Theo quy định của khoản 1 Điều 174 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.”
Đối với hành vi bạn nêu, nếu cả em rể bạn và người xấu kia đều biết mục đích của việc sử dụng chứng minh nhân dân là đã thỏa mãn dấu hiếu lừa dối theo quy định tại khoản 1 Điều 174. Căn cứ vào quy định tại Điều 174 thì em rể bạn có thể chưa cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà là kẻ xấu đã sử dụng CMND em rể bạn mới phạm tội này.
Để giải quyết vấn đề, bạn cần hợp tác với cơ quan điều tra để xác minh làm rõ vụ việc. Cần đưa ra những chứng cứ chứng minh hành vi của kẻ xấu kia nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Trường hợp này bạn có thể tố cáo tới cơ quan công an để được giải quyết. Bạn chỉ cần chứng minh chữ ký trong hồ sơ vay tiền không phải là chữ ký của bạn bằng cách yêu cầu giám định chữ ký. Việc người dùng chứng minh nhân dân là bạn không hề biết. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;