BẢO LÃNH TẠM THA

Chủ đề   RSS   
  • #203953 28/07/2012

    permanent_04

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2012
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    BẢO LÃNH TẠM THA

    Chào luật sư

    Gần đây, anh tôi vướng vụ cá độ đá gà và bị bắt tạm giam. Tuy nhiên, anh tôi chỉ đứng xem mà không tham gia cá cược (có cả người làm chứng). Nhưng hiện vẫn đang bị tạm giam gần 10 ngày nay. Do trong nhóm người bị tạm giam trong vụ này có 1 người đã đột ngột chết trong lúc tạm giam nên mọi việc xét xử đều bị ngừng trệ.

    Khi gia đình tôi đến xin giải quyết vụ việc thì được cán bộ ở đó trả lời rằng do tính chất phức tạp có người tử vong trong vụ việc này, người nhà của người tử vong kiện lên trên,  nên mọi hồ sơ liên can trong vụ này đều bị gác lại để giải quyết cho nạn nhân đã tử vong kia trước ...tức là phải đợi vài tháng mới đem hồ sơ của những người liên quan khác ra xét xử...Có nghĩa, trước khi xét xử anh tôi phải bị giam giữ vài tháng chỉ vì đứng xem đá gà.

    Nay gia đình tôi muốn xin bảo lãnh anh tôi ra trong trường hợp này có khả thi không , và hồ sơ cần làm là những gì, chi phí cho việc bảo lãnh ra sao ? Mong Luật sư tư vấn cụ thể , chúng tôi có thể liên hệ với Luật sư để nhờ giúp đỡ trong việc làm hồ sơ bảo lãnh được không?

    Tôi hiện đang ở tp.HCM

     
    4144 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #204240   30/07/2012

    luatsuduytam
    luatsuduytam
    Top 500
    Male
    Chồi

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2012
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 1309
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Chào ban!

    Điều kiện bảo lĩnh/

    Bạn có thể tham khảo.
    Điều 92 BLTTHS Bảo lãnh

    1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
    2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
    3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.
    4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
    5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

    Điều 93. Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm

    1. Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập.
    2. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Quyết định của những người quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
    3. Cơ quan ra quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm phải lập biên bản ghi rõ số lượng tiền, tên và tình trạng tài sản đã được đặt và giao cho bị can hoặc bị cáo một bản.

    4.      Trong trường hợp bị can, bị cáo đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì số tiền hoặc tài sản đã đặt sẽ bị sung quỹ Nhà nước và trong trường hợp này bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

    Trong trường hợp bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền hoặc tài sản đã đặt.

    1. Trình tự, thủ tục, mức tiền hoặc giá trị tài sản phải đặt để bảo đảm, việc tạm giữ, hoàn trả, không hoàn trả số tiền hoặc tài sản đã đặt được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    Thân chào bạn.

    Luật sư NGUYỄN DUY TÂM

    Công ty Luật Hợp Danh QUỐC VIỆT

    ĐC: 53 Nguyễn Ái Quốc, phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

    ĐT: 061 3600436

    DĐ: 0917 179737

    Email: lsduytam@yahoo.com

     
    Báo quản trị |  
  • #204260   30/07/2012

    permanent_04
    permanent_04

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2012
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tôi có thể nhờ Luật Sư nào ở TPhcm làm thủ tục bảo lãnh được không? Kính mong chỉ dẫn. Chân thành cảm ơn

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư NGUYỄN DUY TÂM - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUỐC VIỆT

ĐC: 215B Phạm Văn Thuận, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

ĐT: 061 3600436 Fax: 061 3918588 - DĐ: 0979 889908 - Email: lsduytam@yahoo.com.