Chào bạn phuongbang bạn tham khảo tại đây nhé:
Nghị quyết số 02 ngày 12/5/2006 của HĐTPTATC hướng dẫn thi hành các quy
định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” không có
hướng dẫn cụ thể về vấn đề hình thức của văn bản ủy quyền tham gia tố tụng. Đối chiếu
với nội dung khoản 2 Điều 74 BLTTDS thì chỉ quy định hình thức ủy quyền là bằng văn
bản, chứ không đòi hỏi văn bản ủy quyền phải được công chứng chứng thực. Tuy nhiên,
theo hướng dẫn của Nghị quyết số 05 ngày 4/8/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn về thủ tục phúc thẩm thì “Việc uỷ quyền được hướng dẫn tại
các tiểu mục 1.4, 1.5 và 1.6 mục 1 Phần I của Nghị quyết này phải được làm thành văn
bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản uỷ quyền đó được lập
tại Toà án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc cán bộ Toà án được Chánh án Toà án
phân công”. Theo tham luận của Tòa Dân sự TANDTC tại hội nghị tổng kết công tác
ngành Tòa án năm 2009 thì “Việc ủy quyền tham gia tố tụng phải được thể hiện bằng
văn bản. Trong trường hợp đương sự gửi văn bản ủy quyền đến Tòa án, để bảo đảm nội
dung văn bản ủy quyền là có thực, đúng ý chí của người ủy quyền và làm căn cứ để Tòa
án xử lý về tố tụng thì văn bản ủy quyền cần có công chứng hoặc chứng thực. Trong
trường hợp nội dung ủy quyền không rõ ràng thì Tòa án phải yêu cầu họ thể hiện thật rõ
nội dung và phạm vi ủy quyền. Tòa án chỉ xem xét những ý kiến, đề xuất, yêu cầu của
người được ủy quyền trong phạm vi ủy quyền; các hành vi tố tụng, các yêu cầu do người
được ủy quyền nêu ra vượt ra ngoài phạm vi ủy quyền sẽ không có giá trị pháp lý, không
phải là căn cứ để Tòa án quyết định. Do vậy, đối với các trường hợp người Việt Nam
định cư ở nước ngoài khi gửi văn bản ủy quyền thì Tòa án phải kiểm tra xem xét về nội
dung, phạm vi ủy quyền và văn bản đó đã được hợp pháp hóa lãnh sự hay chưa; nếu văn
bản ủy quyền được lập tại Việt Nam thì phải được công chứng hoặc chứng thực thì văn
bản ủy quyền đó mới có giá trị pháp lý. Trường hợp đương sự hoặc người được ủy
quyền... gửi giấy ủy quyền tới Tòa án, mà giấy ủy quyền đó chưa được hợp pháp hóa
lãnh sự hoặc chưa được công chứng, chứng thực thì Tòa án phải yêu cầu đương sự làm
lại cho đúng quy định pháp luật. Khi đương sự thực hiện việc ủy quyền đúng quy định
của pháp luật Tòa án mới giải quyết vụ án”. Đối chiếu với nội dung trên trong tham luận
của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao năm 2009 có thể khẳng định nếu đương sự gửi
văn bản ủy quyền đến Tòa án thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng,
chứng thực hợp pháp hoặc hợp pháp hóa lãnh sự thì mới có giá trị pháp lý. Trường hợp
đương sự (người ủy quyền) và người được ủy quyền ủy quyền bằng văn bản trực tiếp tại
Tòa án tham luận không đề cập đến nhưng theo nội dung hướng dẫn của Nghị quyết
05/2006/HĐTPTATC là được chấp nhận.
Trích: Một số vấn đề về người đại diện theo ủy quyền và người đại diện do
Tòa án chỉ định trong tố tụng dân sự
Nguyễn Thị Hạnh
Giảng viên khoa đào tạo Thẩm phán – Học viện Tư pháp
Cập nhật bởi boyluat ngày 05/07/2012 02:49:44 CH
Cập nhật bởi leanhthu ngày 05/07/2012 02:28:26 CH
Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái
Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307
Trân trọng!