu vực cạnh tranh, khu vực quốc tế.

    Như vậy, phải thoát khỏi ràng buộc về biên chế. Do đó, bỏ biên chế chính là tạo điều kiện cho các giáo viên giỏi có mức thu nhập cao hơn.

    Tuy nhiên, cái khó là thực hiện vào lúc này, vấn đề chính là ở vấn đề tuyển chọn ?, ai tuyển chọn ? và tuyển chọn như nào?. Đương nhiên ai cũng thấy rằng tuyển chọn đầu tiên phải có hiệu quả kinh tế, tức là khi chọn thì phải chọn thầy giỏi hơn, nhưng đấy chỉ là lý thuyết, đằng sau nó còn có rất nhiều vấn đề khác mà chúng ta không giám sát được. Cho nên người lao động họ lo lắng bởi vì vấn đề sử dụng lao động đi kèm theo rất nhiều yếu tố chứ không chỉ liên quan đến vấn đề nghề nghiệp, mưu sinh mà đằng sau nó có rất nhiều những vấn đề khác. Hơn nữa đội ngũ Giáo viên là một đội ngũ rất đông đảo mà đang ở một vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội đối với việc đào tạo thế hệ tương lai

    Vì vậy nếu có chăng thay đổi thì ta phải có những quy định cụ thể,chặt chẽ, chi tiết... hay làm như thế nào đó chứ không có sự chuyển đổi một cách ồ ạt được.

    Cập nhật bởi DT_DA ngày 04/06/2017 01:23:44 SA
     
    8272 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #455903   03/06/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Cũng như bạn. Vấn đề biên chế mình cũng có rất nhiều bức xúc. Có trường hợp bạn mình học sư phạm mần non, ra trường, gia đình muốn xin vào biên chế làm để "ổn định lâu dài". Cả nhà phải đi vay mượn 200 triệu để "chạy" vào biên chế nhà nước. Lương nghe nói có 2 triệu/ tháng, đủ trả tiền lãi vay. Những chuyện chạy ngầm vào vào biên chế ai ai cũng biết, nhưng khi đưa ra pháp luật thì đó là chuyện không thể giải quyết dứt điểm giống như tham nhũng. Vẫn có người muốn vào để nắm chắc công việc, không lo đào thải. Phấn đấu trong công việc càng không, vì việc nhà nước có thế, cứ vậy mà làm. Trong khi nếu làm doanh nghiệp, tư nhân, nếu làm không tốt sẽ bị loại bỏ sớm muộn. Theo mình, nếu bỏ được biên chế thì càng tốt. Nếu không thì cần bỏ biên chế nhiều nhất có thể, chỉ giữ lại những vị trí chủ chốt. Có như vậy người lao động trong nhà nước mới tăng sức cạnh tranh, từ đó phát triển đất nước.

    (Việc này tương tự như dịch vụ công và dịch vụ tư. Tâm lý người dân ai cũng biết làm trong cơ quan "công" cái gì cũng lâu, chưa kể làm hồ sơ sổ sách giấy tờ còn phải chạy đi chạy về vài tháng nửa năm... Ra tư thì chi phí đắt hơn nhưng dịch vụ hoàn hảo).

    Vì vậy, việc bỏ biên chế là không thể thì cần có biện pháp chọn lọc tiêu chuẩn, chất lượng khắt khe, tinh giản tối đa, loại bỏ "chạy biên chế" thì có thể sẽ cải thiện tình hình.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    nguyenthitragiang2009@gmail.com (04/06/2017)
  • #455919   04/06/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Bỏ biên chế giáo viên : Không dễ nhưng hãy cứ thực hiện

    Đúng là để bỏ biên chế thì không dễ nhưng mà cũng mừng vì cuối cùng 2 chữ "biên chế" cũng có ngày không là sức hút để người ta phải lao vào bất chấp khả năng, trình độ từ cử nhân cho đến thạc sĩ....Câu chuyện này có lẽ nên được bàn đến từ lâu rồi mới phải.

    Cứ giữ khư khư chế độ biên chế ổn định bền vững mãi rồi thì đừng nói chỉ có giáo viên mà với các cơ quan nhà nước khác, nhân viên vào được biên chế "ấm chỗ" rồi không lo mất việc nữa, giậm chân tại chỗ mất hết cả chí học tập, mở rộng hiểu biết, nâng cao kiến thức, trình độ phục vụ cho công việc. Hỏi sao chất lượng giảng dạy không những không được nâng lên mà còn thụt lùi đi xuống, môi trường giáo dục lâu dần trở nên ù lì, chậm chạp, thầy cô không tìm tòi cho bài giảng hay hơn thì học sinh làm sao muốn khám phá, học hỏi. Thử hỏi cả hệ thống giáo dục vốn dĩ đã rất nhiều bất cập như hiện tại rồi sẽ đi về đâu?

    Tuy nhiên, theo mình, việc bỏ biên chế không hẳn là việc làm được ngày một ngày đôi. Không nhất thiết phải cứng nhắc theo kiểu kể từ thời điểm nào đó bắt đầu áp dụng hình thức bỏ biên chế thì tất cả những giáo viên trước đó đã được biên chế đều phải nghỉ việc. Như thế thì hoạt động dạy học sẽ bị xáo trộn rất lớn bởi số lượng giáo viên trong chế độ này không hề nhỏ. Thiết nghĩ nên thực hiện một cách có chọn lọc, giữ lại những nhân tố thật sự có năng lực,có tâm với nghề giáo để họ tiếp tục công việc. Số còn lại áp dụng hình thức tuyển chọn mới như sinh viên mới ra trường, cạnh tranh một cách công bằng, ai có năng lực thì được tuyển vào không kể trước đó đã được biên chế bao nhiêu năm. Có vậy mới đảm bảo được tính công bằng, sinh viên tốt nghiệp không còn phải lo nỗi lo làm sao có mấy trăm triệu để vào được biên chế, học sinh không còn phải đối mặt với tình trạng giáo viên dạy cho qua chuyện, dạy không có tâm với nghề, hệ thống giáo dục sẽ từ từ được cải thiện từ khâu đầu tiên.

    Biên chế đã là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển hệ thống giáo dục của chúng ta đã quá lâu rồi. Đã đến lúc cho nó đi vào dĩ vãng để thay bộ mặt mới cho sự nghiệp trồng người bởi thế hệ giáo viên giảng dạy bằng cả năng lực và nhiệt huyết với con chữ, với nghề giáo rồi các bạn ạ!

    Cập nhật bởi Sensen93 ngày 04/06/2017 08:39:17 SA đổi tiêu đề

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    nguyenthitragiang2009@gmail.com (04/06/2017) Trantranglong (05/06/2017) DT_DA (04/06/2017)
  • #455920   04/06/2017

    Sensen93 viết:

    Đúng là để bỏ biên chế thì không dễ nhưng mà cũng mừng vì cuối cùng 2 chữ "biên chế" cũng có ngày không là sức hút để người ta phải lao vào bất chấp khả năng, trình độ từ cử nhân cho đến thạc sĩ....Câu chuyện này có lẽ nên được bàn đến từ lâu rồi mới phải.

    Cứ giữ khư khư chế độ biên chế ổn định bền vững mãi rồi thì đừng nói chỉ có giáo viên mà với các cơ quan nhà nước khác, nhân viên vào được biên chế "ấm chỗ" rồi không lo mất việc nữa, giậm chân tại chỗ mất hết cả chí học tập, mở rộng hiểu biết, nâng cao kiến thức, trình độ phục vụ cho công việc. Hỏi sao chất lượng giảng dạy không những không được nâng lên mà còn thụt lùi đi xuống, môi trường giáo dục lâu dần trở nên ù lì, chậm chạp, thầy cô không tìm tòi cho bài giảng hay hơn thì học sinh làm sao muốn khám phá, học hỏi. Thử hỏi cả hệ thống giáo dục vốn dĩ đã rất nhiều bất cập như hiện tại rồi sẽ đi về đâu?

