Biện pháp hành chính Bảo vệ tài sản trí tuệ Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #300172 01/12/2013

    luatnvs1

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (114)
    Số điểm: 1141
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 18 lần


    Biện pháp hành chính Bảo vệ tài sản trí tuệ Việt Nam

     

     

    Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý các tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây:

    Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho:
    - tác giả,
    - chủ sở hữu,
    - người tiêu dùng, hoặc
    - xã hội.
    - sản xuất,
    - nhập khẩu,
    - vận chuyển, 
    - buôn bán
    Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

    - sản xuất, 
    - nhập khẩu, 
    - vận chuyển,
    - buôn bán, 
    - tàng trữ:
    Tem, nhãn, vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

    * Khi phát hiện có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, các tổ chức, cá nhân, chủ thể quyền đề nghị các cơ quan Thanh tra chuyên ngành hoặc các cơ quan như:  Quản lý thị trường, Uỷ ban nhân dân để được xử lý 

     

    SƠ ĐỒ XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH Biện pháp hành chính Bảo vệ tài sản trí tuệ Việt Nam

     

    (1A) Chủ sở hữu quyền SHTT, người có quyền sử dụng đối tượng SHCN bị thiệt hại do hành vi vi phạm có quyền yêu cầu xử lý vi phạm (Điều 24.1 Nghị định 97/2010) ;

     

    (1B) Tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả mạo; tổ chức cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gây ra có quyền thông báo và yêu cầu xác minh, xử lý vi phạm(Điều 24.2 Nghị định 97/2010)

     

    (2) Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm: (i) Thanh tra KH&CN; (ii) Thanh tra Thông tin và Truyền thông; (iii) Quản lý Thị trưòng; (iv) Hải quan; (v) Công an; (vi) Cục quản lý cạnh tranh; (vii) UBND cấp tỉnh/huyện (Điều 15 Nghị định 97/2010)

     

    (3) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn, cơ quan xử lý vi phạm có trách nhiệm xem xét hồ sơ và ra thông báo thụ lý nếu hồ sơ hợp lệ, hoặc yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ (trong thời hạn 30 ngày), và có thể yêu cầu bên bị yêu cầu xử lý giải trình hoặc trưng cầu ý kiến chuyên môn, giám định (Điều 27.2.a,b,c Nghị định 97/2010)

     

    (4) Người có thẩm quyền thông báo cho người yêu cầu xử lý dự định và yêu cầu phối hợp trong thanh tra, kiểm tra, xác minh (Điều 27.2.d Nghị định 97/2010)

     

    (5) Cơ quan thụ lý hồ sơ có thể tự mình hoặc phối hợp với chủ thể quyền, bên liên quan, cơ quan chuyên môn, tổ chức giám định, cơ quan điều tra thu thập chứng cứ và làm rõ tình tiết vụ việc như: yếu tố vi phạm; dấu hiệu phân biệt hàng thật và hàng giả mạo; nơi sản xuất, kênh tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng thật và hàng xâm phạm; chứng cứ xác định hàng sản xuất ngoài phạm vi li-xăng hoặc hàng không phải là hàng nhập khẩu song song (Điều 28.2,3,5,6 Nghị định 97/2010). Chủ thể quyền, người đại diện có thể đề nghị tham gia hỗ trợ xác minh, thu thập chứng cứ (Điều 28.7 Nghị định 97/2010)

     

    (6) Khi phát hiện và xác định có hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ hành vi vi phạm, xử phạt cảnh cáo nếu có đủ căn cứ hoặc lập biên bản vi phạm hành chính nếu có căn cứ áp dụng hình thức phạt tiền (Điều 33.1,2,3 Nghị định 97/2010 và Điều 55 PLXLVPHC)

     

    (7) Quyết định xử phạt được ban hành trong thời hạn 10 ngày (hoặc 30 ngày đối với vụ việc phức tạp) kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (Điều 33.4 Nghị định 97/2010 và Điều 56 PL XLVPHC)

