Bắt khẩn cấp hay quả tang?

Chủ đề   RSS   
  • #150789 27/11/2011

    nhavan

    Mầm

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2008
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 0 lần


    Bắt khẩn cấp hay quả tang?

    Chào các anh chị!
    Có trường hợp này tôi muốn đưa ra để trao đổi cùng các anh chị:
    7 giờ sáng ngày 25/9, Xe ôtô khách đang trên đường lưu thông chở hành khách thì bị cơ quan công an ra hiệu dừng xe và đưa lệnh khám, yêu cầu lái xe quay về trụ sở công an để tiến hành khám xét theo thủ tục hành chính. Kết quả: trong xe ôtô khách nói trên có chứa hàng cấm là thuốc lá  ngoại với số lượng vượt gấp đôi số lượng quy định sẽ bị truy tố. Số thuốc lá này được cất giấu trong khoang bí mật được gia cố kín đáo dưới gầm xe, bình thường không thể phát hiện được. Qua đấu tranh ban đầu, lái xe đã thừa nhận hành vi cất giấu số hàng này để vận chuyển, tiêu thụ.13 giờ cùng ngày, do đối tượng hoạt động lưu động, nơi cư trú không rõ ràng, Cơ quan công an đã ra lệnh bắt lái xe, áp dụng bắt người phạm tội quả tang theo điều 82 BLTTHS để phục vụ công tác điều tra tiếp theo...
    Có ý kiến cho rằng: cơ quan chức năng áp dụng bắt người phạm tội quả tang là chưa chính xác, vì hành vi phạm pháp của đối tượng chỉ bị phát giác khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra khám xét hành chính xe ôtô  thì mới phát hiện ra lái xe có cất giấu và vận chuyển hàng cấm, nên đây không phải là trường hợp phạm pháp quả tang.
    Lại có ý kiến cho rằng; nên áp dụng bắt khẩn cấp, trường hợp 3, điều 81 BLTTHS: " khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chổ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ."
    Và lại có ý kiến rằng: việc áp dụng bắt khẩn cấp, trường hợp 3 như trên vẫn chưa chính xác, vì ở đây dấu vết tội phạm không phải là chổ ở mà là trên phương tiện giao thông vận tải...
    Mong các anh chị cho ý kiến nên áp dụng bắt như thế nào trong trường hợp này cho chính xác.

     

     
    22020 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #150886   28/11/2011

    luanls89
    luanls89
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2011
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 2899
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 144 lần


    Tôi xin có ý kiến góp ý như sau:
    Trường hợp nêu trên của bạn, việc Công an xác định là bắt người do phạm tội quả tang là có cơ sở, 1 trong những điểm khác nhau căn bản nữa giữa người bị bắt do phạm tội quả tang và người bị bắt khẩn cấp đó là tính liên tục của việc truy đuổi. Rõ ràng, ngay từ lúc đầu tiên, từ việc cơ quan chức năng đưa xe về trụ sở, khám xét, thẩm vấn, tra hỏi và đối tượng khai nhận là 1 quá trình diễn ra liên tục. Do đó, đây là bắt người quả tang.
    Giả sử lúc đó, cơ quan chức năng xác định được chỗ ở hiện tại của đối tượng rồi, họ thả đối tượng và yêu cầu đối tượng không được rời khỏi nơi cư trú. Sau đó, khi xác định được số thuốc lá trên là thuốc lá lậu, số lượng vượt quá quy định đủ để truy tố. Lúc đó, cơ quan chức năng mới ra lệnh bắt, thì đó là bắt khẩn cấp.

    Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Thành Luân

    - Điện thoại: 0974.220.145

    - Gmail: thanhluanls89@gmail.com

    Sông có thể cạn, núi có thể mòn

    Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ ( Liên hệ 24/24)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luanls89 vì bài viết hữu ích
    nhavan (30/11/2011)
  • #151095   28/11/2011

    minhtuyen691
    minhtuyen691

    Chồi

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2011
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 1110
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 14 lần


     nhưng trược khi khám xét công an có đưa lệnh khám xét, đây có phải là bát người phạm tội quả tang không?

    nothing is impossible

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtuyen691 vì bài viết hữu ích
    nhavan (30/11/2011)
  • #151769   30/11/2011

    nhavan
    nhavan

    Mầm

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2008
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 0 lần



    Cm ơn các bn!
    Tôi cũng theo quan đim ban minhtuyen69, đây cơ quan chc năng đã đưa lnh khám xét hành chính, h mi da vào ngun tin nào đó hoc mi có nghi ng trên xe có ch hàng bt hp pháp, khi đưa xe v tr s tiến hành khám xét thì mi phát hin ra hàng cm được giu trong khoang bí mt.Qua ghi li khai và đu tranh theo nghip v, tài xế mi chu nhn hành vi ca mình.Tôi nghĩ đây không th là phm pháp qu tang được, phm pháp qu tang là trường hp người đó đang thc hin mt hành vi hoc va mi thc hin xong thì b phát giác, hành vi đó ai trông thy cũng biết đó là phm pháp, không phi qua công tác điu tra xác minh mi biết được.Vi trường hp trên, ban đu đưa lnh khám xe, chưa ai chc chn rng trên xe có ch hàng bt hp pháp, đây mi mc đ nghi ng.
    Mong các bn trao đi tiếp.

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 30/11/2011 05:49:26 CH Cắt bỏ phần lỗi
     
    Báo quản trị |  
  • #151835   01/12/2011

    Theo  mình thì mình đồng quan điểm với bạn luanls89.
        Vì trong BLTTHS có nêu:

    "Điều 82. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

    1. Đối với người đang thực hiện tội phạm .....      "
       Ta có thể thấy ở đây đối tượng của việc bắt người phạm tội quả tang là người đang thực hiện tội phạm,có nghĩa là đã và đang thực hiện nhưng chưa kết thúc.
      Hành vi của lái xe ở đây là hành vi vận chuyển hàng cấm,phạm tội theo quy định tại điều 155 BLHS.
        Lái xe đang thực hiện việc vận chuyển,có nghĩa đang thực hiện tội phạm.
        Do đó quyết định bắt người phạm tội quả tang của CA là hoàn toàn chính sác.
     Thân!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vanquylkt0901 vì bài viết hữu ích
    nhavan (03/12/2011)
  • #152401   03/12/2011

    nhavan
    nhavan

    Mầm

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2008
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 0 lần



      
    Vâng! lái xe đang thực hiện vận chuyển, đang thực hiện tội phạm nhưng hành vi được che đậy, nguỵ trang, nếu không tiến hành kiểm tra, điều tra thì không thể phát hiện được hành vi vi phạm. Trong khi phạm pháp quả tang là trường hợp ai trông thấy cũng đều khẳng định đó là tội phạm, không cần phải qua điều tra xác minh...
    Mặt khác, ở đây, dù ngay tại thời điểm cơ quan chức năng phát hiện ra hàng cấm được dấu trong xe khi tiến hành khám thì cũng chưa đủ cơ sở để khẳng định ngay rằng lái xe đã phạm tội, dấu hiệu pháp lý của hành vi vận chuyển hàng cấm về mặt chủ quan là phải cố ý. Giả sử lái xe trình bày là mình không hề biết số hàng đó có dấu trong xe, chủ xe hoặc ai đó đã làm việc này trước và anh ta chỉ được hẹn đúng giờ đến lái thuê thì sao?(Trong thực tế vẫn thường xảy ra tình huống như thế). Vì vậy cơ quan chức năng phải tiến hành các biện pháp nghiệp vụ điều tra đấu tranh, thu thập chứng cứ, buộc đối tượng khai nhận, diễn biến này đã làm mất đặc trưng của hành vi phạm pháp quả tang.
    Mong các bạn cho ý kiến!
    Cập nhật bởi nhavan ngày 03/12/2011 10:36:14 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #163510   06/02/2012

    minhtien999
    minhtien999

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/02/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Theo mình là bắt khẩn cấp trường hợp 3 là hợp lý.
    Nếu là bắt quả tang trong trường hợp đang thực hiện tội phạm bị phát hiện thì hành vi phạm tội phải diễn ra cụ thể, rõ ràng mà người dân bình thường cũng có thể nhận biết được hành vi phạm tội. Nếu mà không nhận biết được thì đó không là bắt quả tang.  Sao mà người dân bình thường có thể biết được xe ôtô đó có vi phạm pháp hay không trong điều kiện bình thường.
    Vì thế bắt khẩn cấp theo trường hợp 3, khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người... Do số thuốc lá phạm pháp đó trên xe của người điều khiển thì cũng có thể coi dấu vết tội phạm đó là "ở người". ...
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtien999 vì bài viết hữu ích
    nhavan (05/03/2012)
  • #163523   07/02/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần



    Bộ luật tố tụng hình sự 2003 viết:
    Điều 82. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

    1. Đối với người đang thực hiện tội phạm (#ffff00;">7 giờ sáng ngày 25/9, Xe ôtô khách đang trên đường lưu thông chở hành khách ...Kết quả: trong xe ôtô khách nói trên có chứa hàng cấm là thuốc lá  ngoại với số lượng vượt gấp đôi số lượng quy định sẽ bị truy tố)hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
    ........................................................................................................................................
    Điều 83. Những việc cần làm ngay sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt

    1. Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay (#ffff00;">Qua đấu tranh ban đầu, lái xe đã thừa nhận hành vi cất giấu số hàng này để vận chuyển, tiêu thụ)và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ #ffff00;">(13 giờ cùng ngày...Cơ quan công an đã ra lệnh bắt lái xe, áp dụng bắt người phạm tội quả tang theo điều 82 BLTTHS để phục vụ công tác điều tra tiếp theo...)hoặc trả tự do cho người bị bắt.


    Thực ra, nếu các bạn để ý theo dõi diễn biến sự việc kết hợp trình tự thực hiện việc bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang theo quy định BLTTHS 2003 thì hoàn toàn thấy rằng trường hợp này hoàn toàn thỏa mãn.

    Việc bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang chỉ cần "phát hiện dấu hiệu tội phạm" chứ không cần phải "chắc chắn đó là hành vi đó đã cấu thành tội phạm theo BLHS", cụ thể, trong trường hợp này, dù qua việc lấy lời khai mà lái xe có nhận tội hay không thì CQĐT vẫn có quyền ra lệnh tạm giữ để điều tra bởi cho đến thời điểm này thì lái xe là người bị nghi vấn nhiều nhất (bởi xe của anh ta mà anh ta không giải thích được nguồn gốc số hàng lậu). Nếu trong quá trình tạm giữ người bị tình nghi, CQĐT xác định đúng hành vi đã cấu thành tội phạm thì sẽ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ngược lại, CQĐT sẽ trả tự do cho người bị tình nghi.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    nhavan (05/03/2012)
  • #170085   05/03/2012

    nhavan
    nhavan

    Mầm

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2008
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn các bạn!
    Tôi đồng ý với ý kiến của bạn minhtien999, ở đây cơ quan chức năng mới tình nghi, sau  khi kiểm tra khám xét mới phát hiện dấu vết của tội phạm được che đậy trong xe.Khi đó, lái xe là đối tượng tình nghi hàng đầu ( chưa chắc chắn lái xe đã là người phạm tội), cần phải áp dụng bắt khẩn cấp để tiếp tục điều tra làm rõ. Có lẽ áp dụng bắt khẩn cấp trường hợp 3 là hợp lý nhất.
    Mong được các anh chị góp ý trao đổi tiếp!
     
    Báo quản trị |  
  • #210236   29/08/2012

    qthjnh2020
    qthjnh2020

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2011
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 435
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    theo mình thì trường hợp này bắt quả tang là đúng, vì:

    người lái xe đang thực hiện tội phạm, khi về trụ sở Công an làm việc là thủ tục hành chính, quá trình làm việc theo thủ tục hành chính, xác định được hành vi của người lái xe cấu thành tội phạm nên áp dụng bắt quả tang. Một số bạn có ý kiến "bắt quả tang không phải là qua điều tra, xác minh mới xác định được hành vi phạm tội " là sai, vì quá trình điều tra xác minh đó chỉ là làm việc hành chính bình thường. Thời điểm bắt quả tang là khi người đó khai nhận hành vi của mình, việc cơ quan chức năng đưa xe về trụ sở, khám xét, hỏi đối tượng là 1 quá trình diễn ra liên tục

     
    Báo quản trị |