Hiện nay, trong xu thế ngày càng hội nhập, kinh tế phát triển, thay vì làm việc trong ở các cơ quan nhà nước, sự lựa chọn của người lao động là các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Một trong những mục đích hướng đến là đến của người lao động là được đóng bảo hiểm xã hội.
Quyền lợi khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:
* Chế độ ốm đau: Khi người lao động bị ốm hoặc bị tai nạn người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau từ bảo hiểm xã hội.
* Chế độ thai sản: Khi người lao động là nữ mang thai thì được hưởng mọi chế độ tai sản teo quy định như: mang thai. Sinh con…
* Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
* Chế độ hưu trí: Người lao động sẽ nhận đủ số hưu khi đáp ứng đủ điều kiện quy định.
* Chế độ tử tuất: Khi người lao động chết nhân thân của họ sẽ được hưởng chế độ tử tuất bao gồm: trợ cấp mai tang, trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp tuất một lần.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cố tình trốn tránh hay biện lý do nào khác để kéo dài thời gian đóng bảo hiểm cho người lao động.Đây là một trong những mối quan tâm và suy nghĩ của người lao động về những quyền lợi mà mình được hưởng.
Theo quy định tại điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó có điểm a khoản 1 quy định rõ điều kiện về mặt thời gian làm việc đủ điều kiện đóng bảo nhưng một số danh nghiệp cố tình không đóng.
Với một số lý do như chưa kí hợp đồng chính thức mặc dù đã hết thời gian thử việc.
Hợp đồng chủ yếu bằng miệng, nhằm mang tính chất thời vụ, không xác định thời hạn có lý do để giải thích với thanh tra bảo hiểm. vì trong điểm a khoản 1 điều 2 quy định phải đủ từ 3 tháng trở lên.
Hoặc theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 2 này quy định từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng. Thì chủ doanh nghiệp sẽ kí hợp đồng với thời gian chưa đủ 1 tháng.
Mặc dù quyền lợi của người lao động không được đảm bảo đúng, đầy đủ nhưng người lao động lại không thể đòi quyền lợi cho mình vì:
Thứ nhất: sợ chủ doanh nghiệp sa thải hoặc dùng biện pháp bất lợi cho người lao động
Thứ hai: cơ quan thanh tra chưa thực hiện hết chức năng nhằm đảm bảo công bằng cho người lao động.
Thứ ba: bộ phận công đoàn chưa hoàn toàn phát huy đúng vai trò là bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Như vậy, cần làm gì để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi các doanh nghiệp kéo thời gian đóng bảo hiểm xã hội?