Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Chủ đề   RSS   
  • #13329 12/04/2008

    tinchanh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 700
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

    Nếu rượu của tôi làm thành phẩm để bán.Tôi muốn bảo vệ công thức của mình thì tôi có thể đăng ký theo pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ko? Mong được tư vấn giúp.Tôi xin cảm ơn.
    Cập nhật bởi rongcon83 ngày 11/03/2010 05:09:14 PM Cập nhật bởi rongcon83 ngày 11/03/2010 10:35:25 AM
     
    33912 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #13330   23/05/2008

    hacom2579
    hacom2579

    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2008
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 9776
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Đăng ký bảo hộ công thức sản xuất rượu!

    Trước hết, theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/03/2006 của Chính phủ hướng dẫn và quy định chi tiết Luật Thương mại về hành hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì rượu là một mặt hàng hạn chế kinh doanh.
    Tuy nhiên, bạn muốn hoạt động kinh doanh rượu (bao gồm việc sản xuất và bán) thì phải được cấp phép kinh doanh đối với mặt hàng này.
    Khi bạn đã đăng ký kinh doanh mặt hàng này thì bạn có thể đăng ký bảo hộ đối với công thức rượu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về bí mật kinh doanh. Nếu bạn có nhãn hiệu, tên thương mại đối với sản phẩm  mà mình làm ra.
    Chúc bạn thành công!
     
    Báo quản trị |  
  • #13331   18/06/2008

    longpt
    longpt

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bảo hộ công thức rượu như là sáng chế

    Công thức của rượu có thể đăng ký bảo hộ dưới dạng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích

    Theo quy định tại  PHẦN THỨ BA - QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP của Luật sở hữu trí tuệ thì điều kiện bảo hộ của sáng chế được quy định như sau:

    ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ

    Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

    1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a) Có tính mới;

    b) Có trình độ sáng tạo;

    c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

    2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a) Có tính mới;

    b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

    Điều 59. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

    Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

    1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

    2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

    3. Cách thức thể hiện thông tin;

    4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

    5. Giống thực vật, giống động vật;

    6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

    7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

    Điều 60. Tính mới của sáng chế

    1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

    2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

    3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

    a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;

    b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

    c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

    Điều 61. Trình độ sáng tạo của sáng chế

    Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

    Điều 62. Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế

    Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.


     
    Báo quản trị |  
  • #38192   29/07/2008

    thanhtra75
    thanhtra75

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Các tờ báo điện tử khác đăng tác phẩm tôi gửi cho tờ báo giấy thì có cần xin phép tôi không?

    Tôi là phóng viên tự do, tôi gửi tác phẩm của mình đến cho một tờ báo A và đã được đăng, sau đó các tờ báo mạng điện tử khác đăng tải lại bài báo này mà không hề xin phép tôi, cũng như cơ quan báo A. Vậy những tờ báo mạng điện tử đó có vi phạm bản quyền báo chí không? Trong trường hợp các tờ báo mạng đó sao chép và đề rõ nguồn : bao gồm tên tác giả (là tôi) và tên tờ báo đã đăng tải bài của tôi thì có vi phạm không?
    Ngoài ra tôi cũng mong luật sư làm rõ giúp tôi các khái niệm : bản quyền, tác quyền, quyền sở hữu trí tuệ
     
    Báo quản trị |  
  • #38193   21/05/2008

    hacom2579
    hacom2579

    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2008
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 9776
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Không vi phạm quyền tác giả nếu bài viết của bạn không thuộc đối tượng được bảo hộ!

    Theo quy định tại Điều 15, Luật Sở hữu trí tuệ thì những tin tức thời sự thuần túy đưa tin, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản  khác thuộc lĩnh vực tư pháp và những bản dịch chính thức của những văn bản này; quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.
    Theo Nghị định số 100/2006/NĐ-CP hướng dẫn về quyền tác giả và các quyền liên quan theo quy định của Bộ Luật Dân sự và Luật sở hữu trí tuệ thì tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.
    Đó là những quy định liên quan đến quyền tác giả và sở hữu trí tuệ. Vì bạn không nói rõ tác phẩm của bạn thuộc đối tượng nào nên không thể khẳng định có sự  vi phạm hay không. Bạn đối chiếu những bài viết của mình có thuộc đối tượng không được bảo vệ không, và có phải là tác phẩm báo chí theo như Nghị định 100/2006/NĐ-CP trên không để xem có vi phạm hay không.
    Nếu bạn thấy những bài viết của mình có sự vi phạm trong đó thì bạn có kiến nghị đến cơ quan chủ quản, nơi đăng bài của bạn và các trang có đăng bài của bạn về việc họ đã vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí.
    Các khái niệm bạn đưa ra, khi bạn đọc các văn bản trên thì sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn!
    Chúc bạn ngày càng có nhiều bài biết hay!
     
    Báo quản trị |  
  • #38194   21/05/2008

    thanhtra75
    thanhtra75

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn luật sư rất nhiều.

    Tôi muốn hỏi thêm là các tác phẩm báo chí được bảo hộ mà không cần tác giả hay cơ quan báo chí đăng ký bản quyền phải không ạ .

    Hiện có một số trang báo điện tử ghi dòng chữ : Báo A nắm bản quyền thông tin trên website này.
    Như vậy tờ báo A đó đã đăng ký bản quyền thông tin ?
     
    Báo quản trị |  
  • #38195   23/05/2008

    tungminick
    tungminick

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Anh NN TRai dùng từ "bản quyền thông tin" là chưa được chuẩn xác nhé
     
    Báo quản trị |  
  • #38196   30/06/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Không phải xin

    Bạn không nói rõ là Báo điện tử mà đăng bài của bạn và báo giấy bạn gởi có phải chung một tòa soạn, cơ quan hay không, nếu chung thì họ không phải trả nhuận bút cho bạn vì bạn đã lãnh bên báo ngày rồi, lúc này nội dung của bạn được bên sử dụng (đăng) toàn quyền, còn báo điện tử khác lấy bài là họ đã vi phạm công ước về bản quyền. Nếu họ có trả (xin phép) thì họ chỉ trả cho bên đăng bài của bạn lần đầu tiên thôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #13525   01/07/2008

    haphong
    haphong
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2008
    Tổng số bài viết (164)
    Số điểm: 2565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Bản quyền âm nhạc

    Vấn đề bản quyền âm nhạc hiện nay hầu như còn chưa có sự quản lý chặt chẽ, các bạn cho ý kiến của mình về vấn đề này thế nào nhé. Chẳng hạn như bây giờ, một nhạc sĩ có một bài hát, đúng ra, các cá nhân hay tập thể khi sử dụng phải trả tiền nếu như tác phẩm đó đã được đăng ký. Nhưng hiện nay vấn đề này cũng chưa được quan tâm, hoặc khi nhạc sĩ mất đi thì sẽ như thế nào?...
     
    Báo quản trị |  
  • #13526   20/06/2008

    thaihiep
    thaihiep

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2008
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bán bản quyền cho nhà nước

    Theo mình nghĩ thì nên có một quy định thế này: Các tác phẩm âm nhạc, văn hóa nghệ thuật... thì nên có một cơ chế để tác giả có thể bán bản quyền cho nhà nước, khi này sẽ do Bộ Bộ VH-TT&DL quản lý, khi đó, các tổ chức hay cá nhân sử dụng tác phẩm thì phải trả tiền theo quy định, chứ như hiện nay, tác giả đăng ký tác quyền ở TPHCM chẳng hạn, thì khi đó người sử dụng tác phẩm ở Miền Bắc hay Miền Trung thì làm sao tác giả biết mà kiện với tụng? Đó là chưa kể đến một số trường hợp, sử dụng tác phẩm của người khác xào nấu, chế biến lung tung làm lắm lúc chính tác giả không còn nhận ra đứa con tinh thần của mình, theo ý các bạn thì thế nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #13527   24/06/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Có cần phải thế?

    Bạn nói nghe cũng có lý, nhưng mà theo bạn thì khi bán như thế thì nhà nước sẽ phải quản lý, nhân sự đâu ra? bô máy vốn cồng kềnh phức tạp giờ lại thêm mấy cái này nữa rắc rối thêm, với lại, một bản nhạc được nhiều người nghe và chấp nhận được là mừng rồi, ở đó mà đòi hỏi, nhạc thuộc về lĩnh vực đời sống tinh thần, làm sao lấy vật chất mà so được?
     
    Báo quản trị |  
  • #13528   30/06/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    VTV phản hồi về bản quyền tác phẩm âm nhạc (Theo Q.N. - Tuổi Trẻ)

    TT - Liên quan đến vấn đề chi trả bản quyền các tác phẩm nhạc phát trên sóng truyền hình, sau khi nhận được bản kiến nghị có chữ ký của 371 nhạc sĩ, thân nhân nhạc sĩ gửi lãnh đạo một số đài phát thanh và truyền hình (Tuổi Trẻ ngày 12-6-2008), trong đó có VTV, VTV là đơn vị đầu tiên có phản hồi chính thức (hôm 27-6) trên trang web của VTV (

    >> >>

    Tuổi Trẻ trích đăng một số ý của VTV về vấn đề tăng mức chi trả:

    Trung tâm Bảo vệ bản quyền âm nhạc VN đã đề xuất như sau về vấn đề tăng mức chi trả: theo "thông lệ quốc tế" là bằng 0,26% tổng doanh thu của VTV, hoặc theo nguyên tắc bản quyền phải trả bằng 3-15% tổng doanh thu theo qui định tại VN.

    Tuy nhiên, theo VTV, đề xuất của trung tâm không có cơ sở đủ thuyết phục vì áp dụng cách tính cho các đài quốc tế vào các đài VN là chưa phù hợp, chưa kể còn phải tính đến đó là đài chuyên phục vụ giải trí - thương mại hay thời sự - xã hội. Thêm vào đó, "toàn bộ nguồn thu của VTV đều được coi là nguồn tài chính để phục vụ trở lại việc thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền chính trị - xã hội". Vì vậy mà đến nay hợp đồng cho năm 2008 vẫn chưa được ký kết giữa VTV và trung tâm.

    VTV đã đề xuất trả bản quyền cho việc sử dụng và thanh toán phí tác quyền ca khúc từ năm 2008 như sau: trong chương trình không có tài trợ ở mức 100.000 đồng/lần/bài khi phát trên sóng các kênh VTV1, VTV2,VTV3; 30.000 đồng/lần/bài khi phát trên sóng của các đài truyền hình khu vực thuộc VTV. Đối với ca khúc phát trong chương trình có tài trợ là 300.000 đồng/lần/bài. Đối với các chương trình có sử dụng tác phẩm ca nhạc VTV ghi hình, phát sóng nhưng không phải là người tổ chức mà do đơn vị khác tổ chức, VTV sẽ yêu cầu đơn vị chủ trì hoạt động đó trả phí bản quyền cho tác giả một cách trực tiếp hoặc thông qua VTV.

    VTV sẽ thống kê các bài hát được sử dụng trên sóng, cập nhật danh sách website www.vtv.vn để bất cứ nhạc sĩ nào cũng có thể kiểm tra, đối chiếu với thực tế phát sóng. Cuối năm VTV sẽ công bố số lần phát ca khúc của từng nhạc sĩ để đối chiếu với số tiền đã trả cho mỗi người. Việc chi trả sẽ được thực hiện theo cách thức: VTV định kỳ (có thể hằng quí) trực tiếp chuyển số tiền trả bản quyền cho từng tác giả thông qua bưu điện hoặc chuyển khoản vào tài khoản cá nhân (nếu có) của nhạc sĩ hoặc thân nhân nhạc sĩ.

    Hằng năm, mức chi trả bản quyền cho mỗi lần phát ca khúc được xem xét và điều chỉnh tăng lên với mức tăng không thấp hơn mức tăng doanh thu của VTV trong năm. Trường hợp doanh thu của VTV sụt giảm, vẫn đảm bảo tăng tối thiểu 10% mức trả bản quyền ca khúc.

    ***

    VTV nhấn mạnh ở cuối thư phản hồi: "Trường hợp nhạc sĩ không đồng ý với phương thức trả bản quyền nói trên, VTV sẽ tôn trọng quyết định này và cam kết không tự ý sử dụng các tác phẩm của nhạc sĩ đó trên sóng của VTV (trừ các trường hợp VTV chỉ thu, phát các chương trình theo chức trách tuyên truyền, phản ánh các sự kiện do các đơn vị khác thực hiện. Khi đó đơn vị chủ trì sự kiện phải có trách nhiệm về bản quyền).

    Vẫn chưa thấy các đài phát thanh và truyền hình khác có phản hồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #38424   09/08/2009

    nghiasoros
    nghiasoros

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/07/2008
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Nhãn hiệu hàng hóa đã có trên thế giới

    Nếu nhãn hiệu đó đã có mặt trên thế giới nhưng chưa được đăng ký ở Việt Nam, thì tôi có được phép đăng ký nhãn hiệu đó ở Việt Nam không?
     
    Báo quản trị |  
  • #38425   06/08/2008

    haphong
    haphong
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2008
    Tổng số bài viết (164)
    Số điểm: 2565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Không được, không nên.

    Việt Nam tham gia WIPO ngày 02 tháng 6 năm 1976 khi phê chuẩn Công ước thành lập WIPO. Trong các Điều ước quốc tế về SHTT do WIPO quản lý <-- không được đâu bạn. Mà tốt nhất theo mình thì bạn cũng không nên lấy nhãn hiệu của người khác để tránh phiền phức sau này, vì VN giờ đã gia nhập WTO rồi, nếu bạn có lấy trước sau gì bạn cũng biết nếu nhãn hiệu này có tiếng ở VN, chắc chắn sẽ có kiện cáo lôi thôi, mệt lắm.

    Bạn có thể tham khảo chi tiết WIPO là cái gì, thế nào, VN tham gia ra sao tại đây.
     
    Báo quản trị |  
  • #38426   06/08/2008

    nghiasoros
    nghiasoros

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/07/2008
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Nhỡ được thì sao?

    Nếu nhãn hiệu đó được đăng ký tại một quốc gia không/chưa là thành viên của Điều ước quốc tế trên thì sao???
     
    Báo quản trị |  
  • #38427   08/08/2009

    luatgiamanh6
    luatgiamanh6

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu?

    1. Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai),làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;
    2. Quy chế sử dụng nhãn hiệu,nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể;
    3. Mẫu nhãn hiệu;
    4. Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp,nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế,Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn,kể cả đơn đã nộp,Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,...);
    5. Giấy uỷ quyền,nếu cần;
    6. Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm,nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế,gồm một (1) bản;
    7. Tài liệu xác nhận về xuất xứ,giải thưởng,huy chương,nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó;
    8. Chứng từ nộp phí nộp đơn.
    9. Bản gốc Giấy uỷ quyền;
    10. Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm,nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế,kể cả bản dịch ra tiếng Việt.

    - Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu,trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt,thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa,thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.

    - Nếu các chữ,từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu,thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ,từ ngữ đó.

    - Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc chữ số La mã,thì phải dịch ra chữ số ả-rập.

    - Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm,thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.

    - Danh mục hàng hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp với phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Ni-xơ 9).

    - Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các Mẫu nhãn hiệu khác được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm,và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.

    - Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc,thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.

    Cập nhật bởi luatgiamanh6 vào lúc 07/08/2009 23:28:44
     
    Báo quản trị |  
  • #24741   26/09/2008

    bongthuyhd
    bongthuyhd

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    đề tài nghiên cứu khoa học khi bảo vệ có bị coi là vi phạm bản quyền không?

    Tôi muốn nhờ luật sư trả lời
    Khi nghiên cứu môt đề tài khoa học nhưng chưa bảo vệ.
    Nhưng viết bài báo có sử dụng số liệu đã nghiên cứu của đề tài để gửi đăng báo trước.
    Vậy đề tài nghiên cứu khoa học khi bảo vệ có bị coi là vi phạm bản quyền không?
    Tôi xin chân thành cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #24742   26/09/2008

    Trojan
    Trojan
    Top 500
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2008
    Tổng số bài viết (287)
    Số điểm: 9193
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    Nếu chỉ sử dụng số liệu thôi thì làm gì bị coi là vi phạm bản quyền?
    Trong báo cáo đề tài mà sử dụng số liệu gì thì chỉ cần nói theo nguồn nào để thuyết phục người xem báo cáo là được.
    Có thể trường hợp của bạn nêu ra còn nhiều chi tiết nào đó mà bạn ko nhắc tới?
    Còn nếu chỉ là sử dụng số liệu thôi thì vô tư!

    ============================

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    ============================

     
    Báo quản trị |  
  • #24743   26/09/2008

    anh_tuan351
    anh_tuan351
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1403
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    đề tài nghiên cứu khoa học khi bảo vệ có bị coi là vi phạm bản quyền không?

    Không chỉ lấy số liệu, nếu bài báo trích dẫn mà không làm sai ý của tác giả thì không phải xin phép mà cũng không phải trả tiền nhuân bút (điểm c khoản 1 điều 25 Luật SHTT)
     
    Báo quản trị |  
  • #25008   04/11/2008

    thao140280
    thao140280

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/10/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chuyển nhượng thương hiệu đã đăng ký tại cục SHTT từ người thứ hai

    tôi cần phải làm thủ tục gì khi được chuyển nhượng thương hiệu đã đăng ký tại cục SHTT. với thương hiệu về nước suối tinh khiết, người thứ nhất bán lại cho người thứ hai, tôi là người thứ 3 mua lại từ người thứ hai thì tôi có bị người thứ nhất kiện ngược lại không.
     
    Báo quản trị |  
  • #25009   02/11/2008

    BaoHacTu
    BaoHacTu
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2008
    Tổng số bài viết (254)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Nếu đúng là hợp đồng chuyển nhượng Quyền đối với tên thương mại cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó thì người thứ hai có quyền bán lại cho bạn, trừ trường hợp hợp đồng giữa người thứ nhất và người thứ hai có quy định khác.
     
    Báo quản trị |