Bị thay đổi thang, bảng lương: Người lao động cần biết điều gì?

Chủ đề   RSS   
  • #563504 27/11/2020

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Bị thay đổi thang, bảng lương: Người lao động cần biết điều gì?

    Bị thay đổi thang, bảng lương, người lao động phải làm gì

    Người lao động bị thay đổi thang, bảng lương

    Việc xây dựng thang, bảng lương của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Nếu thang, bảng lương bị thay đổi một cách bất ngờ, ngườ lao động phải xử lý như thế nào?

    Việc xây dựng thang, bảng lương của người sử dụng lao động tại Khoản 2 Điều 93 Bộ luật lao động 2012 được quy định như sau:

    “2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.”

    Theo đó, khi xây dựng thang, bảng lương, người sử dụng lao động cần:

    - Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở

    - Công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện,

    - Gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

    (Theo quy định mới tại Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực từ 1/1/2021, thang, bảng lương không còn bắt buộc phải gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động)

    Vì đây là quy định bắt buộc, hình thức xử phạt nếu người sử dụng lao động không thực hiện đúng các quy định về xây dựng thang, bảng lương như sau:

    Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    - Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;

    - Không lập sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

    - Khi thay đổi hình thức trả lương, người sử dụng lao động không thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện;

    - Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động

    - Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện

    - Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.

    (Nội dung trên quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP)

    Khi có căn cứ cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm, người lao động có thể liên hệ với cơ quan đại diện lao động ở cơ sở hoặc khiếu nại tại cơ quan quản lý lao động ở địa phương.

    >>> Các cơ quan giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động

    Cập nhật bởi vankhanhnhu ngày 27/11/2020 08:01:57 SA
     
    1034 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #563521   27/11/2020

    Thang bảng lương của doanh nghiệp được xây dựng và thực hiện theo quy định của pháp luật để làm căn cứ trả lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động vì vậy việc xử phạt đối với việc người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn là cần thiết hoặc người sử dụng điều chỉnh thanh bảng lương mà không thông báo đến người lao động.

     
    Báo quản trị |