Bị truất quyền thừa kế không?

Chủ đề   RSS   
  • #557145 03/09/2020

    hhngn28

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2020
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Bị truất quyền thừa kế không?

    Ngày trước, anh trai tôi có làm giả giấy chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng đất bố mẹ để lại hòng chiếm đoạt tài sản và sau đó tôi đã khiếu nại và đã bị thu lại mảnh đất đó.

    Nay, sau 4 lần họp gia đình nhưng phía anh trai tôi không chịu hợp tác bàn bạc để làm lại sổ để chia tài sản thừa kế.

    Vì vậy, tôi muốn hỏi Luật sư trong trường hợp này anh tôi có bị truất quyền thừa kế không? Căn cứ pháp luật như thế nào?

    Trân trọng cảm ơn Luật sư.

     
    488 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hhngn28 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #557714   12/09/2020

    tuanhh18
    tuanhh18
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2020
    Tổng số bài viết (151)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Vấn đề truất quyền được đề cập đến tại khoản 1 Điều 626 Bộ luật dân sự 2015, theo đó, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Qua đó có thể hiểu, truất quyền thừa kế là việc người để lại di sản thừa kế không muốn để lại phần tài sản của mình cho một người nào đó và ý chí này được ghi vào di chúc hợp pháp. Đây là quyền của người để lại di chúc.  Hiện nay, pháp luật chỉ quy định có một trường hợp duy nhất bị truất quyền thừa kế là do ý chí của người để lại di chúc. Do vậy, nếu trong di chúc bố mẹ bạn không đề cập đến việc truất quyền thừa kế của người anh thì người anh vẫn sẽ vẫn được hưởng thừa kế. Hiện nay, tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về các trường hợp không được hưởng di sản, bao gồm:

    - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe; ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản; xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

    - Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

    - Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó được hưởng;

    - Lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

    Bạn có thể tham khảo các trường hợp này, xem xét người anh có hành vi thuộc 1 trong 4 trường hợp này không để xác định quyền thừa kế của người anh đối với di sản bố mẹ để lại.

     
    Báo quản trị |