BLDS 2015: Phân biệt thời hạn và thời hiệu

Chủ đề   RSS   
  • #425222 20/05/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 121 lần


    BLDS 2015: Phân biệt thời hạn và thời hiệu

    Hiện nay, việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hạn và thời hiệu chưa được thống nhất nên đã có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa thời hạn và thời hiệu. 

    Tiêu chí Thời hạn Thời hiệu
    Khái niệm Điều 144 Bộ luật dân sự 2015: “Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.” Điều 149 Bộ luật dân sự 2015: “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.”
    Đơn vị tính Bất kỳ đơn vị nào (ngày, tháng, năm...) hoặc một sự kiện có thể xảy ra. Năm
    Điểm bắt đầu và kết thúc

    Ngày băt đầu của thời hạn không tính  vào thời hạn

    Ví dụ:  thời hạn từ ngày 1/1/2014 đến 1/1/2015 thì điểm bắt đầu tính từ 0h ngày 2/1/2014 đến 1/1/2015.

    Ngày bắt đầu của thời hiệu có tính vào thời hiệu.

    Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu”.

    Vấn đề gia hạn Thời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn. Thời hiệu hết thì không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài( do thời hạn do pháp luật quy định).
    Hậu quả pháp lý khi hết thời gian Chủ thể tham gia giao dịch dân sự đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi nào đó. Không phải gánh chịu hậu quả pháp lý.
    Phân loại

    Dựa vào chủ thể quy định có 3 loại:

    + Thời hạn do luật định

    + Thời hạn thỏa thuận theo ý chí của các bên

    + Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể.

    Bao gồm 4 loại:

    + Thời hiệu hưởng quyền dân sự

    + Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự

    + Thời hiệu khởi kiện

    +Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.

     

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    87036 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn eyestorm vì bài viết hữu ích
    phamquyensgdquangninh (26/01/2021) kihlinbin@gmail.com (15/01/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #497634   24/07/2018

    MinhPig
    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH THỜI HẠN TRONG DÂN SỰ

    Khi xem xét về thời hạn, cách tính thời hạn trong tố tụng dân sự cần xem xét đến nguyên tắc áp dụng cách tính thời hạn, thời điểm tính thời hạn, thời điểm bắt đầu thời hạn, thời điểm kết thúc thời hạn tuân thủ quy định trong Bộ luật dân sự hiện hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 

    Cách tính thời hạn: Thời hạn được tính theo dương lịch, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    Quy định về thời hạn, thời điểm tính thời hạn:

    - Trường hợp các bên có thoả thuận về thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn đó được tính cụ thể như sau: Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày; nửa năm là sáu tháng; một tháng là ba mươi ngày; nửa tháng là mười lăm ngày; một tuần là bảy ngày, .v.v.

    - Trường hợp các bên thoả thuận về thời điểm đầu tháng thì tức là ngày đầu tiên của tháng, giữa tháng tức là ngày thứ 15 của tháng, cuối tháng là ngày cuối cùng của tháng.

    - Trường hợp các bên thoả thuận về thời điểm đầu năm thì được tính là ngày đầu tiên của tháng một, giữa năm là ngày cuối cùng của tháng sáu, cuối năm là ngày cuối cùng của tháng mười hai.

    Trường hợp, pháp luật tố tụng quy định là ngày “làm việc” thì xác định thời hạn tố tụng chỉ tính ngày làm việc, không tính liên tục, mà phải trừ ngày nghỉ, ngày lễ; các quy định thời hạn theo giờ, tháng, năm thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự theo nguyên tắc đảm bảo đủ thời gian theo từng loại thời hạn, chẳng hạn: 01 ngày thì phải đảm bảo đủ 24 giờ, nếu không đủ 24 giờ thì không tính ngày đó để xác định thời hạn là 01 ngày,…

    Thời hạn là một khoảng thời gian, có điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời hạn đối với từng loại thời hạn có sự khác nhau, cụ thể có 3 trường hợp sau:

    1.  Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.

    2. Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định. Ngày đầu tiên của thời hạn được gọi là ngày “được xác định” hay gọi theo cách khác là điểm “mốc” thời gian để xác định thời hạn. Thời điểm kết thúc thời hạn là thời điểm kết thúc của ngày cuối cùng của thời hạn (24 giờ). Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ (nghỉ cuối tuần, ngày lễ), thì thời hạn kết thúc vào 24 giờ của ngày làm việc đầu tiên tiếp theo của ngày nghỉ đó.

    3. Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó

    Ví dụ: Ngày 20/03/2016, A  điều khiển xe môt tô xảy ra va chạm với B đang đi bộ ở lề đường, dẫn đến hậu quả bị thương tích (không đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự). Giả sử A và B không tự giải quyết với nhau về bồi thường thiệt hại thì B có quyền khởi kiện vụ án dân sự đến Tòa án trong thời hạn 2 năm (hoặc 03 năm theo quy định tại Điều 558 Bộ luật dân sự năm 2015)  kể từ ngày sức khỏe bị xâm phạm. Sự kiện pháp lý xảy ra ngày 20/03/2016 không được tính xác định thời hạn. Thời điểm bắt đầu xác định thời hạn thực hiện quyền khởi kiện tính từ ngày 21/03/2016, tính đến hết ngày 21/03/2016, B có quyền khởi kiện vụ án dân sự theo quy định pháp luật..

    Xác định thời điểm kết thúc thời hạn

    - Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.

    - Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.

    - Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.

    - Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.

    - Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.

    - Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.

     

     Từ những căn cứ pháp luật nêu trên có thể xác định thời điểm bắt đầu và kết thức của một số loại thời hạn cụ thể trong tố tụng dân sự như sau: (Nguồn: Kiểm sát online)

    Thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc ngày tuyên án theo (VD: Ngày 10/5/2018 Nguyễn Văn B nhận được bản án số 15/2018 của TAND huyện NĐ, thời điểm bắt đầu của thời hạn là ngày 11/5 ngày tiếp theo của ngày B nhận được bản án và thời điểm kết thúc là ngày cuối cùng của thời hạn, ngày 25/5).

    Thời hạn ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là 07 ngày, kể từ ngày hòa giải thành, theo Điều 212 BLTTDS (VD: Ngày 18/5/2018 TA lập biên bản hòa giải thành giữa A và B, thời điểm tính thời hạn từ ngày 19/5 đến ngày 25/5, nếu ngày 25 là ngày thứ 7 thì ngày kết thúc là ngày làm việc đầu tiên là thứ 2 tức là ngày 27/5 Tòa án phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.)

    Thời hạn gửi thông báo thụ lý là 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án Tòa án phải gửi thông báo cho các đương sự, Viện kiểm sát biết Điều 196 BLTTDS (VD: ngày 01/6/2018 TA thụ lý vụ án, thì thời hạn được tính từ ngày 02/6/2018 đến 04/6/2018).

    Thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải sao gửi Bản án cho đương sự, Viện kiểm sát Điều 269 BLTTDS  (ngày 10/6/2018 Tòa tuyên án, thì thời hạn 10 ngày được tính cả ngày nghĩ, từ ngày 11/6/2018 đến ngày 20/6/2018).

    Đối với thời hạn vay theo thỏa thuận của đương sự (VD: ngày 01/6/2018, A vay của B 100 triệu, thời hạn vay 20 ngày, thời hạn vay được tính từ ngày 02/6 đến 20/6/2018).

     

    Cập nhật bởi MinhPig ngày 24/07/2018 09:27:55 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    kihlinbin@gmail.com (15/01/2020)