Bị cáo chỉ kêu oan, liệu có được “giảm án”?

Chủ đề   RSS   
  • #516509 04/04/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 491 lần


    Bị cáo chỉ kêu oan, liệu có được “giảm án”?

    >>>"Đơn kêu oan" có phải là "Đơn tố cáo"?

    Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nếu xảy ra trường hợp bị cáo chỉ một mực im lặng và kêu oan thì có được xem là căn cứ “giảm án” không, hay đây lại được nhìn nhận là việc thể hiện thái độ không trung thực, không thành khẩn khai báo để Hội đồng xét xử “không xem xét giảm án” cho bị cáo?

    Cùng tìm hiểu câu trả lời qua việc phân tích các căn cứ pháp lý liên quan sau đây nhé!

    Trước hết, chúng ta cần biết được pháp luật có hay không ghi nhận quyền im lặng và quyền kêu oan của bị cáo? Nếu có, bị cáo sẽ có quyền thực hiện như thế nào? 

    Quyền im lặng của bị cáo

    Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, bị cáo được quyền:

    “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.”

    Thực chất, đây chính là một phần của quyền im lặng vì đã là quyền thì họ có thể trình bày lời khai hoặc không thực hiện việc trình bày lời khai. Thực tế họ có thể im lặng (nếu họ muốn), cơ quan tiến hành tố tụng không có quyền bắt họ phải khai báo bằng các biện pháp không hợp pháp. Như vậy, bị cáo hoàn toàn có quyền không buộc đưa ra lời khai chống lại mình, tức là lời khai buộc tội hoặc thừa nhận tội phạm mà mình đang bị cáo buộc mà sẽ không bị coi là tình tiết tăng nặng.

    Quyền kêu oan của bị cáo

    Song song với quyền im lặng theo quy định trên, bị cáo cũng có quyền “tự bào chữa” được ghi nhận tại điểm g khoản 2 Điều 61. Ở một góc cạnh nào đó, qua thông điệp của hành vi kêu oan của bị cáo mà chúng ta có thể xem “kêu oan” chính là một trong những hướng để thực hiện quyền bào chữa cho bị cáo, khi mà bị cáo tự nhận định rằng việc truy cứu trách nhiệm hình sự với mình là không đúng.

    Ngoài ra, vấn đề kêu oan gần như không được đề cập chính thức trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Hiện nay, duy chỉ có điều khoản nhắc đến khái niệm “kêu oan”, đó là khoản 4 Điều 183 quy định: Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết”, còn không có bất cứ điều khoản nào khác trong bộ luật này đề cập đến việc kêu oan.  

    Chỉ kêu oan có được “giảm án”?

    Như đã phân tích phía trên, cần phải xem xét rằng việc không buộc phải nhận tội là một quyền của bị cáo và kêu oan chính là quyền tự bào chữa của bị cáo. Vậy, trường hợp bị cáo kêu oan, không nhận tội xảy ra thì có được xem xét giảm án cho bị cáo hay không?

    Theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 đây không được coi căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nên về nguyên tắc bị cáo sẽ không được giảm án nếu chỉ kêu oan mà không có căn cứ giảm nhẹ.

    Tuy nhiên, điều đáng nói là thực tế xét xử lại tồn tại việc Hội đồng xét xử dùng chính việc bị cáo im lặng, bị cáo kêu oan để cho rằng bị cáo đang quanh co chối tội. Từ nhận định như vậy, Hội đồng xét xử sẽ không xem xét giảm án vì cho rằng bị cáo không trung thực, không thành khẩn khai báo hoặc là không xin giảm nhẹ nên không có căn cứ để giảm nhẹ. Chiếu theo quy định Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017, không hề có bất cứ quy định nào tại Điều 52 về tình tiết tăng nặng để nói rằng quanh co chối tội hoặc không thành khẩn khai báo là tình tiết tăng nặng. Hơn nữa, tại khoản 3 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự  2015 cũng không hề quy định rằng bị cáo có nghĩa vụ thành khẩn khai báo tại phiên tòa mà bị cáo thực tế chỉ có 2 nghĩa vụ được quy định ghi là: (1) có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và (2) chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án. Vì vậy, nhận định theo hướng trên vô hình chung đã xâm phạm đến quyền lợi của bị cáo tại phiên tòa.

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 04/04/2019 11:06:59 CH
     
    2138 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận