Biện pháp giải quyết khó khăn vì dịch covid-19

Chủ đề   RSS   
  • #563865 29/11/2020

    Biện pháp giải quyết khó khăn vì dịch covid-19

    Do diễn biến phức tạp của dịch covid-19, ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Các ngành, các cấp, các địa phương đã nghiêm túc triển khai thep đúng chỉ đạp của Thủ tướng.

    Tuy nhiên, một số nội dung của chỉ thị đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân dẫn đến trường hợp họ không đủ khả năng thanh toán khi đến kỳ hạn trả nợ tại tổ chức tín dụng. Như vậy, trong trường hợp này, bên phía tổ chức tín dụng và bên phía khách hàng có thể thỏa thuận những biện pháp giải quyết khó khăn này như thế nào theo quy định của pháp luật?

    Theo quy định của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng có thể chấp nhận cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng.

    1. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ?

    Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ như sau:

    - Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận (bao gồm cả trường hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận), thời hạn cho vay không thay đổi;

    - Gia hạn nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận.

    2. Tiêu chí để tổ chức tín dụng chấp nhận cơ cấu lại thời hạn trả nại

    Tại Điều 19 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định như sau:

    Điều 19. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

    Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau:

    1. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.

    2. Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

    3. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận

    Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ phụ thuộc vào quyết định của tổ chức tín dụng dự trên đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng, kết quả đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.

     

     
    1835 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #563880   30/11/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Đối với một số doanh nghiệp thì cho phép tạm dừng đóng BHXH. Nhưng lưu ý là bản chất là tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, việc đóng bảo hiểm y tế không bị ảnh hưởng. Vì vậy, người lao động vẫn có thể dùng thẻ bảo hiểm y tế để khám, chữa bệnh trong thời gian này.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |