Bị người mượn nợ xé giấy vay tiền thì chủ nợ có đòi lại được không?

Chủ đề   RSS   
  • #606320 23/10/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1695 lần


    Bị người mượn nợ xé giấy vay tiền thì chủ nợ có đòi lại được không?

    Cho vay tiền thì dễ nhưng đòi lại tiền nợ thì có vô vàn trường hợp xảy ra khiến chủ nợ cũng không biết xử lý thế nào. Vậy trong trường hợp con nợ xé giấy vay tiền thì chủ nợ có đòi lại được nữa không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    (1) Giấy vay tiền viết tay có hiệu lực pháp lý?

    Theo quy định pháp luật thì giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

    Căn cứ theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về những hình thức giao dịch dân sự hợp pháp như sau:

    - Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

    - Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

    Theo đó, hình thức vay tiền thông qua giấy vay tiền viết tay thuộc giao dịch dân sự bằng văn bản theo quy định của pháp luật. Giấy vay tiền viết tay làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết.

    Vậy giấy tờ viết tay này có hiệu lực pháp lý không?

    Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, cụ thể:

    - Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

    - Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

    - Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;

    - Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

    Vậy nên, về bản chất, nếu giấy vay tiền viết tay đáp ứng đủ các điều kiện trên về mặt chủ thể, sự tự nguyện, mục đích, nội đung và hình thức theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 thì là một loại hợp đồng vay tài sản.

    Đồng thời, tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay:

    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Như vậy, giấy vay tiền viết tay là một hợp đồng vay tài sản, khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì giấy viết tay có giá trị pháp lý và ràng buộc các bên trong hợp đồng vay tài sản phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

    Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản được quy định cụ thể trong mỗi hợp đồng và phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên nhưng phải tuân thủ quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

    Xem bài viết liên quan: Giấy vay tiền viết tay có hiệu lực pháp lý hay không?

    Người vay tiền không may qua đời thì số nợ có được xóa bỏ không?

    (2) Người vay nợ xé giấy vay tiền thì có đòi được không?

    Việc con nợ xé giấy vay tiền có thể sẽ không ảnh hưởng đến việc bên cho vay yêu cầu bên vay trả nợ, nếu trong trường hợp bên cho vay có những tài liệu, chứng cứ ngoài giấy nợ là bên vay vẫn chưa hoàn thành việc trả nợ của mình. 

    Vì theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, đối với giao dịch dân sự thì hình thức giao kết có thể bằng lời nói; bằng văn bản; hoặc bằng hành vi cụ thể. Vì vậy ngoài giấy nợ ra nếu bạn có các chứng cứ khác như đoạn ghi âm, ảnh chụp giấy nợ… thì giao dịch dân sự giữa hai bên vẫn có hiệu lực.

    Cụ thể thì giao dịch dân sự cho vay giữa hai bên có thể được xác lập bằng hình thức lời nói, văn bản; hoặc hành vi cụ thể. Trong trường hợp này, giao dịch được xác lập bằng văn bản nhưng văn bản đã bị xé thì chỉ cần chủ nợ có các bằng chứng khác như đoạn ghi âm, … thì giao dịch dân sự giữa hai bên vẫn còn hiệu lực, như vậy thì bên vay vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. 

    Như vậy, việc con nợ xé giấy nợ sẽ không ảnh hưởng đến việc đòi nợ của chủ nợ. Nếu chủ nợ có các tài liệu, chứng cứ chứng minh khác.

    Tham khao: Giấy vay tiền viết tay có cần phải công chứng?

    Hiện nay, hình thức văn bản của hợp đồng vay tài sản không có quy định bắt buộc về việc công chứng, chứng thực. Vì vậy, các bên có thể lựa chọn việc công chứng hoặc không công chứng hợp đồng vay tài sản:

    - Trường hợp các bên lựa chọn công chứng hợp đồng vay tài sản thì tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ là người làm chứng cho hợp đồng vay tài sản, hợp đồng có hiệu lực khi các bên đồng ý các thỏa thuận và tổ chức hành nghề công chứng tiến hành công chứng hợp đồng đó.

    - Trường hợp các bên lựa chọn không công chứng hợp đồng vay tài sản, nhưng các bên đạt được thỏa thuận và ký kết vào hợp đồng vay, khi đó hợp đồng vay tài sản có giá trị pháp lý và là hợp đồng hợp pháp.

    Mặc dù hợp đồng vay tài sản trong cả 02 trường hợp công chứng hoặc không công chứng đều có giá trị pháp lý tuy nhiên khi xảy ra tranh chấp, hợp đồng có công chứng sẽ giúp cho việc chứng minh khoản vay dễ dàng hơn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại hơn so với hợp đồng vay không có công chứng.

    Tuy nhiên, như cách nói trên thì theo pháp luật giấy vay tiền viết tay không cần công chứng vẫn có giá trị pháp lý nếu đảm bảo được các quy định như trong bài viết đã đề cập.

    Xem bài viết liên quan: Giấy vay tiền viết tay có hiệu lực pháp lý hay không?

    Người vay tiền không may qua đời thì số nợ có được xóa bỏ không?

    Mẫu giấy chuyển nhượng đất viết tay mới nhất năm 2023

    Mua bán xe cũ bằng giấy viết tay có cần công chứng, chứng thực không?

     
    1705 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (06/12/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận