Bất cập trong căn cứ đình chỉ được quy định trong BLTTDS 2015.

Chủ đề   RSS   
  • #493463 02/06/2018

    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Bất cập trong căn cứ đình chỉ được quy định trong BLTTDS 2015.

    Quy định mới tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 217 của BLTTDS 2015 về việc nguyên đơn không nộp chi phí định giá tài sản, và chi phí tố tụng khác theo quy định BLTTDS hiện hành. Tương tự như vậy, quy định này cũng áp dụng trong trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Căn cứ vào quy định này Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Nhưng vấn đề ở đây sẽ có nhiều trường hợp nguyên đơn khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhưng lại không đủ điều kiện để chi trả các khoản chi phí tố tụng đặc biệt là chi phí định giá tài sản, lúc này Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì không bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của người khởi kiện. Nếu có thể thêm trường hợp ngoại lệ vì lý do gia cảnh, tuổi tác, nhân thân để áp dụng điều khoản này và số tiền này được người có nghĩa vụ chi trả sau khi có quyết định hoặc bản án của vụ án này. Đảm bảo được tính công bằng, và nguyên tắc Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

    Ngoài ra BLTTDS 2015 còn tồn tại quy định mang tính chung, đối với một số trường hợp phức tạp sẽ rất khó áp dung. Cụ thể, tại Điểm a Khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 quy định “Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế”. Quyền và nghĩa vụ ở đây bao gồm quyền và nghĩa vụ về nhân thân, quyền và nghĩa vụ về tài sản. Đối với quyền và nghĩa vụ về tài sản thì người thừa kế của người này có quyền được thừa kế những quyền và nghĩa vụ đó và tiếp tục giải quyết vụ án này. Tuy nhiên, có trường hợp quyền và nghĩa vụ về nhân thân vẫn được thừa kế, nhưng không thể thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng trong vụ án dân sự, Tòa án vẫn phải ra quyết định đình chỉ. Ví dụ điển hình như tranh chấp về quyền công bố tác phẩm được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ.

     

     
    2148 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Phong_96 vì bài viết hữu ích
    hoangdat1122 (27/06/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #586761   29/06/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    Bất cập trong căn cứ đình chỉ được quy định trong BLTTDS 2015.

    Cảm ơn bài viết của bạn. Mình muốn nêu quan điểm như sau: Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 hiện đang dùng hai thuật ngữ khác nhau liên quan đến việc đình chỉ giải quyết yêu cầu của đương sự, đó là “đình chỉ giải quyết vụ án” và “đình chỉ giải quyết yêu cầu của đương sự”. Xét về mặt ngôn từ và quy định tại Điều 217 BLTTDS, khi gặp các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 217 thì Tòa án phải ra quyết định “đình chỉ giải quyết vụ án”. Nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn không có đơn phản tố hoặc có nhưng đã rút toàn bộ yêu cầu phản tố và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hoặc có nhưng đã rút toàn bộ yêu cầu độc lập, thì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 217 BLTTDS, Tòa án cũng ra “quyết định đình chỉ giải quyết vụ án”. Theo quy định tại khoản 3 Điều 217, khi vụ án bị đình chỉ thì Tòa án tiến hành xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu.

     
    Báo quản trị |  
  • #587106   30/06/2022

    leehuy97
    leehuy97
    Top 500
    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:29/06/2022
    Tổng số bài viết (214)
    Số điểm: 1398
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 13 lần


    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Bài viết đã cho mình biết được các bất cập trong căn cứ đình chỉ về quyền và nghĩa vụ về thừa kế tài sản. Đồng thời lý do đình chỉ giải quyết vụ án liên qua đến chi phí tố tụng và chi phí về định giá tài sản vì vậy mà quyền của người khởi kiện không được đảm bảo.

     

    Cập nhật bởi leehuy97 ngày 30/06/2022 08:55:02 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #587693   16/07/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Bất cập trong căn cứ đình chỉ được quy định trong BLTTDS 2015.

    Cảm ơn những chia sẻ của bạn. Đình chỉ vụ án là quyết định chấm dứt mọi hoạt động tố tụng của vụ án đối với bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng. Vụ án nếu đã có quyết định đình chỉ thì không được phụ hồi điều tra, truy tố, xét xử. Như vậy, khi có sự bất cập trong quy định về đình chỉ thì thiết nghĩ cần có hướng dẫn cụ thể để thống nhất những bất cập còn tồn đọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #587698   16/07/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Bất cập trong căn cứ đình chỉ được quy định trong BLTTDS 2015.

    Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sau khi thụ lý vụ án, trong quá trình giải quyết nếu vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Trong các trường hợp tòa án đình chỉ giải quyết vụ án, có trường hợp căn cứ vào các trường hợp khác theo quy định của pháp luật quy định tại điểm h khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

    Theo các hướng dẫn trước đây thì các trường hợp khác mà pháp luật có quy định là các trường hợp chưa được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự nhưng được quy định trong các luật khác hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể trường hợp đình chỉ tại điểm h khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đối với các trường hợp khác theo quy định của pháp luật, do đó khi Tòa án áp dụng trường hợp trên để đình chỉ giải quyết vụ án còn tùy nghi, chưa thống nhất, chủ yếu dựa vào lập luận chủ quan, nên làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các đương sự.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtai99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/07/2022)