Vụ Milo tố Ovaltine: Cần có cơ sở để cáo buộc

Chủ đề   RSS   
  • #503471 28/09/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Vụ Milo tố Ovaltine: Cần có cơ sở để cáo buộc

     Vụ Milo tố Ovaltine: Cần có cơ sở để cáo buộc

     

    Mới đây, Nestle Việt Nam đã có công văn gửi Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đề nghị xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm luật quảng cáo của FrieslandCampina, đơn vị sở hữu thương hiệu Ovaltine.

    Nestle tố cáo FrieslandCampina vi phạm quyền tác giả của Nestle, khi có rất nhiều yếu tố trong Chiến dịch Ovaltine lấy ý tưởng từ các sản phẩm thương mại của Chiến dịch Milo. Các sao chép này bao gồm việc sử dụng thông điệp "nhà vô địch", hình nền trong các ảnh, tư thế chụp hình, các môn thể thao được lựa chọn để làm hình/clip và một số các câu nói khác.

    Nestle cho rằng, do Chiến dịch Ovaltine vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nên cũng có nghĩa là FrieslandCampina đã thực hiện hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo. Ngoài ra, Chiến dịch Ovaltine còn chứa đựng yếu tố cạnh tranh không lành mạnh, theo các quy định về cạnh tranh của Việt Nam.

    Cụ thể, phần lớn các posters được liên hệ với màu xanh đậm, màu đặc trưng của Milo và các hình ảnh xuyên suốt posters nếu được đặt cạnh các hình ảnh của Milo sẽ tạo thành một câu chuyện mới. Điều này đẫn đến việc nhầm lẫn của rất nhiều người tiêu dùng.

    Theo quan sát, các poster trong Chiến dịch Ovaltine được đăng tải từ ngày 10/9 vừa qua có bối cảnh xuyên suốt là sự đối lập của 2 màu xanh - đỏ.

    Phía xanh là các cô bé, cậu bé mang đúng màu thương hiệu của Milo, thường trong tinh thần thi đấu, luôn bị ám ảnh bởi đối thủ, huy chương vàng, thứ bậc, cúp… và gương mặt các cô bé, cậu bé này đều không hề vui vẻ, thậm chí chán nản, mệt mỏi.

    Trái lại, phía đỏ, vốn là màu của Ovaltine, lại luôn có gương mặt thích thú, hưng phấn, tìm tòi, khám phá. Trong nhiều poster, phía màu đỏ có 2 người trong khi bên xanh chỉ có 1, nhằm tạo sự chênh lệch về tính đồng đội.

    Cần nhận định rằng những cáo buộc phải đúng cơ sở pháp luật:

    Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thì ý tưởng mới, mà chưa được thể hiện dưới hình thức một tác phẩm thì sẽ không được pháp luật bảo hộ. về phía Công ty Nestlé nên xem xét lại lời cáo buộc này. Họ có thể hướng tới cáo buộc sự xâm phạm nhãn hiệu của Ovaltine nếu như Nhãn hiệu Milo đã được đăng ký bảo hộ về hình ảnh, màu sắc.

    Về cáo buộc hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 

    Khoản 12 Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012 Hành vi “Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh” là một hành vi bị cấm.

    Dẫn chiếu sang Luật cạnh tranh, theo khoản 4 Điều 39 Luật cạnh tranh năm 2004 về các hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh bao gồm hành vi Gièm pha doanh nghiệp khác.

    “Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.” (Điêu 43 Luật Cạnh tranh)

    Việc tố ovaltine thực hiện hành vi “bóp méo” thông điệp mà milo muốn truyền tải gây ảnh hưởng đến uy tín cũng như sự lựa chọn của khách hàng cũng như sự nhầm lẫn khi lựa chọn sản phẩm

    Vì vậy trước khi kết luận cần có sự giám định chắc chắn của cơ quan chức năng để xử lý vụ này

    Nếu là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh thì sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 100 triệu đồng nếu là gièm pha doanh nghiệp khác và bị phạt tiền từ 60 đến 140 triệu đồng nếu là hành vi quảng cáo bắt chước bên phía Milo theo Nghị định số 71/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

     

     

     
    25667 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    Jabe (17/07/2019) TVPL_PTSP (30/06/2019) ntdieu (02/10/2018) hanthuyen8 (30/09/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #551481   09/07/2020

