Chào các bạn!
Cảm ơn vì các bạn đã nhiệt tình tham gia chủ đề thảo luận của tôi.
Tôi xin có ý kiến như sau
#c00000; font-size: 13px;">"Thứ hai, có quan điểm cho rằng quyền tài sản là tài sản ( Bởi vì căn cứ pháp lý điều 163 BLDS ). Không đánh đồng quyền tài sản này với 01 tài sản cụ thể nào. Mà chỉ khẳng định quyền tài sản là 01 tài sản. ( đồng tình với quan điềm của hoadainhan1 ",
Đây là ý kiến của bạn cuongnguyenlaw. Có lẽ tôi nói như thế này thì bạn sẽ hiểu hơn. Tài sản theo Điều 163. Tài sản
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Đó là khái niệm về Tài sản và được liệt kê cụ thể các trường hợp như thế nào được coi là Tài sản, Quyền sử dụng đất là một quyền tài sản, điều này ai cũng biết.
Tuy nhiên để phân loại tài sản, có nhiều tiêu chí mà nhà làm Luật phân biệt cụ thể được quy định tại chương XI, quy định, phân biệt cụ thể hơn các loại tài sản. Trong đó
Ðiều 174. Bất động sản và động sản
1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:
a) Ðất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.
2. Ðộng sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Tôi không biết là có hiểu nhầm ý của bạn cuongnguyenlaw không, nhưng theo tôi, bạn đang so sánh giữ cách phân loại tài sản và "khái niệm" được thể hiện dưới dạng liệt kê tài sản là như thế nào.
Tôi ví dụ: chiếc xe máy, vậy nếu chiếu theo 163 BLDS thì là một loại tài sản được thể hiện dưới dạng "vật". Nhưng khi phân loại tài sản thì được xem là BDS.
Vậy theo tôi, nhất định khi đã là tài sản ( vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản) thì cũng phải được xếp hoặc là BDS hoặc là DS.
Cũng xin nói lại với bạn rằng Khoản 2 ĐIều 174 đã nói rõ: "Động sản là những tài sản không phải là bất động sản". Hiểu cho cụ thể có nghĩa là: "nếu vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản không phải là bất động sản thì nó là động sản.
Tôi không hề đánh đồng giữa quyền tài sản với bất động sản hay động sản, vì nó không chung một khái niệm...làm sao so sánh được.
"
#c00000;">NKKhuy cho rằng :
Tôn, cái cửa, cái bàn...gắn liền với nhà trong quan hệ dân sự...chẳng hạn, chắc bạn cũng biết rằng nó hoàn toàn di động được về mặt cơ học, và cũng hoàn toà gắn liền với nhà trong quan hệ dân sự...chẳng hạn, chắc bạn cũng biết rằng nó hoàn toàn di động được về mặt cơ học, và cũng hoàn toàn có khả năng lưu thông...vậy theo bạn những loại tài sản ấy là BDS hay DS?
#c00000;">Cuongnguyenlaw trả lời :
- Nếu nói nó là bất động sản ( Sai ).
- Nếu nói nó là động sản ( Sai luôn )."
Bạn cho rằng những vật mà tôi đưa ra không phải là bất động sản hay động sản...vậy nếu chiếu theo ĐIều 174, thì bạn xem những vật này là cái gì????
Hay là bạn chỉ dựa vào Điều 163 để phân biệt lại "nó" chỉ là "vật".
Cái bàn nếu được bán riêng lẻ thì nó là Động sản (tôi chỉ lấy ví dụ vậy thôi, bạn tự suy luận nhé).
Bạn không thể so sánh ĐIều 163 và ĐIều 174 BLDS được.
Khái niệm mà bạn đưa ra: BDS là những vật gắn liền với đất đai, cũng xin nói với bạn luôn, đây là một khái niệm cũ rồi, nó tồn tại ở BLDS năm 1995. Đến tại thời điểm này với BLDS 2005 thì cách nhìn nhận về bất động sản cũng được nhìn nhận khác hơn, cụ thể là bằng cách liệt kê cụ thể (được quy định tại ĐIều 174 BLDS).
Bạn xem lại quan điểm của mình nhé.
Gửi bạn hoadainhan1!
#c0504d;">" Bạn suy luận vậy tiếp tục nhầm nữa rồi, vì Quyền định đoạt chưa chắc phải là chủ sở hữu tài sản (trừ trường hợp nó là động sản mới có quyền định đoạt), còn đối với bất động sản đất đai thì cá nhân không có cái quyền sở hữu này, mà cá nhân hay tổ chức chỉ có quyền định đoạt khi Nhà nước cho phép!!! Nếu Nhà nước không cho phép anh chuyển dịch thì anh không thể chuyển nhượng cho người khác được. Về điểm này mình đưa ra ví dụ cụ thể cho bạn xem: Vì sao động sản là xe cộ khi thực hiện quyền của mình lại nói là Hợp đồng mua bán, còn về đất đai Nhà nước lại không cho mua bán mà chỉ nói là chuyển quyền sử dụng đất mà thôi.