    Tuy nhiên, theo mình, việc bỏ biên chế không hẳn là việc làm được ngày một ngày đôi. Không nhất thiết phải cứng nhắc theo kiểu kể từ thời điểm nào đó bắt đầu áp dụng hình thức bỏ biên chế thì tất cả những giáo viên trước đó đã được biên chế đều phải nghỉ việc. Như thế thì hoạt động dạy học sẽ bị xáo trộn rất lớn bởi số lượng giáo viên trong chế độ này không hề nhỏ. Thiết nghĩ nên thực hiện một cách có chọn lọc, giữ lại những nhân tố thật sự có năng lực,có tâm với nghề giáo để họ tiếp tục công việc. Số còn lại áp dụng hình thức tuyển chọn mới như sinh viên mới ra trường, cạnh tranh một cách công bằng, ai có năng lực thì được tuyển vào không kể trước đó đã được biên chế bao nhiêu năm. Có vậy mới đảm bảo được tính công bằng, sinh viên tốt nghiệp không còn phải lo nỗi lo làm sao có mấy trăm triệu để vào được biên chế, học sinh không còn phải đối mặt với tình trạng giáo viên dạy cho qua chuyện, dạy không có tâm với nghề, hệ thống giáo dục sẽ từ từ được cải thiện từ khâu đầu tiên.

    Biên chế đã là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển hệ thống giáo dục của chúng ta đã quá lâu rồi. Đã đến lúc cho nó đi vào dĩ vãng để thay bộ mặt mới cho sự nghiệp trồng người bởi thế hệ giáo viên giảng dạy bằng cả năng lực và nhiệt huyết với con chữ, với nghề giáo rồi các bạn ạ!

    Mình đồng ý là việc hệ thống giáo dục của chúng ta đi xuống một phần là do áp dụng hình thức biên chế. Tuy nhiên, theo như bạn nói, nếu áp dụng biên chế, một bộ phần lớn giáo viên sẽ đang từ có việc chuyển sang mất việc. Thế là xã hội lại phải đón thêm một bộ phận người thất nghiệp, rồi thì tỷ lệ thất nghiệp lại gia tăng, lại ảnh hưởng đến thị trường lao động thì sao? Nói chung, ở giai đoạn hiện nay, vẫn chưa thể áp dụng việc bỏ biên chế được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenthitragiang2009@gmail.com vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (04/06/2017)
  • #456003   04/06/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


     

    nguyenthitragiang2009@gmail.com viết:

     

     

    Sensen93 viết:

     

    Đúng là để bỏ biên chế thì không dễ nhưng mà cũng mừng vì cuối cùng 2 chữ "biên chế" cũng có ngày không là sức hút để người ta phải lao vào bất chấp khả năng, trình độ từ cử nhân cho đến thạc sĩ....Câu chuyện này có lẽ nên được bàn đến từ lâu rồi mới phải.

    Cứ giữ khư khư chế độ biên chế ổn định bền vững mãi rồi thì đừng nói chỉ có giáo viên mà với các cơ quan nhà nước khác, nhân viên vào được biên chế "ấm chỗ" rồi không lo mất việc nữa, giậm chân tại chỗ mất hết cả chí học tập, mở rộng hiểu biết, nâng cao kiến thức, trình độ phục vụ cho công việc. Hỏi sao chất lượng giảng dạy không những không được nâng lên mà còn thụt lùi đi xuống, môi trường giáo dục lâu dần trở nên ù lì, chậm chạp, thầy cô không tìm tòi cho bài giảng hay hơn thì học sinh làm sao muốn khám phá, học hỏi. Thử hỏi cả hệ thống giáo dục vốn dĩ đã rất nhiều bất cập như hiện tại rồi sẽ đi về đâu?

    Tuy nhiên, theo mình, việc bỏ biên chế không hẳn là việc làm được ngày một ngày đôi. Không nhất thiết phải cứng nhắc theo kiểu kể từ thời điểm nào đó bắt đầu áp dụng hình thức bỏ biên chế thì tất cả những giáo viên trước đó đã được biên chế đều phải nghỉ việc. Như thế thì hoạt động dạy học sẽ bị xáo trộn rất lớn bởi số lượng giáo viên trong chế độ này không hề nhỏ. Thiết nghĩ nên thực hiện một cách có chọn lọc, giữ lại những nhân tố thật sự có năng lực,có tâm với nghề giáo để họ tiếp tục công việc. Số còn lại áp dụng hình thức tuyển chọn mới như sinh viên mới ra trường, cạnh tranh một cách công bằng, ai có năng lực thì được tuyển vào không kể trước đó đã được biên chế bao nhiêu năm. Có vậy mới đảm bảo được tính công bằng, sinh viên tốt nghiệp không còn phải lo nỗi lo làm sao có mấy trăm triệu để vào được biên chế, học sinh không còn phải đối mặt với tình trạng giáo viên dạy cho qua chuyện, dạy không có tâm với nghề, hệ thống giáo dục sẽ từ từ được cải thiện từ khâu đầu tiên.

    Biên chế đã là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển hệ thống giáo dục của chúng ta đã quá lâu rồi. Đã đến lúc cho nó đi vào dĩ vãng để thay bộ mặt mới cho sự nghiệp trồng người bởi thế hệ giáo viên giảng dạy bằng cả năng lực và nhiệt huyết với con chữ, với nghề giáo rồi các bạn ạ!

     

     

    Mình đồng ý là việc hệ thống giáo dục của chúng ta đi xuống một phần là do áp dụng hình thức biên chế. Tuy nhiên, theo như bạn nói, nếu không áp dụng biên chế, một bộ phần lớn giáo viên sẽ đang từ có việc chuyển sang mất việc. Thế là xã hội lại phải đón thêm một bộ phận người thất nghiệp, rồi thì tỷ lệ thất nghiệp lại gia tăng, lại ảnh hưởng đến thị trường lao động thì sao? Nói chung, ở giai đoạn hiện nay, vẫn chưa thể áp dụng việc bỏ biên chế được.

     

     

    Bởi vì số lượng giáo viên đang trong chế độ biên chế là rất lớn nên mình mới đề xuất nên tiến hành từ từ, không cứng nhắc theo kiểu bỏ biên chế là giáo viên mất việc. Còn chuyện xã hội phải đón thêm một bộ phận người thất nghiệp thì mình nghĩ chẳng phải vấn đề do bỏ biên chế mà ra. Suy cho cùng nếu cứ áp dụng hình thức cũ thì một bộ phận lớn sinh viên ra trường không có việc làm cũng nằm trong con số thất nghiệp đúng không? Bàn đến giải quyết nạn thất nghiệp, vấn đề việc làm lại ở một phạm vi rộng hơn rồi. Cứ chờ mãi thì chẳng biết đến bao giờ mới là thời điểm thích hợp để bỏ biên chế.

    Cập nhật bởi Sensen93 ngày 04/06/2017 09:33:00 CH

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (04/06/2017)
  • #455934   04/06/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Cái nào cũng có cái lợi và cái hại cả. Không thể phủ nhận biên chế sẽ khiến giáo viên gắn bó và tâm huyết hơn giáo viên hợp đồng do họ hướng đến sự ổn định, không có chuyện nhảy qua nhảy lại như nhảy việc. Còn hại thì như các bạn ở trên đã phân tích, nhưng theo mình thấy không phải do cơ chế biên chế có vấn đề mà do những người điều hành nó làm phát sinh tiêu cực đó chứ.

    Còn về chuyện các bạn giáo viên trẻ mới ra trường, các bạn ấy không tìm được việc làm, một phần cũng vì muốn vào những ngôi trường có tiếng, điều kiện tốt thì mới phải chạy, phải trầy trật thôi, chứ về những vùng sâu vùng xa một chút thì giáo viên vẫn còn thiếu nhiều, không lo thất nghiệp. Vì vậy nói do biên chế nên chúng tôi thất nghiệp là không hoàn toàn đúng, vẫn có việc mà các bạn không chịu làm đó thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #455959   04/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Thực mà nói nghề nghiệp nào nó cũng trân và quý hết không chỉ riêng nghề giáo.

    Như tôi và các bạn đang chọn nghề Luật cho công cuộc mưu sinh đây cũng vậy, đối với bản thân thì đó là cơm ăn là áo mặc và cả ước mơ nữa, nhừng đối với xã hội chúng ta cũng đang có một vai trò nhất định nếu làm tốt cv của bản thân hiện tại

    Tuy nhiên, Nghề nào cũng vậy,tôi các bạn hay cả các giáo viên cũng vậy, muốn có chỗ đứng trong nghề nghiệp thì cần phải không ngừng tận tâm, học hỏi, trau dồi nghề nghiệp của bản thân.

    Đối với nghề giáo hiện tại, đâu cứ vào biên chế là ổn định cả một khoảng thời gian dài về sau, nếu không làm tốt các giáo viên vẫn bị điều chuyển đó thôi.

