Bảo lĩnh trong hoạt động tố tụng hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #50200 04/04/2010

    ng0c_k0j

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bảo lĩnh trong hoạt động tố tụng hình sự

    cho cháu hỏi: người yêu cháu bị tạm giam 4 tháng vì tội cướp giật tài sản nhưng giờ cũng đã sắp hết 1 tháng chỉ cần hết tháng này gia đình làm đơn có xác nhận của địa phương là được gặp như vậy có phải là đã hết thời gian điều tra không? Và gia đình có thể làm đơn bảo lãnh cho anh ấy được không? giúp cho cháu
    Cập nhật bởi navelvu ngày 07/05/2010 02:53:51 PM Cập nhật bởi navelvu ngày 07/05/2010 02:52:31 PM
     
    22458 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #50201   04/04/2010

    dung_law1987
    dung_law1987

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2009
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 430
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn. Với trường hợp của bạn trai bạn thì đã phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy hết thời hạn tạm giam thì cơ quan điều tra có thể gia hạn tạm giam thêm hai lần hoặc ba  lần nếu vụ án phức tạp để phục vụ cho quá trình điều tra. Do vậy không thể nói trước được thời gian kết thúc điều tra khi nào nếu không xác định cụ thể vụ án có phức tạp hay đơn giản. $0Còn việc bảo lãnh thì khi hết thời hạn tạm giam, đày đủ chứng cứ thì vụ án sẽ được truy tố và đem ra xét xử. Do đó không thể bảo lĩnh được (Khoản 1 Điều 92 BLTTHS)..$0

    Nguyễn Văn Dũng

     
    Báo quản trị |  
  • #50202   04/04/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Về thời hạn điều tra, bạn dung_law1987 đúng.
    Còn về vấn đề bảo lĩnh, bạn chưa chính xác. Hãy xem lại quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về bảo lĩnh (điều 92)
    Điều 92. Bảo lĩnh
    1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
    2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
    3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.
    4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
    5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.



    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |