Điều 179. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.’
Cần phải xem xét mức độ nghiêm trọng trong hành vi mà những người có trách nhiệm trong việc bảo quản và quản lý số tiền này ( gồm cả kế toán, thủ quỹ, bảo vệ và những người khác có thể liên quan) không tuân thủ những nguyên tắc khi làm việc, không làm đúng trách nhiệm của mình để xảy ra thiệt hại trong trường hợp này. Những người này dù đã hết hợp đồng làm việc nhưng trên thực tế họ vẫn đang làm việc (vì chưa tìm được người mới hoặc chưa gia hạn hợp đồng) tức là vẫn có trách nhiệm bảo quản tài sản và vẫn có khả năng tiếp tay cho kẻ trộm hoặc sơ suất dẫn đến mất tài sản. Nếu sự thiếu sót của những người này cũng là 1 trong những nguyên nhân để xảy ra hậu quả bị mất tài sản thì những người này có thể bị xử phạt theo quy định. Nếu những người này đã có trách nhiệm bảo quản kỹ phần tiền này, nhưng việc bị trộm cắp tài sản hoàn toàn là do nguyên nhân khách quan thì những người này không phải chịu trách nhiệm hình sự nên chị yên tâm nhé.
Hơn nữa theo BLHS 2015 thì mức thiệt hại thấp nhất phải từ 100.000.000 đồng mới bị xử phạt theo pháp luật.