Sáng 14/1/2019 phiên xét xử vụ án Vô ý làm chết người và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại BVĐK tỉnh Hòa Bình làm 9 người tử vong tập trung ở phần kiểm tra căn cước, đại diện VKS công bố cáo trạng vụ án.
Luật sư đề nghị HĐXX trưng cầu giám định tâm thần đối với Hoàng Công Lương tại BV tâm thần TW 1. Việc giám định nhằm đảm bảo tính công tâm khách quan và tính chính xác trong lời khai của bị cáo Lương đối với vụ án.
Chủ tọa phiên tòa, ông Nghiêm Hoài Anh, khẳng định lời khai của bị cáo không phải là căn cứ duy nhất để hội đồng xét xử kết luận nên không đồng ý đề nghị giám định tâm thần đối với bị cáo Lương.
Về vấn đề này mình có tìm hiểu một số thông tin liên quan đến việc: Nếu bị cáo mắc bệnh tâm thần ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án như thế nào?
- Điều 206 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định:
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
“ Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;”
...
- Điều 22, Bộ luật Dân sự 2015 nêu:
Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Sau khi thụ lý vụ án, nếu có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo không có năng lực trách nhiệm hình sự thì Tòa án trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
Căn cứ vào kết luận giám định, Tòa án có thể ra một trong những quyết định:
+ Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
+ Trả hồ sơ để điều tra lại hoặc điều tra bổ sung;
+ Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
+ Đưa vụ án ra xét xử.
Như vậy đối với người bệnh tâm thần, căn cứ theo những điều nêu trên thì khi không nhận thức được thì hành vi cũng không làm chủ được và thuộc Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 98 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015)
Mặc dù: Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án và Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.
Nhưng trong quá trình giải quyết cần thiết những tình tiết cần có lời khai của bị cáo để:
- Đánh giá sự thật khách quan
- Đánh giá mức độ thành khẩn khi khai báo
- Thể hiện sự công bằng khi giải quyết vụ án của Tòa án về quyền con người
..
Trên đây là quan điểm của mình, có điều gì cần bổ sung thì mọi người đóng góp ý kiến giúp mình nhé!