tuanch viết:
anhdv352 viết:
Bằng cấp cũng không giải quyết được vấn đề gì nhiều đâu bạn ạ. Cái chính là năng lực của mình thôi.
Bằng cấp chỉ giá trị khi bạn làm ở những nơi cần cái vẻ hàng nhoáng bề ngoài.
Bạn học ĐHQG thì bằng cấp của bạn như thế cũng đã là tốt hơn rất nhiều so với sv luật hn rồi đó bạn. Bởi lẽ, với sv luật HN thì phấn đấu được cái bằng khá đã khó chứ chưa nói là bằng giỏi. Năm tôi ra trường, thì cả trường hơn 1300 sv mà chỉ có 11 bằng giỏi. Và riêng khoa của tôi thì ko có một bằng giỏi nào. Trong số đó chỉ có gần 1 nửa là bằng khá, phần còn lại là Trung bình khá và trung bình.
Nhưng với tấm bằng như vậy các bạn ấy cũng đều xin được việc cả.
Tóm lại là chỉ cần bạn có năng lực thì ko sợ thất nghiệp.
Bằng cấp là thể hiện năng lực cơ bản đó bạn. bạn nói kiểu này thì làm nhụt ý chí c��a những người đang muốn học tập phấn đấu đó bạn, nếu không có bằng cấp thì lấy cái gì làm thước đo trình độ của bạn, nếu nói như bạn thì tôi nghĩ bạn đi học mà bạn không có nghị lực và ý chí tiến thủ trong học tập, và trong cuộc sống. Tóm lại những gì bạn học đến nay bạn chỉ học vẹt mà bạn không hiểu bản chất của sự học là gì, bạn không hiểu mục đích nhân loại sinh ra cái gọi là :"bằng cấp" để làm gì. Theo tôi nghĩ trước giwof chỉ có những người đi mua bằng cấp bằng tiền thì người ta mới không hiểu được giá trị thật của bằng cấp.
Bạn có chắc chắn rằng bằng cấp thể hiện năng lực của bản thân hay không?
Tôi không hạ thấp bằng cấp, mà tôi chị hạ thấp những người coi bằng cấp là cái phấn đấu của cuộc đời thôi.
Bạn có thể học lên tới bằng thạc sĩ, tiến sĩ, hay tới giáo sự nhưng chưa chắc năng lực bản thân của bạn đã bằng những người nông dân, những người không hề có học hàm, học vị cao như vậy. Thực tế đã chứng minh được điều đó.
Tôi nói, bằng cấp không giải quyết được vấn đề gì nhiều trong cuộc sống đó là điều đúng. Bạn có một tấm bằng giỏi, điểm của bạn lúc nào cũng đẹp nhưng chưa chắc năng lực làm việc của bạn đã tốt.
Người có năng lực thì có thể có bằng cấp tốt hoặc không. Nhưng người có bằng cấp tốt chưa chắc đã là người có năng lực.
Cái mục đích mà mỗi người học cần hướng tới đó là kiến thức bạn học được những gì và vận dụng nó vào cuộc sống thực tiễn sau này. Chứ không phải cái mà bạn phấn đấu là cái bằng cấp tốt.
Còn bạn nói rằng những người đi mua bằng cấp thì ko hiểu được giá trị thật của bằng cấp thì bạn lại sai lầm rồi đó. Bởi lẽ, họ hiểu được giá trị của bằng cấp nên mới phải đi mua bằng. Với xã hội hiện nay và với họ bằng cấp là thứ quan trọng để họ tiến thân nên họ mới cần phải mua.
Ở một đất nước phát triển, họ đánh giá giá trị con người dựa vào năng lực bản thân chứ không phải dựa vào bằng cấp. Chính vì vậy, khi tuyển dụng vào các doanh nghiệp nước ngoài, bao giờ họ cũng có một bài test kiểm tra IQ. Một người tốt nghiệp bằng trung bình mà qua được bài test IQ sẽ được chọn chứ không phải người tốt nghiệp bằng giỏi mà không thể làm nổi bài IQ đạt yêu cầu.
Tôi nói như vậy để muốn khẳng định với chủ topic rằng, bạn không cần phải lo lắng vì tấm bằng của bạn không phải là bằng giỏi, bởi lẽ chỉ cần có năng lực thì dù bạn bằng trung bình đi chăng nữa thì bạn cũng có thể tìm kiếm cho mình một công việc tốt.
Còn nữa, đối với những người học bên xã hội như chúng ta thì điểm số môn học không chứng minh được rằng bạn có năng lực hơn những người có điểm số thấp.
Bạn tuanch thân mến!
Tôi đã từng học tại trường ĐH Luật HN và bất cứ ai đã và đang học tại trường Luật HN đều có thể khẳng định với bạn rằng, xét về mặt bằng chung giữa trường với các trường đại học đào tạo luật khác thì điểm của trường Luật HN thấp hơn rất nhiều, nhưng điều đó không chứng minh rằng sinh viên luật Hà nội kém cỏi hơn sinh viên các trường khác. Mặc dù điểm thấp nhưng hầu hết sinh viên trường luật HN ra trường không ai thất nghiệp cả. thậm chí, có những bạn còn chưa lấy được bằng nhưng các bạn cũng đã đi làm tại các văn phòng luật, công ty luật.
Bạn cũng nói "bằng cấp là thể hiện năng lực cơ bản của mỗi người". Vậy xin hỏi bạn, những người có bằng cấp bằng cách họ đi mua bằng thì bạn đánh giá năng lực của họ kiểu gì? Có phải bạn cũng dựa vào tấm bằng họ mua để đánh giá hay không?
Con người đi học để lấy kiến thức chứ không phải đi học để lấy bằng cấp.
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!