Bảo hiểm thất nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #522945 08/07/2019

    Bảo hiểm thất nghiệp

    Mẹ em lv ở cty từ 06/2018 đến 05/2019. (Đã đóng bhxh đc 10 năm 6 tháng, tổng thời gian đóng bhtn chưa hưởng là 9 năm 10 tháng) do bệnh nên phải nhập viện điều trị từ 12/02 đến 19/03. Vì mổ tim sk còn yếu nên có nộp giấy nghỉ bệnh hưởng bhxh từ ngày 20/03 đến 14/05. Ngày 23/05 mẹ có hỏi p.ns thủ tục xin thôi việc, p.ns báo hôm nay làm đơn hôm sau (tức 24/05) là đã có qđ thôi việc, có thể nghỉ việc mà vẫn được hưởng đầy đủ trợ cấp thôi việc, bhtn,... - Nhận qđ thôi việc ngày 24/05, p.ns có hướng dẫn làm hồ sơ hưởng trợ cấp thôi việc và bảo hiểm thất nghiệp nhưng thực tế lại k như thế 1. Cho e hỏi mức trợ cấp thôi việc mẹ được nhận đc là bao nhiêu 2. Mẹ nghỉ bệnh dài ngày như vậy có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp k, và đc nhận bhtn 9 tháng hay tròn 10 tháng ạ
     
    2000 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn camnganngoc1605@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #522977   09/07/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định khi Người lao động khi có nhu cầu và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng trợ cấp thấp nghiệp.

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

    “Điều 42. Quản lý đối tượng

    6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”

    Như vậy theo quy định trên thì mẹ bạn nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau dài ngày từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHTN và thời gian này không được tính là thời gian đóng BHTN.

    Về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp thì căn cứ khoản 2 Điều 50 Luật việc làm 2013 được quy định như sau:

    2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng“.

    Căn cứ khoản 7 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp:

    Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định“.

    Theo đó, trường hợp này, vì mẹ bạn có tổng số năm đóng bảo hiểm thất nghiệp là 9 năm 10 tháng nên bạn sẽ được hưởng 9 tháng trợ cấp thất nghiệp và 10 tháng lẻ sẽ được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/07/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;