Chào bạn QuyetQuyen945
"Truất quyền thừa kế" thực sự không phải là một thuận ngữ pháp lý mà đây chỉ là một thuật ngữ trong khoa học pháp lý mà thôi,
Nhận đinh này của bạn là chưa phù hợp với thực tế: truất quyền thừa kế là một thuật ngữ pháp lý chứ không phải là thuật ngữ trong khoa học pháp lý.
Luật dân sự:
Điều 648.Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có các quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
truất quyền thừa kế được thể hiện dưới 02 dạng sau:
- Truất quyền thừa kế mặc thị: Trong di chúc không đề cập đến người thừa kế này ( nói rõ hơn là người để lại di sản đã định đoạt 100% di sản của mình, trong đó không cho một hoặc một số người thuộc hàng thừa kế thứ 1 được hưởng thừa kế), trong trường hợp này nếu có một phần di chúc không phát sinh hiệu lực hoặc bị vô hiệu thì khi chia phần này theo pháp luật, những người bị truất quyền mặc thi vẫn được hưởng.
- Truất quyền thừa kế minh thị: Trong di chúc người lập di chúc nêu rõ là không cho một hoặc một số cá nhân thuộc hàng thừa kế thứ 1 được hưởng thừa kế, như vậy trong trường hợp có một phần của di chúc bị vô hiệu hoặc không phát sinh hiệu lực thì những người bị truất quyền thừa kế minh thị sẽ không được chia theo pháp luật.
Chỉ có truất quyền thừa kế hoặc không truất quyền thừa kế, chứ không có luậtt nào quy định về "Truất quyền thừa kế mặc thị" và "Truất quyền thừa kế minh thị".Truất quyền thừa kế thì người bị truất quyền sẽ không được hưỡng thừa kế chứ không thể có việc "nếu có một phần di chúc không phát sinh hiệu lực hoặc bị vô hiệu thì khi chia phần này theo pháp luật, những người bị truất quyền mặc thi vẫn được hưởng"; được hưởng là không bị truất quyền.
Không được hưởng và truất quyền là khác nhau; Nếu người chết không có tài sản nên không có di sản thì các đồng thừa kế khác, kể cả những trường hợp không phụ thuộc vào nội dung di chúc vẫn không được hưởng nhưng không phải họ bị truất quyền thừa kế.