Khi bạn định nghĩa về "quyền chiếm hữu" là quyền nắm giữ và quản lý. Về điểm này thì mình thừa nhận, nhưng chỉ thừa nhận về mặt những gì Luật pháp quy định là chỉ có Nhà nước mới có thể quản lý đất đai. Còn nói theo bạn là về một cá nhân hay tổ chức thì không thể quản lý đất đai, mà chỉ có quyền sử dụng đất đai mà thôi. Về điểm này bạn lại nhầm nữa rồi.
Do vậy, về đất đai mình khẳng định một lần nữa quyền sở huchiếm hữu của Nhà nước, vì thế mỗi cá nhân hay một tổ chức nào đó không thể tồn tại quyền sở hữu (trong đó có quyền định đoạt)"
Tôi đông ý với bạn về quan điểm quyền sở hữu gồm cả ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản, và quyền định đoạt. Nếu chỉ đọc luật thôi thì ai cũng phần biệt điều này. Chúng ta đi sâu hơn nhé.
Tôi xin trích Điều luật:
Ðiều 195. Quyền định đoạt
Quyền định đoạt là quyền#c00000;"> chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ #c00000;">quyền sở hữu đó.
Điều 164. Quyền sở hữu
#c00000;">Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.
Bạn hãy đọc kỹ Điều 195, quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản.
Tôi lấy ví dụ. Đối với loại tài sản là đất đai, bạn cho rằng, cá nhân có quyền định đoạt
Xin trích bài viết của bạn nhé:
"Đó là chủ đề thảo luận của bạn nkkhuy đưa ra: theo quy định BLDS hiện hành, hình như bạn đã nhầm quyền sử dụng đất là một quyền chiếm hữu đối với quyền sử dụng với mảnh đất đang chiếm hữu. Một cá nhân hay một tổ chức nào đó không có quyền "chiếm hữu" đối với đất đai mà quyền chiếm hữu thuộc về Nhà nước (toàn dân). Còn tổ chức hay cá nhân chỉ có hai quyền về đất đai, đó là: #c00000;">Quyền sử dụng và Quyền định đoạt. Nếu cả 03 quyền này cộng lại thì đối với đất đai sẽ trở thành quyền sở hữu của Nhà nước (thuộc Sở hữu toàn dân), chứ đất đai không thuộc quyền sở hữu của một tổ chức hay cá nhân nào đó. Đó là quy định đặc thù của loại tài sản đất đai này. Còn các loại tài sản khác mình không bàn đến."
Tôi không đồng ý với quan điểm này của bạn, nếu như bạn khẳng định mỗi cá nhân có quyền định đoạt, vậy chiếu theo Điều 195 BLDS thì cá nhân đó đang thực hiện quyền chuyển giao quyền sở hữu của mình đối với loai tài sản đất đai này, vậy bạn thấy như thế nào, có mâu thuẩn không, bạn là chủ sở hữu thì bạn mới định đoạt được chứ, mà cá nhân thì có thể nào là chủ sở hữu đối với loại tài sản là đất đai. Sai lầm bạn nhé.
Bạn nói tôi nhầm trong cách phân biệt quyền định đoạt với quyền sở hữu, cũng xin thưa với bạn luôn, bạn đọc kỹ điều 195, bạn thấy có gì lạ không!!!
Để thực hiện được quyền định đoạt, bạn phải có quyền sở hữu, mà trong đó quyền sở hữu lại bao gồm quyền định đoạt....đây là một sai sót trong cách văn bản mà cụ thể là tại quy phạm pháp luật này...Bạn hãy đọc thêm các tài liệu khác để tham khảo vấn đề tôi vừa nêu, có lẽ bạn sẽ học hỏi được nhiều hơn.
Còn về quyền chiếm hữu, bạn nghĩ "vĩ mô" quá. Tôi lấy ví dụ như thế này nhé, bạn có quyền sử dụng đất, nhưng bạn có phải có trách nhiệm với sự quản lý và nắm giữ của mình trên mảnh đất đó hay không, nếu như bạn không quản lý tốt, có thể có những tồn tại những hành vi vi phạm pháp luật ngay trên mảnh đất mà bạn đang được quyền sử dụng đó, thì theo bạn, ai sẽ chịu trách nhiệm, nhà nước hay là bạn.
Bạn hãy tự trả lời để có thêm kiến thức.
Việc bạn cho rằng đất đai thuộc sự quản lý của nhà nước, thật ra nói như vậy cũng không sai, tuy nhiên nó lại không đúng với mục đích của dân sự.
Bạn nên hiểu một cách đơn giản hơn.
Cảm ơn cả hai bạn đã tham gia chủ đề của tôi, hy vọng rằng các bạn sẽ sớm có những phản hồi.
Trân trọng!nguyenhuylaw@gmail.com
Phone: 0906.597.179