Bẻ giò Hiến pháp sửa đổi: Giữ nguyên vai trò chủ đạo của Doanh nghiệp Nhà nước

Chủ đề   RSS   
  • #266424 03/06/2013

    nonsong

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2013
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 1240
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 44 lần


    Bẻ giò Hiến pháp sửa đổi: Giữ nguyên vai trò chủ đạo của Doanh nghiệp Nhà nước

    Hiến pháp sửa đổi được xem là một bước “tiến hóa” khá tương đối khi có không ít quy định mang tính bình đẳng, thể hiện một chế độ dân chủ, tự do, công bằng. Trong số đó có quy định mọi doanh nghiệp trong thành phần kinh tế bình đẳng:

    Điều 54 (Sửa đổi, bổ sung các điều 15, 16, 19, 20, 21 và 25

    1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.

    2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.

    Tuy nhiên, quy định “tiến hóa” này có thể dẫn đến tình trạng Doanh nghiệp Nhà nước sẽ không sống nổi trước sự cạnh tranh khốc liệt của các Doanh nghiệp khác trong và ngoài nước. Mặc dù có Nhà nước “bảo kê”, có nguồn ngân sách “bảo đảm”, nhưng vì nhiều lý do họ vẫn ngắc ngoải trong nền kinh tế được xem là nền kinh tế thị trường.

    Từ trước đến nay, Doanh nghiệp Nhà nước sống nhờ “bầu sữa” của Ngân sách nhà nước, vậy nhưng vẫn báo lỗ liên tục. Từ Dầu khí, Điện, nước, đóng tàu, … trong đó có không ít Doanh nghiệp “làm ăn” không chịu bất kể sức ép cạnh tranh nào, chỉ thực hiện một việc duy nhất: móc tài nguyên đi bán!

    Trước buổi họp Quốc hội sáng nay, đài truyền hình bắt đầu rục rịch truyền tải thông điệp “giữ nguyên vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước”; tức là giữ nguyên quy định của Hiến pháp 1992:

    Ðiều 19

        Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

        Cơ sở kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

    Với tình trạng tham nhũng, cơ cấu cồng kềnh; đây lại được coi là “bãi rác thải” của những con ông cháu cha nhét nhồi nhằm tìm kiếm một vị trí, một danh phận. Vậy thì làm sao có thể hoạt động hiệu quả, phát triển được như mong muốn? Bài ca KÊU LỖ vẫn ngân lên hằng năm, âu cũng chỉ phụng sự cho xã hội?

    Xét đến cùng, sự tồn tại của Doanh nghiệp Nhà nước có vai trò tương đối, nhưng với những gì đã và đang hiện hữu thì chỉ có Đảng và Nhà nước cần họ thôi, còn xã hội không cần đến họ. Bởi vì, họ ngốn quá nhiều ngân sách, các khoản vay, viện trợ …  rót vào đó không ít, nợ công vì thế ngày càng chồng lên đè nặng GDP, gánh nặng của nhân dân, của các doanh nghiệp khác là quá lớn.

    Mặc dù Luật Doanh nghiệp Nhà nước đã “chết” từ lâu, song cho đến nay, vấn đề cơ cấu, tái cơ cấu, chuyển đổi vẫn ì ạch; tiếng là các doanh nghiệp bình đẳng theo Luật Doanh nghiệp, nhưng thử hỏi đã 10 năm trôi qua, có ai tin điều đó? Doanh nghiệp Nhà nước vẫn là con đẻ, và doanh nghiệp khác chỉ là con ghẻ không hơn!

    Xin hãy trả lại sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế; Dự thảo Hiến pháp về vấn đề này đã là một sự “tiến hóa” tương đối, chỉ có bình đẳng thì người dân mới hưởng lợi từ nền kinh tế thị trường.

     

     
    5071 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nonsong vì bài viết hữu ích
    nguyentran_ls123 (03/06/2013) RongPham (03/06/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #267366   06/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Theo tôi Doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo là đúng. Nước nào cũng thế thôi, chủ yếu là hình thức thể hiện nó như thế nào (chính diện hay gián tiếp). Bởi lẽ nhà nước muốn điều hành kinh tế thì phải nắm giữ quyền lực kinh tế trong tay.

     
    Báo quản trị |