Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Chủ đề   RSS   
  • #13329 12/04/2008

    tinchanh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 700
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

    Nếu rượu của tôi làm thành phẩm để bán.Tôi muốn bảo vệ công thức của mình thì tôi có thể đăng ký theo pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ko? Mong được tư vấn giúp.Tôi xin cảm ơn.
    Cập nhật bởi rongcon83 ngày 11/03/2010 05:09:14 PM Cập nhật bởi rongcon83 ngày 11/03/2010 10:35:25 AM
     
    33916 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #51894   18/05/2010

    manhhungdinh.vnu
    manhhungdinh.vnu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    @traunuoc:

    Liên quan đến thắc mắc của anh, tôi xin được giải đáp như sau:

    1. Về quyền đăng ký bảo hộ đối với sáng tạo của anh.
    Vì rằng, thiết bị cải tiến của anh không phải 100% do anh sáng tạo ra mà dựa trên một sáng chế khác đã có trước đó. Nên, về mặt nguyên tắc, nếu anh mua một cái rồi cải tạo, cải biến nó theo nhu cầu và sở thik cá nhân thế nào cũng ko sao, nhưng khi anh có ý định sản xuất hàng loạt để phục vụ mục đích kinh doanh thì anh phải xin phép chủ sở hữu sáng chế mà a dựa trên đó.
    Còn về khả năng đăng ký bảo hộ quyền SHTT đối với thiết bị cải tiến của anh, xin được trả lời là rất khó. Vì một sáng chế muốn được bảo hộ đòi hỏi phải có: i. tính mới, ii. trình độ sáng tạo, iii. khả năng áp dụng công nghiệp, trong khi đó ngoài thị trường đã tồn tại những thiết bị tương tự.

    2. Để tiện cho việc sản xuất và bán hàng cũng như yêu cầu phải có hóa đơn GTGT từ khách hàng của anh, anh phải thành lập một công ty kinh doanh mặt hàng nói trên. Tuy nhiên như đã nói ở mục 1, nên lưu ý tới vấn đề xin phép chủ sở hữu sáng chế mà a đã dựa trên khi có ý định dưa vào sản xuất hàng loạt phục vụ mục đích kinh doanh thiết bị của anh. 

    Trân trọng.
    Cập nhật bởi BROS. ngày 18/05/2010 06:06:46 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #199699   09/07/2012

    ZeroToto
    ZeroToto

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/07/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


     

    Hi mọi người, mình xin được đóng góp như sau

    Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì căn cứ phát sinh quyền của nhãn hiệu nổi tiếng dựa trên cơ sở sử dụngquá trình sử dụng và phát triển nhãn hiệu chứ không theo cơ sở đăng ký như các nhãn hiệu thông thường.

    Ngoài ra, trong trường hợp một nhãn hiệu đủ tiêu chuẩn để có thể được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng mà không thực hiện thủ tục này thì có thể gây thiệt thòi gì cho chủ nhãn hiệu đó không? có ý kiến cho rằng kiến nghị là có cơ sở, tuy nhiên, cần quyết vấn đề triệt để hơn, thuyết phục hơn, bởi trước đây cũng đã từng có quy định về thủ tục công nhận đối với nhãn hiệu nổi tiếng, cũng có đơn nộp xin đăng ký, nhưng chưa thấy có nhãn hiệu nào được công nhận do thiếu văn bảnhướng dẫn cụ thể.

    Trên đây là ý kiến của mình hihi

    Sáng tạo - biểu hiện thực sự của trí thông minh

    Tel: 0972817669

    Email: vietnam@trademarks.vn

    web: http://www.trademarks.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #298952   24/11/2013

    luatnvs1
    luatnvs1

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (114)
    Số điểm: 1141
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 18 lần


    Vấn đề bạn hỏi khá phức tạp, nên có lẽ Luật sư cần có thời gian nghiên cứu, mới có thể trả lời cho bạn được.

     
    Báo quản trị |  
  • #298960   24/11/2013

    Chào bạn ZeroToto.

    Câu hỏi của bạn củng không có gì là phức tạp đối với các cty chuyên về sở hửu trí tuệ. Bạn cần câu trả lời sớm thì liên hệ :

    Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh

    Trụ sở chính: Số 8, đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

    Điện thoại: (84-4) 38 244 852Fax: (84-4) 38 244 853

    Website: www.pham.com.vn  E-mail: hanoi@pham.com.vn

     

     
    Báo quản trị |  
  • #299129   25/11/2013

    dovanuan
    dovanuan

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 121
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Chào bạn

    Về câu hỏi của bạn tôi có ý kiến trả lời như sau:

    Công thức làm rượu có thể được bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới các dạng: Bí mật kinh doanh, sáng chế, quyền tác giả (bản viết quy trình, công thức làm rượu).

    +) Đối với bí mật kinh doanh thì không cần tiến hành thủ tục xác lập quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam mà chủ sở hữu cần tiến hành bảo vệ bằng các biện pháp cần thiết. Nếu có tranh chấp xảy ra thì cần phải chứng minh tư cách chủ sở hữu.

    +) Đối với sáng chế: Cần phải tiến hành thủ tục xác lập quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

    +) Đối với quyền tác giả: Bản viết quy trình, công thức làm rượu có thể được bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên cần lưu ý khi viết để tránh lộ bí quyết.

    Bạn cũng lưu ý rằng chỉ những tổ chức được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp mới có đầy đủ quyền đại diện cho các tổ chức, cá nhân xác lập quyền sở hữu trí tuệ.

    Chúc bạn may mắn và thành công.

    Công ty TNHH MasterBrand - Đại diện Sở hữu trí tuệ

    VP TP. Hồ Chí Minh: 225/19 Nguyễn Đình Chiểu, P.5, Q.3

    VP TP. Hà Nội: 76 Cù Chính Lan, Thanh Xuân, Hà Nội

    VP TP. Đà Nẵng: K48/05 Lý Tự Trọng, quận Hải Châu

    Tel: 08 38 343 383 - 04 3 56 56 858

    Mobile: 0902 26 26 27 - 097 789 22 23

    E-mail: dovanuan.ip@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #431215   19/07/2016

    Haduyen20794
    Haduyen20794

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/07/2016
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn!

    Tôi xin có một vài ý kiến để cho bạn tham khảo như sau:

    Công thức rượu có thể đăng ký bảo hộ dưới dạng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích

    Sáng chế và giải pháp hữu ích đều là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

    Tuy nhiên về điều kiện bảo hộ của sáng chế và giải pháp hữu ích có chút khác nhau căn cứ theo Điều 58 Luật này:

    "1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a) Có tính mới

    b) Có trình độ cao

    c) Có khả năng áp dụng công nghiệp

    2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a) Có tính mới

    b) Có khả năng áp dụng công nghiệp."

    Trân trọng!

    Hà Duyên

     
    Báo quản trị |  
  • #431839   26/07/2016

    Chào bạn, 

     

    Tình huống mà bạn thắc mắc thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ, cụ thể hơn là vấn đề về quyền tác giả. Trong trường hợp này có hai chủ thể liên quan, đó là tác giả (bạn và những người đồng nghiệp viết phần mềm) và chủ sở hữu quyền tác giả (công ty cũ của bạn). Các quyền tác giả, theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 (sau đây gọi tắt là Luật SHTT)  bao gồm hai nhóm quyền là quyền nhân thân và quyền tài sản (bạn đọc thêm Điều 19 và Điều 20 Luật SHTT). Nếu như thông thường khi tác giả đồng thời là chủ sở hữu thì người đó sẽ được hưởng toàn bộ các quyền được quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật SHTT.

     

    “Điều 19. Quyền nhân thân

    Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

    1. Đặt tên cho tác phẩm.

    2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.

    3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

    4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

     

    Điều 20. Quyền tài sản

    1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

    a) Làm tác phẩm phái sinh;

    b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

    c) Sao chép tác phẩm;

    d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

    đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

    e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

     

    2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

     

    3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”

     

    Tuy nhiên, nếu như đây là hai chủ thể tách biệt nhau thi tác giả sẽ được hưởng những quyền nhân thân không gắn với tài sản (là những quyền không thể chuyển giao) theo quy định tại Khoản 1,2,4 Điều 19 Luật SHTT. Và chủ sở hữu quyền tác giả sẽ được hưởng các quyền quy định tại Điều 20 và Khoản 3 Điều 19.

     

    Như vậy theo quy định của Luật SHTT, việc bạn đến công ty mới và sử dụng phần mềm viết ở công ty cụ và phát triển thêm là vi phạm quyền của chủ sở hữu quyền tác giả trong quá trình khai thác và sử dụng tác phẩm.

     

    Về câu hỏi rằng phần mềm bạn từng đứng tên sở hữu cùng một số tác giả khác, sau này bạn có được "hưởng lợi" gì từ các phần mềm đó nữa hay không, mặc dù đã nghỉ làm, như mình đã trình bày ở trên, bạn là tác giả nhưng không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả, do đó bạn chỉ được hưởng cac quyền nhân thân không gắn với tài sản (đặc điểm của những quyền này là gắn với con người và không thể chuyển giao cho người khác). Vì vậy bạn sẽ luôn được hưởng những quyền này dù công ty đang là người sở hữu quyền tác giả: ví dụ như khi công ty sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng phần mềm mà bạn viết, tên của phần mềm do bạn đặt được giữ nguyên và tên hoặc bút danh của bạn sẽ được ghi khi công bố hay sử dụng phần mềm. Tuy nhiên bạn sẽ không nhận được những lợi ích vật chất (có tính tài sản) liên quan đến phần mềm sau đó, do bạn không phải chủ sở hữu quyền tác giả. Một lưu ý là nếu đây là một phần mềm được viết bởi nhiều tác giả thì các đồng tác giả sẽ được xem xét các quyền lợi theo quy định tại điều 38 của Luật SHTT (phần nào có thể tách ra sử dụng độc lập mà không phương hại đến quyền của người khác sẽ có các quyền đối với phần riêng biệt)

     

    Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp đỡ được bạn ít nhiều.

    Nguyễn Trang

    Nguyễn Thị Thu Trang

    SĐT: 0988076166 | email: nguyentttrang95@gmail.com

     
    Báo quản trị |