Tôi sinh ra và lớn lên tại vùng biển "mặn chát" của miền Trung - Bình Định thân thương. Với đặc thù ấy, mà người dân nơi tôi có cái nghề dân dã - làm muối. 12h trưa, cái nắng bắt đầu lên đỉnh điểm, với những ai chưa từng, khi đặt chân tới, thậm chí bản thân tôi sống từ nhỏ, nhưng vẫn cảm nhận như bị "rang" lên cùng với sự rít mặn bốc lên từ ruộng muối. Lạ thay, diêm dân vẫn nợ nụ cười trên khuôn mặt lớp lớp mồ hôi khô thành muối trắng xóa. Không có nghề gì phụ thuộc vào thiên nhiên như nghề muối, bởi vậy, cuộc đời diêm dân mặn chát thậm chí đắng ngắt như cái nghề họ vẫn đang làm. Có ai từng nghe "muối đắng"? Vô lý không? Bởi, chỉ nghe "muối" người ta nghĩ ngày đến "mặn". Nhưng hãy trải nghiệm một ngày trên cánh đồng muối, nhìn những con người "thích nắng, sợ mưa" làm việc, mọi người sẽ thấu hiểu tại sao muối... đắng.
Những diêm dân quê tôi, bao đời này vẫn trung thành với lối sản xuất muối thủ công truyền thống, cơ sở hạ tầng nghề muối chẳng được đầu tư, muốn đưa những hạt muối từ ruộng muối, diêm dân phải gồng vách vất vả. Hy vọng Nghị định 52/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6 quy định một số nội dung chính sách phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề, để diêm dân quê tôi "bớt đắng".
Theo đó, tại Khoản 1 Điều 6 quy định hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống bao gồm các giấy tờ sau:
- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống;
- Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có).
Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống;
- Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
Theo Khoản 4 Điều này, UBND cấp huyện lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống theo tiêu chí và trình UBND cấp tỉnh xét công nhận. Trong vòng 30 ngày làm việc, UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn và ra quyết định và cấp bằng công nhận nghề truyền thống.