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Theo quan điểm của mình thì trong tranh tụng thì cơ sở khởi kiện là tất yếu. Trong phiên tòa cần làm rõ ai đúng ai sai nhưng nếu trên thị trường sau vụ kiện là động lực để cả 2 được biết đến rộng rãi và phát triển hơn thì việc ai đúng ai sai không quá quan trọng với doanh nghiệp. Suy cho cùng cái đích cuối cùng của doanh nghiệp vẫn chỉ là lợi nhuận

     
    Báo quản trị |  
  • #551696   14/07/2020

    Phần lớn các posters của Ovaltine có màu màu xanh đậm, màu đặc trưng của Milo nên dễ gây ra sự nhầm lẫn cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm. Đây là lý do Nestle cáo buộc Ovaltine thực hiện hành vi bị cấm trong quảng cáo. Nhưng để có thể xác định được xem phía Ovaltine có thực sự có hành vi này hay không, hãng Nestle cần chờ sự giám định kỹ càng bởi bộ phận chuyên môn của cơ quan chức năng.

     
    Báo quản trị |  
  • #552681   25/07/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1198)
    Số điểm: 8780
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Sự tranh giành quyền lực thương mại qua các ông lớn ngày càng tăng, tuy nhiên điều này vẫn diễn ra thường xuyên một phần là luật áp dụng dựa trên câu chữ, ví dụ tên thương mại không được trùng 100%, mà ngôn ngữa việt nam lại phong phú, chỉ cần sửa chút câu chữ đã khiến khách hàng lầm tưởng

     
    Báo quản trị |  
  • #554098   31/07/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Ovaltine trong vụ kiện với Milo

    Trong quãng thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục cập nhật các tin tức liên quan trong lĩnh vực F&B Việt Nam mà cụ thể trong ngành kinh doanh đồ uống xoay quanh cuộc đối đầu nảy lửa và không có hồi kết giữa hai thương hiệu thức uống dành cho trẻ em lớn tại Việt Nam là Nestle Việt Nam - sở hữu thương hiệu sữa Milo và Friesland Campina - sở hữu thương hiệu sữa Ovantine.

    Cuộc chiến bắt đầu từ việc thương hiệu Ovantine khởi động chiến dịch Marketing mang tên “Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích” với câu Slogan “Nếu con không thể làm bố mẹ tự hào như bạn ấy, bố mẹ có hết thương con không?“ mà theo Milo là vi phạm nghiêm trọng pháp luật cạnh tranh, pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật về quảng cáo

    Dưới góc độ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương hiệu Ovanntine thuộc Tập đoàn Frieslandcampina thông qua vụ kiện Nestle Việt Nam kiện Frieslandcampina có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm nghiêm trọng luật Quảng cáo. Mình xin trình bày quan điểm như sau:

    Thứ nhất, Việc Milo - Nestle Việt Nam cho rằng phía Ovantine - Frieslandcampina có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể vi phạm Điều 39 Luật Cạnh Tranh 2004 quy định về các hành vi Cạnh tranh không lành mạnh, trong đó tập trung vào hai hành vi chính là: gièm pha doanh nghiệp khác (Điều 43 Luật Cạnh tranh 2004) và quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh (Điều 45 Luật cạnh tranh 2004)

    Tại đây, có thể nhận thấy rằng, đối với hành vi gièm pha doanh nghiệp khác, nếu dẫn chiếu các cơ sở pháp lý thì ở đây doanh nghiệp thực hiện hành vi gièm pha phải có“ hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị gièm pha.

    Tuy nhiên, trong chiến dịch Marketing của mình, Ovantine không hề tung ra các chiêu trò như tung các thông tin không trung thực nhằm hạ uy tín đối thủ, cụ thể là thương hiệu Milo mà Ovantine chỉ đơn thuần đang xây dựng một chiến dịch quảng bá quy mô lớn cho sản phẩm của mình. Vì vậy, hoàn toàn không có căn cứ khi cho rằng Ovantine có hành vi gièm pha doanh nghiệp vi phạm Luật Cạnh tranh.

    Bên cạnh đó, căn cứ Luật Cạnh tranh 2004 quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam hiện nay gồm có so sánh trực tiếp, bắt chước và gây nhầm lẫn.

    Trong đó, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là các hành vi sau: so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng; đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng.

    Những trường hợp ám chỉ, suy diễn sẽ không được coi là thuộc phạm vi so sánh trực tiếp.

    Quảng cáo gây nhầm lẫn được chia ra hai loại, đó là quảng cáo gian dối và quảng cáo gây sự hiểu nhầm, nếu căn cứ theo các quy định trên thì Ovaltine không có dấu hiệu vi phạm cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo. Hay nói cách khác, phía Nestle Việt Nam đưa ra bằng chứng mơ hồ.

    Thứ hai, Nestle cho rằng, Công ty Frieslandcampina (sở hữu thương hiệu Ovaltine) không chỉ sao chép trái phép ý tưởng của Nestle mà còn gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng có sự hiểu nhầm về sản phẩm Milo, vi phạm quyền tác giả của Nestle, khi có rất nhiều yếu tố trong Chiến dịch Ovaltine lấy ý tưởng từ các sản phẩm thương mại của Chiến dịch Milo.

    Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật về Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay chưa đề cập đến việc bảo hộ , “ý tưởng”, đây không phải là đối tượng được bảo hộ theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2004, sửa đổi, bổ sung 2009, mà theo Luật chỉ bảo hộ tác phẩm, đối tượng sở hữu trí tuệ cụ thể, như tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu,…

    Do đó, Nestlé cho rằng chiến dịch Ovaltine “sao chép trái phép ý tưởng” thìhoàn toàn không có căn cứ và không mang tính thuyết phục.

    Thứ ba, Nestle viện dẫn căn cứ Ovantine vi phạm Khoản 10 và Khoản 13 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, cụ thể “Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp [….] hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác“ và “Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ“.

    Ở đây, Luật Quảng cáo chỉ quy định về hành vi quảng cáo sử dụng phương pháp trực tiếp mà không quy định về các hành vi so sánh gián tiếp, cụ thể trên các poster quảng cáo của Ovantine không hàm ý đưa các nội dung nhằm bôi xấu hình ảnh thương hiệu Milo, phần lớn các poster được liên hệ với màu xanh đậm, màu đặc trưng của Milo và các hình ảnh xuyên suốt posters sử dụng màu chủ đạo là màu đỏ, màu đại diện thương hiệu - Ovantine.

    Ngoài ra, do hành vi của Ovantine không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nên cũng có nghĩa là FrieslandCampina đồng thời không bị rơi vào hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo.

     
    Báo quản trị |  
  • #558151   20/09/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Theo mình,bản chất vụ việc giữa Milo và Ovaltine theo định nghĩa của Luật Cạnh tranh thì không vi phạm.  Milo tố Ovaltine vi phạm sở hữu trí tuệ, cạnh tranh không lành mạnh là do ý kiến chủ quan, áp đặt của Milo mà hiện nay cũng chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền. Lý do là những thông điệp của Ovaltine hoàn toàn là sự sáng tạo dựa trên góc độ truyền thông và họ không có bất kỳ thông tin nào mang tính chất đả kích, hạ thấp đối thủ hoặc đưa ra những thông tin sai sự thật về sản phẩm của Milo.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #563662   28/11/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Theo mình thấy thì trong vụ này không có gì là cạnh tranh không lành mạnh cả, vì những gì hai công ty này làm quảng bá cho nhãn hiệu mình sẽ cho thấy được trình độ, quan điểm của chính công ty chứ không ảnh hưởng xấu đến hình ảnh hay chất lượng sản phẩm.

     
    Báo quản trị |  
  • #563707   29/11/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11411
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 203 lần


    Theo mình thì những cáo buộc của Milo chưa chắc sẽ được công nhận vì những bằng chứng Milo đưa ra chưa thực sự thuyết phục. Song qua việc tranh chấp này có thể sẽ nâng cao thương hiệu của hai hãng, việc nâng cao thương hiệu ở đây không phải là chất lượng sản phẩm mà là người dân biết đến thông qua các báo đài.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #563731   29/11/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1198)
    Số điểm: 8780
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Có thể thấy, đây là hai đối thủ trực tiếp trong cùng ngành hàng, và với việc thực hiện Ovaltine Campaigne, Friesland Campina không chỉ sao chép trái phép ý tưởng  mà còn gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng bằng việc đánh đồng các thông điệp không gây nhầm lần. Vấn đề này mong sớm sẽ được giải quyết theo một quy định pháp luật cụ thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #563754   29/11/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Đôi lúc đi qua thấy hai bên dùm biển quảng cáo để đấu với nhau hay là đáp trả nhau thấy buồn cười. Việc hai bên tố nhau cạnh tranh không lành mạnh thì cũng chỉ là "đánh bóng" tên tuổi, là người tiêu dùng chú ý tới cho những sản phẩm sắp tới của hai bên mà thôi

     
    Báo quản trị |  
  • #564202   30/11/2020

    Cạnh trang là yếu tố cần thiết và tất yếu để khiến thị trường phát triển có lợi cho người tiêu dùng. Nên phải có luật pháp để quy định để các nhãn hàng cạnh tranh công bằng với nhau để đảm bảo sự phát triển của thị trường. Vụ việc hai nhãn hàng cạnh tranh nhau ai cũng biết nhưng có phạm luật không thì không phải ai cũng rõ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #564211   30/11/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Cảm ơn về thông tin hữu ích bạn cung cấp đến cho mọi người trong cộng đồng dân luật.

    Tuy nhiên theo mình thì đây là chiến lược kinh doanh cả đấy, họ chấp nhận bỏ tiền chịu phạt (nếu đúng đủ yếu tố cấu thành hành vi vi phạm) luôn để đổi lại sự chú ý của mọi người.

    Chúc bạn có nhiều bài viết hay hơn

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #565811   30/12/2020

    Nestle tố cáo FrieslandCampina vi phạm quyền tác giả của Nestle, khi có rất nhiều yếu tố trong Chiến dịch Ovaltine lấy ý tưởng từ các sản phẩm thương mại của Chiến dịch Milo. Các sao chép này bao gồm việc sử dụng thông điệp "nhà vô địch", hình nền trong các ảnh, tư thế chụp hình, các môn thể thao được lựa chọn để làm hình/clip và một số các câu nói khác.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #572605   24/06/2021

    Ở nhiều khu vực có vị trí "đắc địa" hiện nay, chúng ta có thể thấy bảng quảng cáo của hai thương hiệu này luôn song hành cùng nhau. Milo ra một câu giới thiệu thì Ovaltine luôn sẵn sàng đáp trả và ngược lại, một cuộc chiến không có hồi kết.

     
    Báo quản trị |  
  • #572846   28/06/2021

    Chào bạn, cám ơn vì bài viết hữu ích và quan điểm cá nhân của bạn nhé. Vụ việc này như một trận chiến trường kỳ của 2 nhãn hàng lâu nay luôn ấy. Theo quan điểm cá nhân của mình thì nó giống chiêu trò PR để cả 2 bên cùng hưởng lợi thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #573814   22/07/2021

    Theo mình thấy thì trong cuộc chiến giữa ha thương hiệu này thì cả Milo và Ovaltine đều không ai thua kém ai. Cuộc chiến giữa hai thương hiệu này mình thấy đã diễn ra từ rất lâu rồi, hình ảnh quảng cáo của hai bên lúc nào cũng có nét tương tự nhau. Dù hai bên ai thắng trong cuộc chiến này thì tiếng tăm của cả hai bên đều tăng.

     
    Báo quản trị |  
  • #581176   01/03/2022

    Cảm ơn tác gỉa với bài viết vô cùng hữu ích này. Việc cạnh tranh giưã hai doanh nghiệp kinh doanh tương tự không phải vấn đề xa lạ. Việc treo biển bảng quản lý của đối thủ cạnh tranh đối xứng nhau hoàn toàn không mang tính chất vi phạm, mà còn gây hứng thú cho người dùng. Luật không cấm hai đối thủ cạnh tranh treo bảng biển gần nhau. Do đó, không đủ căn cứ để cho rằng pía Ovantine đã cạnh tranh không lành mạnh.

     
    Báo quản trị |  
  • #581219   03/03/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Vụ Milo tố Ovaltine: Cần có cơ sở để cáo buộc

    Cảm ơn bài viết mà bạn đã chia sẻ và mang lại. Theo mình nghĩ  thì không xử lý được bởi cả hai bên không vi phạm gì cả. Họ cạnh tranh nhau và có thông điệp khác nhau nhằm mục địch gây chú ý.và tạo hiện tượng trên mạng xã hội, Không thể nói thông điệp quảng cáo trái ngược gây thiệt hại cho bên còn lại được bởi vì nếu thế rõ ràng thông điệp của bạn là không đúng. Theo tôi kiện cáo này cũng chỉ để làm truyền thông mà thôi và giúp cả hai đạt được mục đích mà thôi

     
    Báo quản trị |  
  • #584251   24/05/2022

    Vụ Milo tố Ovaltine: Cần có cơ sở để cáo buộc

    Vụ cạnh tranh quảng bá của Ovaltine và Milo nổi 1 thời luôn á. Mà thực ra cũng chưa chắc là cả 2 đang đối đầu nhau đâu. Nhiều khi là chiến lược marketing của 2 bên hết ấy, ngoài mặt là đối đầu nhưng thực ra là cả 2 đều có lợi. Qua vụ đó thì không ai mà không biết trên thị trường sữa cho trẻ có 2 thương hiệu Ovaltine và Milo cơ chứ!

     
    Báo quản trị |