Bên yếu thế trong giao dịch dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #499996 18/08/2018

    Bên yếu thế trong giao dịch dân sự

    Trong giao dịch dân sự hay thương mại đều có một bên mạnh và bên yếu thế. Đặc biệt thể hiện rõ ràng về những giao dịch dân sự trong Bộ luật dân sự 2015, cụ thể tại điều 125 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. 

    "1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

    a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

    b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

    c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự."

    Về quy định này, Bộ luật dân sự 2015 có thêm một điểm bổ sung tại khoản 2 về trường hợp ngoại lệ, nhằm công nhận hiệu lực của các giao dịch dân sự dù không đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Trong đó, giao dịch dân sự sẽ không bị tuyên là vô hiệu nếu giao dịch đó của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hằng ngày của người đó. Và nếu có giao dịch đó xảy ra thì hậu quả pháp lý là làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ. Và giao dịch này được thừa nhận hiệu lực sau khi người xác lập giao dịch đã thành niên hoặc đã khôi phục năng lực hành vi dân sự. 

    Với những ngoại lệ trên, thể hiện được phần nào sự tôn trọng quyền tự do ý chí và tính độc lập về tài sản, về việc thực hiện quyền và lợi ích của bên yếu thế trong giao dịch dân sự. 

     
    2596 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận