Biệt động Sài Gòn và những chiến công hiển hách

Chủ đề   RSS   
  • #452761 28/04/2017

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Biệt động Sài Gòn và những chiến công hiển hách

    Tiếng tăm của lực lượng Biệt động Sài Gòn đã trở thành huyền thoại và đi vào phim ảnh, nghệ thuật rồi nên chắc hẳn mọi người ai cũng từng 1 lần nghe qua. Nay nhân dịp ngày Thống nhất đất nước, mình xin nhắc lại một vài chiến công lẫy lừng làm nên tiếng tăm của Biệt động Sài Gòn.

    1. Trận đánh vào Đại sứ quán Mỹ năm 1965

    Tham gia trận đánh là những đồng chí Lê Văn Việt, thường gọi là Tư Việt, đồng chí Nguyễn Thanh Xuân thường gọi là Bảy Bê phụ trách chính trận đánh này. Về phía ta, trước khi lên kế hoạch cho trận đánh này, ta đã có thông tin tình báo về cách thức hoạt động, sơ đồ bố trí của Tòa đại sứ nên đã có phương án tác chiến khi thâm nhập vào trong. Cái khó khăn của đồng chí Tư Việt và đồng đội là làm sao tiếp cận được Tòa đại sứ Mỹ với hệ thống hàng lớp bảo vệ dày đặc ở ngoài.

    Ngày 30/5/1965, tổ tác chiến của anh Tư Việt chính thức hành động trên chiếc xe Fregate chở đầy thuốc nổ cùng 2 xe máy chạy sau yểm trợ, sau khi băng qua các con đường định sẵn, tổ tác chiến cũng tiếp cận được mục tiêu. Tư Việt điều khiển xe máy lên trước, giả vờ mua thuốc lá rồi dùng vũ khí khống chế 4 cảnh sát bảo vệ vòng ngoài. Lúc này Bảy Bê đang lái xe chở thuốc nổ lao tới, Tư Việt dùng súng hạ hai cảnh sát bảo vệ để xe của Bay Bê tiếp cận sát hàng rào tòa đại sứ. Bảy Bê hẹn giờ 30 giây cho khối thuốc nổ. Lúc này, các chiến sỹ nhanh chóng thoát khỏi ô tô và lao về yểm trợ cho đồng chí Tư Việt đang bị nhiều cành sát bao vây. Bảy Bê lao ra đường Tôn Thất Đạm, đón taxi chạy về chợ Bến Thành để đánh lạc hướng của quân tiếp viện địch, lúc này khối thuốc nổ đã được kích hoạt, một tiếng nổ long trời, lở đất vang lên. Vụ nổ khiến gần 200 người tại Tòa đại sứ Mỹ thiệt mạng. Đại sứ Mỹ Johnson bị trọng thương. Trong trận đánh này, không may đồng chí Tư Việt bị bắt. Phía ta có động thái yêu cầu trao đổi tù binh, yêu cầu Mỹ thả đồng chí Tư Việt đổi lại Mỹ sẽ nhận được trung tá Hertz (anh vợ của tổng thống Kenedy). Tuy nhiên cuộc trao đổi này không thành, đồng chí Tư Việt bị đày ra Côn Đảo và hy sinh tại đây.

    Đến nay, tên của đồng chí Tư Việt được đặt cho một con đường tại Quận 9 TP HCM.

     

    2. Trận đánh vào tòa đại sứ Mỹ, tết Mậu Thân

    Chỉ huy trận đánh này là Ngô Văn Vân, cùng tham gia trận đánh còn hai chiến sỹ là Hai Chí, Ba Dung, Bảy Tiến và Út Nhỏ và đồng chí Ba Bảo lái xe chở các chiến sỹ về nội thành Sài Gòn.

    Sau khi đến nội đô Sài Gòn, toàn đội quyết định địa điểm tập kết là một ga-ra ô tô ở đường Phan Thanh Giản, tất cả vũ khí, mìm, lựu đạn… đã được tập kết ở đây đợi giờ hành động

    Anh Vân và hai chiến sỹ khác di chuyển đến Đại lộ Thống Nhất bằng chiếc xe Pơ-dô 208 để tiếp cận mục tiêu. Về sơ đồ của tòa đại sứ thì các chiến sỹ lúc này đã nắm rõ bởi ta có tình báo ở trong.

    3h sáng ngày 02/021968, toàn đội bắt đầu hành động. Đội chia làm 3 nhánh, một nhánh tấn công áp chế và kiểm soát cổng trước, một nhánh kiểm soát cổng sau và một nhánh tấn công vào khu hành chính. Trong vòng 5 phút, quân ta đã chiếm được 3 tầng của tòa đại sứ. Khoảng 30 phút sau, quân Mỹ đã có quân chi viện, từ xe bọc thép, bộ binh và máy bay trực thăng… những lực lượng này bao vây kín tòa đại sứ. Các anh em chiến sỹ của ta thì vẫn kiểm soát nội bộ tòa đại sứ, Đại sứ quán Mỹ đã nhanh chóng tìm đường chạy đến bãi đáp máy bay trực thăng để tẩu thoát. Anh em chiến sỹ Biệt động Sài Gòn chiếm giữ Tòa đại sứ trong vòng 6 tiếng đồng hồ (đến 9h sáng). Đến lúc này, anh Vân mới mang quả bộc phá đặt ở chân cầu thang đợi quân Mỹ kéo vào rồi kích nổ, Một tiếng nổ dội trời vàng lên, hàng chục lính Mỹ thiệt mạng từ quả bộ phá, anh vân cũng chịu ảnh hưởng của sóng xung kích và ngất lịm. Sau này anh phải chịu qua hàng tá những cực hình, tra tấn, những dụ dỗ của quân địch nhưng nhất đinh anh không khai một lời. Chúng giam anh ở nhà giam Biên Hòa, sau này là Phú Quốc. Đến năm 1973, phía Mỹ tiến hành trao trả tù đến ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.

     

    3. Trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất năm 1966

    4. Trận đánh vào cư xá Brinks

    5. Trận đánh vào câu lạc bộ sỹ quan Mỹ

    6. Trận đánh vào khách sạn Caravelle

    Cùng những trận đánh, những chiến công cực kỳ hiển hách của chiến sỹ lực lượng Biệt động Sài Gòn. Điều đó không dừng lại ở lãnh thổ Việt Nam mà quy mô hoạt động của lực lượng còn mở rộng ra cá căn cứ quân sự của Mỹ ở các nước khác, cụ thể là căn cứ không quân Udon, Utapao…

    Chiến tranh đã qua đi, nhưng tiếng tăm cũng như những chiến công, những góp của lực lượng biệt động Sài Gòn vào cuộc chiến chung của toàn dân tộc vẫn còn vang mãi. Với lối đánh “nở hoa trong lòng địch”, anh em chiến sỹ biệt động Sài Gòn đã gây tổn thất rất lớn về mặt khí tài, trang thiết bị quân sự. Nhưng điều đóng góp của lớn nhất của anh em chiến sỹ Biệt động Sài Gòn là tiếng vang dư luận, sự khiếp đảm gây ra cho kẻ thù với sự lới mạnh và hoành hành ngay giữa mảnh đất được xem là thủ đô của quân địch. Sự sở hãi của quân địch khi “nhìn đâu cũng thấy biệt động”, ngồi đâu cũng sợ có bom… về tâm lý chiến, chúng ta đã hoàn toàn thắng kẻ thù. 

    Đây là chữ ký

     
    3766 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận