Không ít các trường hợp bị cáo vắng mặt trong phiên xét xử thì Tòa án vẫn sẽ tiến hành việc xét xử sơ thẩm theo thủ tục và đảm bảo quyền lợi của bị cáo.
Trường hợp sau khi xét xử sơ thẩm mà Tòa án có ra thông báo yêu cầu kháng cáo phúc thẩm thì bị cáo có được ủy quyền cho người thân, Luật sư kháng cáo hay không?
1. Trong trường hợp nào Tòa án sẽ xét xử vắng mặt?
Căn cứ Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của bị cáo trong quá trình tố tụng như sau:
(1) Hướng xử lý của Tòa án trong trường hợp bị cáo vắng mặt:
- Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án.
- Nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải.
- Nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
- Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
- Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
(2) Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:
- Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
- Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
- Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
- Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.
Theo đó, nếu bị cáo đều không thuộc trường hợp quy định tại mục (2) cũng không là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì sẽ bị xét xử vắng mặt.
2. Bị cáo có được ủy quyền cho người thân, Luật sư kháng cáo giùm không?
Cụ thể tại khoản 1 Điều 262 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, bị hại, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa.
Việc gửi bản án cho bị cáo bị xét xử vắng do đang ở nước ngoài và không thể đến phiên tòa, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Cơ quan điều tra cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Trại tạm giam, Trại giam nơi đang giam giữ bị cáo.
Thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị cáo cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo làm việc, học tập; cấp bản sao bản án hoặc trích lục bản án về những phần có liên quan cho đương sự hoặc người đại diện của họ.
Trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo do bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả hoặc đang ở nước ngoài thì trong thời hạn nêu trên, bản án phải được niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo.
Tuy nhiên, hết thời hạn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm không nhận được đơn kháng cáo của các bị cáo vắng mặt.
Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp này, kháng cáo phải do các bị cáo tự thực hiện. Người bào chữa, cũng như thân nhân của các bị cáo không có quyền kháng cáo cho bị cáo.
Như vậy, trong trường hợp bị cáo vắng mặt do đang bỏ trốn và đang được truy nã sẽ không được ủy quyền cho người thân hoặc Luật sư làm kháng cáo. Sau thời hạn 15 ngày mà bị cáo không tự mình đến làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm thì bản án sơ thẩm xem như có hiệu lực thi hành.