Bên vay không có khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo không hợp pháp thì xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #612667 12/06/2024

    tcgroup

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:12/06/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bên vay không có khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo không hợp pháp thì xử lý thế nào?

    Bà A cho ông B vay tiền nhưng giờ ông B k có tiền trả nên ký văn bản thỏa thuận đặt cọc là dùng căn nhà của ông B trừ nợ. Tuy nhiên, trước đó ông B lại cho bà C mượn sổ đỏ để vay tiền ông D. Ông D bắt ông B ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (công chứng treo) - ý là không sang tên, để thế chấp căn nhà. 
    Giờ bà C bỏ trốn không trả tiền nên giờ ông B không lấy lại được sổ đó để chuyển nhượng lại cho bà A. 
    Giờ bà A đang ở nhà này, vậy cần làm gì để đảm bảo được căn nhà này thuộc về bà A ạ.
     
    179 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tcgroup vì bài viết hữu ích
    admin (05/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #612740   13/06/2024

    btrannguyen
    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 503 lần


    Quyền sử dụng đất

    Chào bạn, trường hợp của bạn có thể tham khảo quy định như sau:

    Theo Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    - Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

    - Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

    Như vậy, việc ông B dùng căn nhà để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ sẽ vô hiệu do bà A bị lừa dối, tức là tài sản thế chấp không hợp pháp do đã chuyển nhượng trước đó nhưng ông B vẫn đưa cho bà A để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.

    Theo đó, lúc này bà A phải trả lại căn nhà và nghĩa vụ trả nợ của ông B vẫn còn. Bà A có thể kiện ông B để yêu cầu trả nợ.

    Trường hợp ông B không có khả năng trả nợ thì:

    Theo Điều 7 Luật Thi hành án dân sự 2008, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 và Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008 có quy định người được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

    Điều 45 Luật Thi hành án dân sự 2008, được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 cũng quy định người phải thi hành án có thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

    Và trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.

    Như vậy, trường hợp ông B không có khả năng trả nợ theo quyết định thi hành án thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xác minh và ra quyết định về điều kiện thi hành án của ông B.

    Hiện nay pháp luật không có quy định cưỡng chế buộc người phải thi hành án phải trả nợ khi đã có quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án.

    Cho nên khi ông B không có khả năng trả nợ thì ông B và bà A chỉ có thể tiến hành đàm phán thỏa thuận lại về khả năng trả nợ của bên vay, bằng nhiều phương án khác nhau, ví dụ: gia hạn thời gian trả nợ hoặc giảm nợ hay trích một phần thu nhập của ông B để trả nợ…

    Còn nếu ông B được xác minh là vẫn có điều kiện thi hành án mà cố tình không trả nợ cho bà A thì ông B sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (05/08/2024)