     

    (8) Tổ chức, cá nhân bị xử phạt phải chấp hành Quyết định xử phạt trong vòng 10 ngày kể từ ngày giao Quyết định xử phạt (Điều 34 Nghị định 97/2010 và Điều 64 PLXLVPHC, Điều 24 Nghị định 128/2008)

     

    (9) Sau 10 ngày kể từ giao Quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân bị xử phạt không thi hành Quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành (Điều 34 Nghị định 97/2010 và Điều 66, Điều 66a , 67, 68 PLXLVPHC)

     

    (10) Nếu trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt được ban hành, cơ quan giải quyết tranh chấp ra quyết định sửa đổi, đình chỉ, huỷ bỏ (một phần hoặc toàn bộ) hiệu lực của văn bằng bảo hộ liên quan dẫn đến thay đổi căn cứ, nội dung quyết định xử phạt (Điều 35.1 Nghị định 97/2010)

     

    (11) Cơ quan đã ban hành quyết định xử phạt phải ra quyết định sửa đổi, đình chỉ, huỷ bỏ (một phần hoặc toàn bộ) hiệu lực của quyết định xử phạt cho phù hợp với quyết định giải quyết tranh chấp (Điều 35.1 Nghị định 97/2010)

     

    (12) Trong trường hợp quyết định xử phạt bị sửa đổi, đình chỉ, huỷ bỏ theo thủ tục (11),  người bị xử phạt, trong vòng 90 ngày kể từ ngày quyết định sửa đổi, đình chỉ, huỷ bỏ đó được ban hành, có quyền đề nghị Kho Bạc nơi thu tiền phạt hoàn trả tiền phạt đã nộp (Điều 35.2.a Nghị định 97/2010)

     

    (13) Trong trường hợp quyết định xử phạt bị sửa đổi, đình chỉ, huỷ bỏ theo thủ tục (11), người bị xử phạt có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trả lại hàng hoá, vật phẩm, phương tiện kinh doanh bị tạm giữ, tịch thu nhưng chưa bị xử lý (Điều 35.2.b Nghị định 97/2010)

     

    (14) Trong trường hợp quyết định xử phạt bị sửa đổi, đình chỉ, huỷ bỏ theo thủ tục (11), người bị xử phạt có quyền yêu cầu người nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm bồi thường theo cam kết khi yêu cầu xử lý vi phạm, nếu có (Điều 35.2.b Nghị định 97/2010)

     

    (15) Trong thời hạn 30 ngày, người bị xử phạt bị buộc áp dụng các biện pháp xử lý tang vật, phương tiện vi phạm: (i) loại bỏ yếu tố vi phạm; (ii) tiêu huỷ yếu tố vi phạm hoặc tang vật, phương tiện, hàng hoá vi phạm không loại bỏ được yếu tố vi phạm; (iii) phân phối hoặc đưa vào sử dụng với mục đích phi thương mại; (iv) phân phối hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Chủ thể quyền có thể đề nghị tham gia chứng kiến và hỗ trợ xử lý tang vật (Điều 36 Nghị định 27/2010).

     

    (16) Cơ quan nhận đơn có thể yêu cầu người nộp đơn bổ sung chứng cứ/giải trình làm rõ các tình tiết của vụ việc trong thời hạn 30 ngày (Điều 27.2.b, Điều 28.1 Nghị định 97/2010)

     

    (17) Bên bị yêu cầu xử lý có quyền/trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ, giải trình với cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày và có thể gia hạn đến 30 ngày kể từ ngày được ấn định trong thông báo yêu cầu hoặc ngày lập biên bản vi phạm hành chính (Điều 27.3.a Nghị định 97/2010);

     

    (18) Khi có khiếu nại về tư cách chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan đã nhận đơn yêu cầu xử lý xâm phạm hướng dẫn người nộp đơn tiến hành thủ tục giải quyết khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền (Điều 29.1.a Nghị định 97/2010). Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản giải trình, cam kết của chủ thể quyền hoặc văn bản trả lời của cơ quan quản lý nhà nước về SHCN, cơ quan thụ lý có trách nhiệm trả lời về việc tiến hành thủ tục xử lý hoặc từ chối xử lý (Điều 29.1.b Nghị định 97/2010);

     

    (19) Từ chối xử lý vi phạm trong trường hợp: (i) Đang có tranh chấp; (ii) Người yêu cầu xử lý không đáp ứng được yêu cầu chứng minh/giải trình; (iii) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; (iv) Kết quả xác minh là không có vi phạm; (v) Không đủ căn cứ để tiến hành thủ tục xử lý vi phạm; (vi) Hành vi thuộc trường hợp ngoại lệ không bị coi là xâm phạm quyền (Điều 125.2 Luật SHTT);

     

    Dừng xử lý vi phạm trong trường hợp: (i) Sau khi đã thụ lý đơn nhưng có phát sinh khiếu nại, tố cáo, tranh chấp (chờ kết quả giải quyết của cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp); (ii) Người yêu cầu xử lý vi phạm rút yêu cầu; (iii) Các bên tự thoả thuận để giải quyết vụ việc (Điều 30 Nghị định 97/2010).

     

    (20) Trong trường hợp có khiếu nại, tranh chấp, chủ thể quyền có thể yêu cầu tiếp tục xử lý hành vi vi phạm bằng việc cam kết về tình trạng pháp lý của quyền SHCN và trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị xử lý nếu sau đó cơ quan giải quyết tranh chấp ra quyết định thay đổi phạm vi bảo hộ hoặc đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực bảo hộ đối với quyền SHCN của chủ thể quyền đó (Điều 29.1.b Nghị định 97/2010)

     

    (21) Cơ quan quản lý kinh doanh, tên miền, quảng cáo, nhãn hàng hoá, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thực hiện yêu cầu ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến: (i) buộc chấm dứt hành vi vi phạm; (ii) loại bỏ yếu tố vi phạm trên phương tiện quảng cáo, trang tin điện tử; (iii) đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh, thương mại điện tử; (iv) thay đổi/thu hồi tên doanh nghiệp, tên miền chứa yếu tố vi phạm; (v) thu tiền phạt, trích chuyển nộp tiền phạt (Điều 34.2, 3 Nghị định 97/2010)

     

    (22) Chủ thể quyền, bên bị yêu cầu xử lý có thể uỷ quyền cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý của mình hoặc tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam tiến hành thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm (Điều 25.1; Điều 27.3.b Nghị định 97/2010)

     

    (23) Cơ quan có thẩm quyền, chủ thể quyền có thể đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về SHCN cung cấp ý kiến chuyên môn về xác định phạm vi bảo hộ và yếu tố vi phạm (Điều 28.1 ,3 Nghị định 97/2010)

     

    Chủ thể quyền, bên bị yêu cầu xử lý có thể yêu cầu giám định SHCN; người có thẩm quyền xử lý vi phạm có quyền trưng cầu giám định SHCN để xác định phạm vi bảo hộ, yếu tố vi phạm (Điều 28.1, 3 Nghị định 97/2010, Điều 40 Nghị định 105/2006)

     

    (24) Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm chủ động thanh tra, kiểm tra, phát hiện và phối hợp với chủ thể quyền xác minh  và xử lý hành vi giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý (Điều 24.3 Nghị định 97/2010)

     

    (25) Phối hợp xử lý trong trường hợp: (i) vụ việc phức tạp hoặc liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau; (ii) cần thống nhất trong kết luận về xác định hành vi vi phạm, giá trị hàng vi phạm và mức phạt, biện pháp xử lý; (iii) cần thành lập hội đồng tư vấn đề giúp người có thẩm quyền đưa ra kết luận về hành vi vi phạm khi có ý kiến, kết luận, quyết định khác nhau giữa các cơ quan (Điều 31 Nghị định 97/2010)

     

    (26) Trong trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm chuyển hồ sơ cho cơ quan  có thẩm quyền để tiến hành điều tra, khởi tố về hình sự (Điều 62 PLXLVPHC). Trong trường hợp hành vi đã bị khởi tố nhưng không có dấu hiệu tội phạm mà có dấu hiệu vi phạm hành chính thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm và đề nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với  hành vi đó (Điều 63 PLXLVPHC)

     

    (27) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký quyêt định xử phạt, người đã ra quyết định tịch thu hàng hoá, tang vật, phương tiện phải tổ chức xử lý hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm theo các biện pháp:

    (i) Loại bỏ yếu tố vi phạm để bán đấu giá hoặc đưa vào sử dụng với mục đích phi thương mại, với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHCN;

    (ii) Tiêu huỷ tang vật trong trường hợp không thể loại bỏ yếu tố vi phạm hoặc không đáp ứng các điều kiện để phân phối hoặc đưa vào sử dụng với mục đích phi thương mại. Chủ thể quyền có quyền tham gia và có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền xử lý tang vật bị tịch thu (Điều 37.3 Nghị định 97/2010).

     

     

     
    8212 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #300168   01/12/2013

    luatnvs1
    luatnvs1

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (114)
    Số điểm: 1141
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 18 lần


    Biện pháp dân sự Bảo vệ tài sản trí tuệ

     

     

    Khi xảy ra tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố giải quyết.

     

    Toà án có thẩm quyền buộc bên xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thực hiện việc:

    chấm dứt hành vi xâm phạm;
    xin lỗi, cải chính công khai;
    thực hiện nghĩa vụ dân sự,
    bồi thường thiệt hại,
    tiêu hủy hoặc, 
    phân phối hoặc, 
    đưa vào sửa dụng không nhằm mục đích thương mại

    đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

     

    SƠ ĐỒ XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰSƠ ĐỒ XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

     

    (1) Chủ thể quyền, đại diện chủ thể quyền ( Điều 198 Luật SHTTĐiều 21, Điều 22 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP).

     (2) Kiểm tra: (i) chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền của người nộp đơn, (ii) thông tin về về hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc để phát hiện hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 23Điều 24Điều 25 Nghị định 105/2005/NĐ-CP).

    (3) Khoản 2 Điều 167 Bộ Luật tố tụng dân sự

    (4) Chủ thể quyền có quyền yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khi: (a) đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; (b) Hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu huỷ nếu không được bảo vệ kịp thời (Điều 206 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).

    (5) Khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu hai mươi triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị hàng hóa đó hoặc Chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác (Điều 208 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005)

    (6) Trong trường hợp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm chưa đủ tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết, thì cơ quan xử lý xâm phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ u cầu xử lý xâm phạm bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết (khoản 3 Điều 27 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

    (7) Nếu không đáp ứng được các yêu cầu tại điểm (2), điểm (3), (khoản 4 Điều 27 Nghị định 105/2006/NĐ-CPkhoản 1 Điều 168 Bộ Luật tố tụng dân sự).

    (8) Khiếu nại với Chánh án Toà án đã trả lại đơn khởi kiện (Điều 170 Bộ Luật tố tụng dân sự)

    (9) Toà án sẽ dự tính tạm ứng án phí ( khoản 1, khoản 2 Điều 171 Bộ Luật tố tụng dân sự),Điều 7Điều 9 Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 Toà án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí (khoản 1, khoản 2 Điều 171 Bộ Luật tố tụng dân sự).

    (10) (11) Được thực hiện trong trong thời hạn chuẩn bị xét xử (khoản 2 Điều 179 Bộ Luật tố tụng dân sự). (12), (13)

    (14) Trong thời hạn một tháng kể từ ngày quyết định đưa vụ án ra xét xử (mục 13), Toà án phải mở phiên toà (xét xử sơ thẩm); trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng (khoản 3 Điều 179 Bộ Luật tố tụng dân sự)

    (15) Trong vòng 15 ngày (kể từ ngày từ ngày tuyên án của Toà án cấp sơ thẩm), người yêu cầu gồm:
    (i) Đương sự (chủ thể quyền, người bị khởi kiện), người đại diện của đương sự có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm (Điều 243 Bộ Luật tố tụng dân sự).

    (ii) Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp kháng nghị bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm (Điều 250 Bộ Luật tố tụng dân sự)

    (16) Từ ngày thụ lý vụ án, Toà án cấp phúc thẩm sẽ ra một trong các quyết định tại điểm (11), (12), (13) (Khoản 1 Điều 258 Bộ Luật tố tụng dân sự).

    (17) Bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực (khoản 1 Điều 375 Bộ Luật tố tụng dân sự)

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #300165   01/12/2013

    luatnvs1
    luatnvs1

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (114)
    Số điểm: 1141
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 18 lần


    Biện pháp hình sự Bảo vệ tài sản trí tuệ

     

     

    Biện pháp hình sự được áp dụng đối với người nào cố ý thực hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại.

    Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền có thể nộp đơn yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý.

     

    SƠ ĐỒ XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẰNG BIỆN PHÁP HÌNH SỰ

    SƠ ĐỒ XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẰNG BIỆN PHÁP HÌNH SỰ

     

     

    (1) Chủ thể quyền, đại diện chủ thể quyền (Điều 198 Luật SHTT, Điều 21, Điều 22 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP), chỉ khởi tố theo đề nghị của Chủ thể quyền (Điều 105 Bộ Luật tố tụng Hình sự).

    (2) Các cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền bằng biện pháp hành chính: (i) Thanh tra Khoa học và Công nghệ; (ii) Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch; (iii) Cơ quan Quản lý thị trường; (iv) Cảnh sát Kinh tế; và (v) Cơ quan Hải quan.

    (3) Kiểm tra: (i) chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền của người nộp đơn, (ii) thông tin về về hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc để phát hiện hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 23, Điều 24, Điều 25 Nghị định 105/2005/NĐ-CP).

    (4) Trong trường hợp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm chưa đủ tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết, thì cơ quan xử lý xâm phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ (khoản 3 Điều 27 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

    (5) Nếu không đáp ứng được các yêu cầu tại điểm (4) (khoản 4 Điều 27 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)

    (6) Các cơ quan tại điểm (2) chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 62 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, khoản 8 Điều 2 Nghị định 106/NĐ-CP).

    (7) Thời hạn điều tra (Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự)

    (8) Nếu không có dấu hiệu tội phạm mà hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì cơ quan tiến hành tố tụng (theo thủ tục tố tụng hình sự) phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm và đề nghị người có thẩm quyền tại điểm (2) xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó (Điều 63 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính).

    (9) Không khởi tố khi: (i) không có sự việc phạm tội, (ii) hành vi không cấu thành tội phạm, (iii)người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, (iv)gười mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật, (v) đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, (vi) tội phạm đã được đại xá,
    (vii) người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác (Điều 107 Bộ Luật tố tụng hình sự).

    (10) Trong trường hợp: (i) người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm (khoản 2 Điều 105), (ii) các trường hợp tại điểm (9), (iii) người thực hiện hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, (iv) người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, (v) người chưa thành niên phạm tội, (vi) khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 105, Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự,Điều 19, Điều 25, khoản 2 Điều 69 Bộ luật Hình sự, khoản 2 Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự).

    (11) Trong trường hợp nêu tại điểm (10) (Điều 169, Điều 180, Điều 251 Bộ luật tố tụng hình sự).
     

     

     

     
    Báo quản trị |