"Bão" đổ bộ trên những nẻo đường Việt Nam! Đến góc nhìn luật giao thông đường bộ

Chủ đề   RSS   
  • #501141 31/08/2018

    "Bão" đổ bộ trên những nẻo đường Việt Nam! Đến góc nhìn luật giao thông đường bộ

     
    Những “cơn bão” bất chợt đỗ bộ trên các nẻo đường từ nông thôn đến thành thị ở Việt Nam diễn ra như chuyện “đến hẹn lại lên”.Cơn bão lan tỏa bởi hiệu ứng U23 VIỆT NAM. Bão khơi nguồn từ những trận thắng của đội tuyển U23 Việt Nam tại vòng chung kết U23 Châu Á được tổ chức tại Thường Châu_TrungQuốc. Khi ấy, đội bóng nước nhà đã có những trận cầu mang đến cho người hâm mộ bóng đá nước nhà cái cảm xúc như đang leo lên từng nấc thang của cung bậc cảm xúc, lúc nín lặng, khi vỡ òa mừng rỡ,…
    Hòa cũng niềm vui chiến thắng là những dòng xe từ các ngõ ngách, nẻo đường ùa ra các trục đường chính với cờ,bang rôn, biểu ngữ, trống, kèn…tạo thành dòng xe đông nghịt mà nay ta hay gọi là “bão”.
    Và mấy hôm nay, “bão” lại nhen nhóm nổi lên vì ASIAD 2018 (Á VẬN HỘI) đang diễn ra, nơi mà
    đội bóng của chúng ta đang thi đấu và đã vào vòng bán kết. Đến đây, ta cũng đã biết “bão” nổi lên từ đâu?và vì sao có “bão”?“Bão” là cách thể hiện niềm vui mừng sau những chiến thắng của đội bóng nước nhà, nó cũng nổi lên khi đội nhà không thắng. Chung quy lại có thể thấy, khi nào U23 Việt Nam (đội tuyển Việt Nam) thi đấu thì y như rằng sẽ có “bão”. Những yếu tố góp thành “bão” là niềm vui chiến thắng, sự phấn khích của mỗi cá nhân, sự tò mò, từ tâm lý đám đông,… nhưng yếu tố “nhân tạo” tạo thành.
    Trên đây ta có thể thấy “bão” nếu nhìn ở góc độ “tinh thần dân tộc” cơn bão này đã kéo mọi người
    xít lại gần nhau, trao nhau những nụ cười thân thiện, chung vui dù có thể là những người xa lạ. Nhưng khi nhìn ở góc độ “trật tự an toàn giao thông đường bộ” cơn bão này đã gây nên hệ lụy tắc đường, gây mất trật tự giao thông đường bộ và bên cạnh đó là vô số người vi phạm luật giao thông đường bộ. Trong “cơn bão” ta có thể nhìn thấy những hành vi vi phạm:
    - Khoản 11, khoản 12, Điều 8, Luật giao thông đường bộ
    11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
    12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn
    chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo
    quy định của Luật này.
    - Khoản 4, Điều 18 Luật giao thông đường bộ
    4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
    a) Bên trái đường một chiều;
    b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
    c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
    d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
    đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
    e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
    g) Nơi dừng của xe buýt;
    h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
    i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
    k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
    l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
    - Khoản 3, Điều 30, Luật giao thông đường bộ
    3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành
    vi sau đây:
    a) Đi xe dàn hàng ngang;
    b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
    c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
    d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
    đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba
    bánh;
    e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
    - …
     
    Những lỗi vi phạm kể trên, thông thường khi bị lực lượng chức năng phát hiện, người vi phạm sẽ bị
    xử lý vi phạm hành chính kèm theo biên bản phạt vi phạm luật giao thông đường bộ. Nhưng khi
    “bão” xảy ra, có thể nói điều mà lực lượng chức năng thực hiện đấy là giám sát, thực hiện các hành
    động nhằm mục đích ổn định trật tự, tránh gây bạo động,… Đây có thể xem là một biện pháp xử lý
    “bão” của lực lượng chức năng, việc xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật về giao thông
    dường như không được thực hiện áp dụng. Qua đây, tôi đặt ra nhận định: “bão” là một ngoại lệ mà
    khi ấy, người vi phạm luật giao thông đường bộ không bị xử phạt. Các bạn có đồng tình với nhận
    định này của tôi không?
    Cập nhật bởi mytran_ichigo ngày 31/08/2018 01:02:37 CH Cập nhật bởi mytran_ichigo ngày 31/08/2018 01:00:45 CH Cập nhật bởi mytran_ichigo ngày 31/08/2018 01:00:10 CH
     
    4018 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #501194   31/08/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Theo tôi thì "bão" đúng là một trong số những trường hợp hoại lệ khi người vi phạm luật GTĐB hiển nhiên nhưng vẫn không bị xử phạt. Lý do họ không bị xử phạt là vì khi đó cơ quan chức năng (công an) đang quá tải để giám sát điều tiết giao thông, không có thời gian để xử phạt.

    Một trường hợp ngoại lệ khác là khi kẹt xe giờ tan tầm. Khi xe cộ ùn ùn đổ về từ 4 phía thì cho dù có lấn tuyến, không đội mũ bảo hiểm, chở 3 người ... thì nhiều nhất là bị nhắc nhở chứ không bị phạt.

     
    Báo quản trị |  
  • #501208   31/08/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Hiện nay đi bão là từ ngữ quen thuộc được sử dụng rất nhiều, đặc biệt liên quan đến U23 Việt Nam. Đi bão giúp gắn kết tinh thần dân tộc, chúng ta có thể thấy tại một số nơi người dân đi bão ăn mừng chiến thằng rất nhiều. Tuy nhiên, đi bão lại gây ảnh hưởng đến lưu thông xe cộ, an toàn giao thông nên ở góc độ pháp lý một số trường hợp đi bão là có vi phạm. Tuy nhiên, nếu không gây ảnh hưởng lớn thì sự việc này vẫn tạm chấp nhận được vì tinh thần dân tộc, nên hướng dẫn điều phối chứ không nên xử phạt vi phạm

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #501224   31/08/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Trong những ngày này công an giao thông cũng sẵn sàng bỏ qua hoặc buộc phải nhắm mắt làm ngơ, chỉ trừ các dấu hiệu quá khích có thể gây hại đến an ninh công cộng như đua xe, đốt pháo. Phải gọi là phép vua thua lệ làng

     
    Báo quản trị |  
  • #501232   31/08/2018

    Mình thấy đi "bão" nên được quy định thành một điều riêng, tức là vẫn được phép nhưng phải có sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Bởi vì có một số nhiều người lợi dụng việc đi "bão" để thực hiện các hành vi trái pháp luật như đua xe, chạy quá tốc độ cho phép trong nội thành,... Vẫn biết đi "bão" là hòa chung niềm vui của người dân cả nước ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam nhưng đứng ở gốc độ pháp luật như bạn phân tích thì nó cần được quản lý một cách chặt chẽ hơn để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra. 

     
    Báo quản trị |  
  • #501258   31/08/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Người dân đi bão mừng chiến thắng của bóng đá Việt Nam, là hình ảnh đẹp thể hiện sự đoàn kết, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Tuy nhiên, để đảm bảo ANTT, ATGT, lực lượng CSGT vẫn phải có mặt làm nhiệm vụ phân luồng, hướng dẫn lưu thông, tuần tra, chứ nếu không, việc đi bão rất dễ biến tướng, mất trật tự, ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

     
    Báo quản trị |  
  • #501265   31/08/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Mỗi lần thấy mọi người đi Bão thì mình vừa vui vừa lo. Lo vì nhiều người ý thức kém, vi phạm luật giao thông gây nguy hiểm cho nhiều người khác nhưng vui là khi lòng yêu nước trong lòng mọi người vẫn rất lớn. Câu nói "Việt Nam vô địch!" kèm theo lá cờ phất phới mà thấy không có đâu bằng Việt Nam mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #501304   01/09/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    "Đi bão" không phải là dấu hiệu của lòng yêu nước. Người không đi bão thì cũng không có nghĩa rằng người đó không yêu nước.

    Hiện tượng "đi bão" theo tôi là để một số người giải tỏa cảm xúc (vui mừng hoặc tức giận) sau khi xem hết trận bóng đá của đội tuyển Việt Nam (U23). Một số rất lớn khác chỉ là theo hiệu ứng đám đông, thấy người ta bão thì mình cũng bão theo.

     
    Báo quản trị |  
  • #502068   13/09/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Theo từ điển thì "bão đêm" hay "đi bão" là từ chỉ một hiện tượng, một phong trào trình diễn xe và đua xe hàng ngang về đêm trên các tuyến phố hay các địa điểm du lịch của thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt là thế hệ 9X. Còn thực tế, khi nhắc đến đi bão thì mình chỉ tưởng tượng ra một con đường tràn ngập sắc đỏ với dàn xe đông nghịt vừa đi vừa đánh trống, thồi kèn ỉnh ỏi. Thật ra lúc đầu khi nhìn thấy người ta "đi bão" mình cũng thấy hào hứng lắm. Nhưng niềm vui không kéo dài được bao lâu khi phải nhích xe từng chút một để về nhà. Đúng kiểu vượt qua giông bão luôn. Tron giải ASIAD vừa qua, khi đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam bước vào tứ kết là "bão" đổ bộ trên cả nước. Khi mọi người cùng hướng về đội tuyển nước nhà thi mình lại nơm nớp nỗi lo sợ phải vượt bão. Không phải mình không thích bão, nhưng có nhiều người đi bão mà bất chấp nguy hiểm phòng nhanh, vượt ẩu, nẹt pô rồ ga các kiểu thì ai mà không sợ. Nhiều người còn tranh thủ việc đi bão để PR cho bản thân bằng cách tạo scandal bằng những hành động lố lăng hết sức. Theo mình, việc đi bão không xấu vì nó thể hiện cao tinh thần đoàn kết của dân tộc nhưng phải đi bão làm sao cho an toàn và văn minh, như vậy mới khó thực hiện.

     
    Báo quản trị |  
  • #502106   14/09/2018

    Chưa bao giờ thấy người dân cả nước hòa chung niềm vui qua việc đi bão sau mỗi trận đấu của các tuyển thủ nước nhà như vậy. Tuy nhiên, việc đi “Bão” này có nhiều nhóm đối tượng tham gia, có người đi vì vui quá, có người lại ùa chạy theo dòng người. Còn có những người lại đi chỉ nhằm PR cho bản thân mà thôi. Vậy mà những hành động này gây ách tắc giao thông kinh khủng và đó là lý do trước mỗi trận đấu là lực lượng CSGT đứng mọi nẻo đường để ngăn chặn phân luồng. Chỉ thấy thương cho những người ko muốn đi bão cũng không về nhà được vì kẹt xe.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #502129   14/09/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Bây giờ đi "bão" giống như một "trào lưu" rồi, mỗi lần bão diễn ra thì các vi phạm nào lấn tuyến, đi ngược chiều, đi vào đường cấm, tụ tập đông người, vi phạm về tiếng ồn .... đủ cả. Một phần là các cơ quan chức năng không thể nào kiểm soát hết, một phần là do lý do dẫn đến xảy ra "bão" được nhiều người đồng tình nên thôi, tự mọi người đảm bảo an toàn cho mình là được.

     
    Báo quản trị |