    Mình nghĩ nên có đối với nghề giáo nên có các cuộc thi kiểm tra định kỳ hằng năm để đảm bảo chất lượng các giáo viện, nếu các giáo viên không thể hiện tốt vẫn bị đào thải bình thường

     

     

    Cập nhật bởi Trantranglong ngày 04/06/2017 02:47:25 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #455960   04/06/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Trước hết là cảm ơn bài viết của bạn. Chế độ biên chế đã có từ quá lâu, khiến nhiều người luôn có tư tưởng rằng muốn vào biên chế để ổn định. Công nhận rằng, chế độ biên chế ổn định thật tuy nhiên sự ổn định đó đã kìm hãm sự phát triển của chính cá nhân. Nhiều người có suy nghĩ rằng mình đã vào biên chế, nên không cần phái cố gắng gì vì sẽ không bị đuổi việc nên dẫn đến sự ì ạch, ỉ lại, dĩ nhiên ở đây chỉ nói là một bộ phận. Thế nên, mình thấy nếu không bỏ thì cũng nên có phương án cái thiện tình hình này

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytrang95 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (05/06/2017)
  • #456031   04/06/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Có thể nói, việc xoá bỏ biên chế sẽ tạo cơ hộ cạnh tranh bình đẳng cho các giáo viên trong diện hợp đồng và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho nhiều sinh viên mới ra trường. Mình đồng ý xóa bỏ tư tưởng lạc hậu vào nhà nước cho ổn định, năng lực ổn định thì công việc mới ổn định

     

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anthuylaw vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (05/06/2017)
  • #456088   05/06/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    DT_DA viết:

    Việc áp dụng chủ trương bỏ biên chế để thay bằng hợp đồng lao động sẽ gây ra cú sốc lớn về tinh thần cho nhiều giáo viên.

    Bỏ biên chế để thay bằng hợp đồng lao động – đây là chủ đề đang được hơn 1 triệu giáo viên đặc biệt quan tâm. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu việc thí điểm này được chấp thuận thì nên được áp dụng với những trường hợp nào, khu vực giáo dục nào là phù hợp? Chế độ đãi ngộ giáo viên dạng ký hợp đồng có gì khác biệt so với cơ chế trả lương hiện nay không?

    Có thể nói, việc xoá bỏ biên chế sẽ tạo cơ hộ cạnh tranh bình đẳng cho các giáo viên trong diện hợp đồng và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho nhiều sinh viên mới ra trường. Đó là sực cạnh tranh lành mạnh. Phương án này cũng sẽ triệt tiêu thói quen không tốt của nhiều giáo viên khi cho rằng mình đã vào biên chế là an toàn, không lo quy luật đào thải. Thế nhưng, với giáo viên miền núi, nỗi lo bỏ biên chế sẽ còn áp lực hơn bởi có người đã phải đánh đổi rất nhiều khi quyết định gắn bó với vùng sâu, vùng xa.

    Hiện tại, khi nhìn vào thang bản lương nhận thấy, mức lương công chức hiện rất thấp. Nhưng muốn có thu nhập cao thì không thể bám mãi vào biên chế. Ngân sách có hạn mà lương theo quy định thì chỉ có vậy. Muốn lương cao, phải nâng cao năng lực, chấp nhận cạnh tranh, phải sang khu vực cạnh tranh, khu vực quốc tế.

    Như vậy, phải thoát khỏi ràng buộc về biên chế. Do đó, bỏ biên chế chính là tạo điều kiện cho các giáo viên giỏi có mức thu nhập cao hơn.

    Tuy nhiên, cái khó là thực hiện vào lúc này, vấn đề chính là ở vấn đề tuyển chọn ?, ai tuyển chọn ? và tuyển chọn như nào?. Đương nhiên ai cũng thấy rằng tuyển chọn đầu tiên phải có hiệu quả kinh tế, tức là khi chọn thì phải chọn thầy giỏi hơn, nhưng đấy chỉ là lý thuyết, đằng sau nó còn có rất nhiều vấn đề khác mà chúng ta không giám sát được. Cho nên người lao động họ lo lắng bởi vì vấn đề sử dụng lao động đi kèm theo rất nhiều yếu tố chứ không chỉ liên quan đến vấn đề nghề nghiệp, mưu sinh mà đằng sau nó có rất nhiều những vấn đề khác. Hơn nữa đội ngũ Giáo viên là một đội ngũ rất đông đảo mà đang ở một vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội đối với việc đào tạo thế hệ tương lai

    Vì vậy nếu có chăng thay đổi thì ta phải có những quy định cụ thể,chặt chẽ, chi tiết... hay làm như thế nào đó chứ không có sự chuyển đổi một cách ồ ạt được.

    Cho mình hỏi ngu xíu, bạn có thể giúp mình cùng mọi người khác, so sánh những ưu nhược điểm giữa giáo viên làm việc theo biên chế và giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động được không? 

     
    Báo quản trị |  
  • #456220   05/06/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Có nên đối xử với nhà giáo như nhân viên công ty?

    Thực tế hiện nay, ở các trường tư, giáo viên đã làm việc theo hợp đồng, không khác các doanh nghiệp. Ở các trường công lập, chỉ còn hiệu trưởng là công chức. 

    Ở bậc Đại học, Trưởng phó khoa và trưởng đơn vị có thể là công chức. Còn lại giảng viên, nhân viên tất cả đều là viên chức và làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn hoặc không thời hạn.

    Khái niệm “biên chế” như ta thường hiểu xưa nay, là một chỗ làm suốt đời và không thể mất việc trừ khi vi phạm nghiêm trọng. 

    Nhưng từ khi có Luật Viên chức, biên chế đã không còn áp dụng cho giáo viên mà chỉ còn áp dụng cho công chức. Thay đổi sắp tới nếu có, là chuyển giáo viên ở các trường công từ viên chức sang hợp đồng, xét về quyền lợi của người lao động không phải là thay đổi quá lớn.

    Tuy nhiên, vấn đề không phải chỉ có vậy.

    Những điểm hữu ích của việc chuyển giáo viên sang hợp đồng lao động đã được nhiều người đề cập: tạo ra một thị trường lao động cạnh tranh giữa khu vực trường công và trường tư, tạo ra cơ chế trả lương linh hoạt, kích thích giáo viên học hỏi và nâng cao trình độ. Những điểm e ngại, ngoài nỗi lo mất việc của giáo viên, là biến hiệu trưởng thành người có quyền sinh quyền sát tuyệt đối trong trường, hạ thấp cả tư cách lẫn khả năng sáng tạo của giáo viên, biến họ thành con giun cái kiến trong trường.

    Chế độ làm việc của các thầy cô giáo phải được nhìn trong tương quan với lợi ích của học sinh. Đặc thù công việc của nghề giáo chỉ có nghĩa là, các thầy cô giáo cần có một khoảng không gian tự do nhất định để thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của họ, và nhà trường cần tuyển được những giáo viên có đủ năng lực sử dụng khoảng không gian tự do ấy cho mục tiêu giáo dục đã định.

    Để có thể thực hiện được vai trò giáo dục ấy, thầy cô giáo cần phải có tiếng nói quan trọng trong nhà trường, đặc biệt là trong việc tuyển chọn hiệu trưởng. 

    Nói cách khác, quyền lực của hiệu trưởng và giáo viên phải được cân bằng, thông qua hội đồng sư phạm do giáo viên bầu chọn. Hội đồng sư phạm cần có tiếng nói trong việc đánh giá và lựa chọn hiệu trưởng, cùng với hội đồng trường, hội đồng phụ huynh và cơ quan cấp trên. Còn hiệu trưởng thì có quyền quyết định đánh giá và tuyển dụng với cá nhân từng giáo viên, dựa trên các chuẩn mực và yêu cầu công việc trong hợp đồng.

    Vấn đề là, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trước ai? Hiện nay, hiệu trưởng hầu như chỉ chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên đã bổ nhiệm họ, mà không có cơ chế giải trình trách nhiệm của họ với giáo viên và phụ huynh. 

    Cập nhật bởi DT_DA ngày 05/06/2017 10:26:24 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    nguyentrongtan188 (06/06/2017)
  • #456234   06/06/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Mình hoàn toàn đồng ý với chính sách này, ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần có cạnh tranh thì mới có thể phát triển. 

    Riêng về nỗi lo của bạn đối với giáo viên đang công tác tại miền núi, vùng sâu vùng xa: rõ ràng đây là phân khúc rất ít giáo viên nhắm đến => tỷ lệ cạnh tranh để được làm việc ở khu vực nào là thấp, nên mình nghĩ việc bỏ biên chế sẽ không ảnh hưởng nhiều đến khu vực này.

    Còn về vấn đề quyền lực của hiệu trưởng: khi đã bỏ biên chế, thì nghề giáo viên đã gần như không còn khác biệt gì với những "nghề" khác rồi. Việc nhìn nhận của cấp trên mang yếu tố quyết định, ở ngành nghề nào cũng như nhau. 

     
    Báo quản trị |  
  • #456276   06/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Đồng tình hay phản đối, mình thấy ai cũng đưa ra những ý kiến và đánh giá hay cả, nhưng tại sao chỉ có dự thí điểm bỏ biên chế giáo viên mà không bỏ biên chế các ngành khác vạy.

    Thắc mắc, thắc mắc

     

     
    Báo quản trị |  
  • #456281   06/06/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Đúng là bài phân tích của bạn cũng đưa ra được những lý do hay của việc bỏ biên chế, nếu thực hiện thì theo cá nhân mình nghĩ nó cũng rất hay, nó là cơ chế giải quyết việc làm cho hàng ngàn cử nhân sư phạm ra trường có năng lực vó cơ hội để làm việc.

    Trường hợp là giáo viên gắn bó với vùng sâu vùng xa thì đượng nhiên nếu có tiến hành bỏ biên chế thì cũng nên tính đến những phương án riêng cho các đối tượng trên để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.

     
    Báo quản trị |  
  • #463319   31/07/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Mình biết không ai có thẻ phủ nhận vai trò của các giáo viên giảng dạy đối với chất lượng giáo dục. Chất độ giáo viên tốt mình nghĩ không chỉ phụ thuộc vào quy trình đào tạo ra những giáo viên mà còn cả việc tuyển dụng đúng người đúng việc, chế dộ đãi ngộ điều kiện và mội trường làm việc và các yếu tố đi kèm khác. Nhưng thực tế nhìn vào các giáo viên hiện tại chũng ta thấy được gì, thu nhập thấp đây không phải là vẫn đề mới đây mà đây là vẫn đề lâu dài,  bên cạnh đó những năm gần đây chúng ta còn thấy tình trạng các cử nhân thất nghiệp, chạy việc, và tình trạng dân chủ trong trường học, tất cả các yếu tố đó tạo ra nhiều tiêu cực trong ngành giáo dục mà ta đã thấy thực tế phản ánh.

    Và giờ đây lại có dự thảo bỏ biên chế giáo viên, và việc nhận hay đuổi một giáo viên nào đó lại nằm trong tay của hiệu trưởng, hiệu trưởng có toàn quyền quyết định vấn đề đó. Và thiết nghĩ trong một số trường hợp chính cái chính sách đó sẽ biến hiệu trưởng thành những quan phụ mẫu ngày xưa.  Vẫn biết chủ trương bỏ biên chế giáo viên nhằm loại bỏ những giáo viên không đạt chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, qua đó nâng cao chất lượng dạy học. Mình thấy mục đích hướng đến là luôn đúng nhưng phương cách thực hiện không phù hợp đối với thực tiễn của xã hội Việt.

     
    Báo quản trị |  
  • #463324   31/07/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Rõ ràng, bỏ biên chế để thực hiện chế độ hợp đồng sẽ có lợi. Khi một giáo viên không đáp ứng được yêu cầu thì sẽ bị đào thải, bởi vậy trong công tác lúc đó mọi người đều phải hết lòng hết sức vì công việc. Hiện tại nhiều giáo viên làm thêm bên ngoài thu nhập cao hơn nhiều so với việc đứng lớp, nên không toàn tâm toàn ý với công việc cũng là điều dễ hiểu. Và quan trọng hơn là việc nhiều giáo viên khi về nhà tranh thủ công việc bên ngoài nên không tập trung cho giáo án, cũng không tập trung cho bài giảng nên lên lớp như “cưỡi ngựa xem hoa”. Vì họ biết rằng đã vào biên chế thì đuổi việc không dễ dàng gì. Nếu chế độ hợp đồng được thực hiện, chắc chắn vấn đề này sẽ không còn và việc lựa chọn người tài sẽ dễ dàng hơn, chất lượng giáo dục vì thế cũng được nâng cao

     
    Báo quản trị |  
  • #463346   01/08/2017

    Theo mình mặt dù chế độ biên chế ổn định, nhiều giáo viên muốn vào nhưng lương, chế độ quá thấp, không đủ đảm bảo cuộc sống. Chưa kể không tạo tinh thần phấn đấu, hết mình vì công việc vì nhiều người có tư tưởng vào biên chế rồi thì an phận. 

     
    Báo quản trị |