Theo quy định của pháp luật thì việc xác định một người phạm tội hay không phạm tội phải căn cứ vào chứng cứ:
Điều 64. Chứng cứ
1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
2. Chứng cứ được xác định bằng:
a) Vật chứng;
b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Kết luận giám định;
d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
Điều 65. Thu thập chứng cứ
1. Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.
2. Những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.
Theo quy định trên thì thông tin trên báo không phải là chứng cứ và không thể căn cứ vào báo chí để đánh giá được là vụ án có oan, sai hay không.
Trên thực tế thì mỗi báo đăng một kiểu: có báo nói rõ là trưởng ấp không có cuộc gọi nhở nào trên số điện thoại của trưởng ấp.
Hầu hết mọi người đồng cảm với bị cáo và cho là việc khởi tố là không cần thiết vì làm khó người dân tự bảo vệ tài sản của mình. Tuy nhiên nếu đủ chứng cứ thì phải khởi tố, truy tố và tuyên án.