Bao nhiêu tuổi thì có thể đăng ký hiến tạng? Hiến tạng có cần gia đình đồng ý không?

Chủ đề   RSS   
  • #616735 04/10/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 515 lần


    Bao nhiêu tuổi thì có thể đăng ký hiến tạng? Hiến tạng có cần gia đình đồng ý không?

    Hiến tạng là một hoạt động nhân văn có thể cứu sống được nhiều người. Vậy, bao nhiêu tuổi thì có thể đăng ký hiến tạng và việc hiến tạng có cần được sự đồng ý của gia đình không?

    Bao nhiêu tuổi thì có thể đăng ký hiến tạng? Hiến tạng có cần gia đình đồng ý không?

    Theo Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác như sau:

    Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.

    Như vậy, người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là có đăng ký hiến tặng và không yêu cầu phải có sự đồng ý của gia đình.

    Đã đăng ký hiến tạng nhưng đổi ý không hiến nữa có được không?

    Theo Điều 13 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về thủ tục thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống như sau:

    - Trường hợp muốn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống thì người đã đăng ký hiến gửi đơn đề nghị thay đổi hoặc hủy bỏ đến cơ sở y tế đã tiếp nhận đơn đăng ký hiến.

    - Cơ sở y tế có trách nhiệm sau đây:

    + Tiếp nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống của người đã đăng ký hiến;

    + Trong thời gian hai ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn, thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người về việc thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

    - Việc thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống có hiệu lực kể từ khi cơ sở y tế nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

    - Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn thay đổi, huỷ bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

    Như vậy, trường hợp đã đăng ký hiến tạng nhưng đổi ý không hiến nữa thì có thể huỷ bỏ đơn đăng ký bằng cách gửi đơn đề nghị huỷ bỏ đơn đăng ký hiến tạng tại cơ sở y tế đã tiếp nhận đơn đăng ký.

    Những hành vi nào bị cấm trong việc đăng ký hiến tạng?

    Theo Điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

    - Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác.

    - Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.

    - Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.

    - Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

    - Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi.

    - Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

    - Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.

    - Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

    - Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não.

    Như vậy, pháp luật nghiêm cấm 10 hành vi trên trong việc đăng ký hiến tạng.

     
    114 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận