BỊ CAN KHÔNG CHẤP NHẬN THÌ SAO?

Chủ đề   RSS   
  • #209155 24/08/2012

    LawyerHop
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2012
    Tổng số bài viết (136)
    Số điểm: 1600
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 42 lần


    BỊ CAN KHÔNG CHẤP NHẬN THÌ SAO?

    Vì tố giác của cô H nên anh A bị khởi tố, truy tố về tội hiếp dâm theo khoản 1 Điều 111 BLHS. Trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm, cô H xin rút yêu cầu khởi tố. Theo luật, vụ án sẽ được đình chỉ. Tuy nhiên, anh A không chịu, cương quyết yêu cầu cơ quan tố tụng đưa vụ án ra xét xử để làm rõ trắng đen vì cho rằng mình vô tội, bị cô H vu oan giá họa. Vậy cơ quan tố tụng phải xử lý sao???

    "Uy tín tạo dựng thành công"

     
    2523 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #209166   24/08/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    nguyenvantongnvt viết:

    Xin chào bạn !    
    Về trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

    Trường hợp bạn nêu thì dù cô H có bãi nại thì cơ quan điều tra họ vẫn tiến hành các bước tố tụng. Việc A bị truy tố là để làm rõ trách nhiệm với Nhà nước chứ không phải với cô H. Do đó việc A có đồng ý hay cô H bãi nại hay không là không quan trọng. Tội quy định tại Điều 111 không bị đình chỉ theo yêu cầu của người bị hại.

    Vài ý chia sẽ cùng bạn.
    Mọi thắc mắc pháp lý vui lòng liên hệ số điện thoại: 0906 758 227 (Anh Tòng).
    Chúng tôi chúc bạn mọi sự tốt lành !

     

    Trường hợp này không phải giải quyết như Luật sư Tòng đã tư vấn.

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 của BLTTHS thì tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 111 BLHS chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại (hoặc đại diện hợp pháp của họ). Và theo khoản 2 Điều 105 BLTTHS thì khi người bị hại rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

    Trường hợp bạn  hỏi, khi cô H đã rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì nếu xác định việc rút yêu cầu là không trái với ý muốn của cô H thì dù anh A không đồng ý, cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải căn cứ vào các quy định của BLTTHS để ra quyết định đình chỉ vụ án (ở giải đoạn điều tra thì căn cứ Điều 105, giai đoạn truy tố thì căn cứ Điều 169, giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thì căn cứ Điều 180). Còn việc anh A cho rằng anh A bị cô H vu khống thì nếu xét thấy có căn cứ, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với cô H để giải quyết bằng một vụ án khác. 

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    duyhieunt (24/08/2012)
  • #209207   24/08/2012

    LawyerHop
    LawyerHop
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2012
    Tổng số bài viết (136)
    Số điểm: 1600
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 42 lần


    [quote=LawyerHop]

    Cảm ơn mọi người đã cho tư vấn:

    Nhưng theo mình,Pháp luật vẫn thừa nhận rằng quyền yêu cầu được chứng minh sự vô tội của nghi can là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, vì BLTTHS chưa có quy định khác nên cơ quan tố tụng vẫn phải đình chỉ giải quyết vụ án chứ không thể tiếp tục tiến hành tố tụng nữa.

     

    "Uy tín tạo dựng thành công"

     
    Báo quản trị |  
  • #209249   24/08/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


     

    LawyerHop viết:

     

    [quote=LawyerHop]

    Cảm ơn mọi người đã cho tư vấn:

    Nhưng theo mình,Pháp luật vẫn thừa nhận rằng quyền yêu cầu được chứng minh sự vô tội của nghi can là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, vì BLTTHS chưa có quy định khác nên c�� quan tố tụng vẫn phải đình chỉ giải quyết vụ án chứ không thể tiếp tục tiến hành tố tụng nữa.

     

     

     

    Đúng vậy! Nếu đọc và hiểu được ý của tôi trong bài viết phản hồi cho bạn thì bạn sẽ thấy rằng quan điểm của tôi cũng như vậy.

    Bởi vì thứ nhất: luật đã quy định khi người yêu cầu rút yêu cầu trong những trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của họ thì các cơ quan tiến hành tố tụng buộc phải đình chỉ vụ án, mà không có bất cứ một quy định nào bắt buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét ý kiến của người khác trong trường hợp người yêu cầu rút yêu cầu.

    Thứ hai, một vụ án hình sự phải được tiến hành ntheo trình tự mà BLTTHS đã quy định, từ việc tiếp nhận tin báo tội phạm đến việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra, truy tố và xét xử. Vậy trong tình huống mà bạn đưa ra thì các cơ quan tiến hành tố tụng đang xây dựng một hồ sơ vụ án hình sự về tội hiếp dâm đối với A theo khoản 1 Điều 111 BLHS theo yêu cầu của cô B. Đây là loại vụ án hình sự chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nên khi cô B (người bị hại) rút yêu cầu thì bắt buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải đình chỉ vụ án mà không phụ thuộc vào bất cứ ý kiến của ai khác (trừ trường hợp cô B chưa thành niên hoặc là người bị hạn chế, mất khả năng nhận thức). Việc anh A cho rằng anh không phạm tội mà việc anh bị khởi tố chỉ là do cô B đã bịa đặt, vu khống cho anh thì các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ dựa vào các quy định của pháp luật đểxem xét, giải quyết bằng một vụ án hình sự khác theo trình tự tố tụng, chứ không thể xem xét yêu cầu của anh A trong việc xử lý vụ án đã khởi tố anh A theo đơn yêu cầu của cô B được.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |