Bằng chứng thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm những loại nào?

Chủ đề   RSS   
  • #608822 23/02/2024

    quynhnn18

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2019
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 481
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    Bằng chứng thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm những loại nào?

    Cơ quan Kiểm toán nhà nước vừa ban hành Quyết định số 420/QĐ-KTNN năm 2024 về Hướng dẫn bằng chứng thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Vậy bằng chứng thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm những loại nào?

    1. Bằng chứng thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là gì?

    Theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 420/QĐ-KTNN năm 2024 thì bằng chứng thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (KTNN) được hiểu là các hồ sơ, tài liệu, thông tin thu thập được trong quá trình theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán làm cơ sở cho việc đánh giá, xác nhận kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán, đơn vị được kiểm tra, đối chiếu và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

    2. Các loại bằng chứng thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

    Bằng chứng thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm 6 loại như sau:

    Thứ nhất, kiến nghị điều chỉnh sổ kế toán, báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính, thông tin tài chính

    Theo đó, kiến nghị điều chỉnh sổ kế toán, báo cáo quyết toán (BCQT), báo cáo tài chính (BCTC), thông tin tài chính là các kiến nghị với đơn vị được kiểm toán thực hiện hoặc chỉ đạo đơn vị trực thuộc và các bộ phận có liên quan điều chỉnh sổ kế toán, số liệu, thông tin tài chính, BCQT, BCTC theo kiến nghị kiểm toán của KTNN.

    Bằng chứng thực hiện kiến nghị kiểm toán: Gồm các chứng từ, tài liệu liên quan đến hạch toán điều chỉnh, thông tin tài chính, sổ kế toán hoặc BCQT, BCTC sau khi điều chỉnh theo kiến nghị kiểm toán của KTNN. Trường hợp BCQT, BCTC sau điều chỉnh của đơn vị bao gồm các nội dung điều chỉnh khác theo kết luận của nhiều cơ quan khác nhau thì chỉ rà soát, đối chiếu, kiểm tra, xác nhận đối với việc thực hiện điều chỉnh theo các kiến nghị kiểm toán của KTNN.

    Thứ hai, kiến nghị xử lý tài chính khác

    Kiến nghị xử lý tài chính khác chủ yếu là các khoản kiến nghị liên quan đến các khoản thu hồi, nộp khác, các khoản giảm chi ngân sách nhà nước (NSNN) như: hủy dự toán, thu hồi, nộp khác về NSNN, nộp các khoản phải nộp... (không bao gồm các khoản kiến nghị kiểm toán đã được trích theo quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BTC ngày 18/3/2019 của Bộ Tài chính).

    Bằng chứng thực hiện kiến nghị kiểm toán: Gồm các hồ sơ, tài liệu, thông tin thu thập được liên quan đến đơn vị được kiểm toán đã thực hiện nghĩa vụ với NSNN hoặc đã thực hiện nghĩa vụ với cơ quan quản lý cấp trên để nộp NSNN; các văn bản đã thực hiện giảm chi của cơ quan có thẩm quyền theo kiến nghị kiểm toán của KTNN.

    Thứ ba, kiến nghị khác

    Các kiến nghị kiểm toán khác của KTNN gồm các hạn chế, sai sót khác về số liệu ngoài các kiến nghị xử lý tài chính, xử lý tài chính khác mà KTNN kiến nghị cần rà soát, cần hoàn thiện, thanh tra, kiểm tra, điều tra.

    Bằng chứng thực hiện kiến nghị kiểm toán: Gồm các hồ sơ, tài liệu, thông tin thu thập như chứng từ kế toán, quyết định của cấp có thẩm quyền thực hiện theo nội dung kiến nghị của KTNN... hoặc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu khắc phục các hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý, thanh quyết toán kinh phí hoặc hồ sơ, tài liệu về thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, điều tra theo kiến nghị kiểm toán.

    Thứ tư, kiến nghị chấn chỉnh, rút kinh nghiệm

    Các kiến nghị chấn chỉnh, rút kinh nghiệm của KTNN liên quan đến hạn chế, sai sót đã được KTNN chỉ rõ và kiến nghị đơn vị được kiểm toán chấn chỉnh, rút kinh nghiệm để khắc phục.

    Bằng chứng thực hiện kiến nghị kiểm toán: Gồm các tài liệu, thông tin thu thập được thể hiện việc chỉ đạo, thực hiện chấn chỉnh, rút kinh nghiệm hoặc kết quả rà soát, xử lý, khắc phục của đơn vị được kiểm toán đối với các nội dung hạn chế, sai sót đã được KTNN kiến nghị.

    Thứ năm kiến nghị về hoàn thiện cơ chế, chính sách

    Kiến nghị về hoàn thiện cơ chế, chính sách là các kiến nghị với đơn vị được kiểm toán chủ trì thực hiện hoặc phối hợp, tham mưu với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét nghiên cứu bổ sung, sửa đổi, hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý (điều, khoản...) còn chưa phù hợp, chồng chéo, mâu thuẫn với quy định pháp luật hiện hành hoặc không đúng thẩm quyền...

    Bằng chứng thực hiện kiến nghị kiểm toán: Gồm các hồ sơ, tài liệu, thông tin thu thập được về kết quả chủ trì hoặc phối hợp, tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách theo kiến nghị của KTNN.

    Thứ sau, kiến nghị về kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân

    Các kiến nghị của KTNN về kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân và xem xét xử lý theo quy định pháp luật là các kiến nghị đối với đơn vị được kiểm toán thực hiện hoặc cơ quan quản lý cấp trên chỉ đạo đơn vị trực thuộc, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến các tồn tại, hạn chế, sai phạm đến mức phải kiểm điểm đã được KTNN kiến nghị.

    Bằng chứng thực hiện kiến nghị kiểm toán: Gồm các hồ sơ, tài liệu, thông tin thu thập được liên quan đến việc chỉ đạo và kết quả việc kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân được cấp có thẩm quyền xử lý theo các quy định hiện hành.

     
    97 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận