Băn súng chỉ thiên khiến người khác hoảng bỏ chạy và bị chết thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Chủ đề   RSS   
  • #167553 23/02/2012

    vutheanh87

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2011
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 9 lần


    Băn súng chỉ thiên khiến người khác hoảng bỏ chạy và bị chết thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Ông Nguyễn Văn A là chủ của 1 mảnh đất trồng rau. Để bảo vệ vườn rau, ông đã xây 1 hàng rào bao quanh vườn. Nhà ông cách đó 50m. Buổi trưa 1 nhóm trẻ trong làng trèo vào vườn đùa nghịch làm nát hết rau. Khi phát hiện ông A lấy 1 khẩu súng thể thao ra bắn chỉ thiên. Khiến lũ trẻ hoảng loạn và bỏ chạy và trèo tường ra ngoài. Nhưng do bức tường quá cũ nên có 1 thanh sắt lòi ra và đâm chết 1 đứa trẻ. Hỏi ông A có tội không? Tại sao?
     
    6138 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #167858   24/02/2012

    zamaza
    zamaza

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2009
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 21 lần


    Phân tích:
    - Hậu quả: Đứa trẻ chết.
    Nguyên nhân chết: Bị thanh sắt trên bờ tường đâm.
    - Nguyên nhân của nguyên nhân: Đứa trẻ trèo tường chạy => do hoảng loạn từ việc ông A bắn súng chỉ thiên.
    Kết luận:
    - Ông A không có lỗi cố ý đối với cái chết của đứa trẻ.
    - Ông A cũng không có lỗi vô ý vì: Ông A bắn súng chỉ thiên để dọa bọn trẻ, co the biết được bọn trẻ sẽ hoảng sợ và bỏ chạy nhưng không biết trước hoặc có thể biết trước hoặc phải biết trược được đứa trẻ sẽ bị thanh sắt đâm chết khi trèo tường bỏ chạy.
    - Ông A có thể bị xem xét về tội sử dụng trái phép vũ khí thô sơ theo khoản 2 Điều 223, đứa trẻ bị chết (hậu quả nghiêm trọng) là tình tiết định khung.
    Cần phân biệt: Hành vi nổ súng trái phép của ông A gây hậu quả nghiêm trọng (chết đứa trẻ) khác hoàn toàn với hành vi nổ súng làm chết đứa trẻ.

    Mời các Bác bình tiếp.

    Cập nhật bởi zamaza ngày 24/02/2012 11:37:28 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn zamaza vì bài viết hữu ích
    vutheanh87 (28/02/2012)
  • #167904   24/02/2012

    vutheanh87
    vutheanh87

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2011
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 9 lần


    zamaza viết:
    Phân tích:
    - Hậu quả: Đứa trẻ chết.
    Nguyên nhân chết: Bị thanh sắt trên bờ tường đâm.
    - Nguyên nhân của nguyên nhân: Đứa trẻ trèo tường chạy => do hoảng loạn từ việc ông A bắn súng chỉ thiên.
    Kết luận:
    - Ông A không có lỗi cố ý đối với cái chết của đứa trẻ.
    - Ông A cũng không có lỗi vô ý vì: Ông A bắn súng chỉ thiên để dọa bọn trẻ, co the biết được bọn trẻ sẽ hoảng sợ và bỏ chạy nhưng không biết trước hoặc có thể biết trước hoặc phải biết trược được đứa trẻ sẽ bị thanh sắt đâm chết khi trèo tường bỏ chạy.
    - Ông A có thể bị xem xét về tội sử dụng trái phép vũ khí thô sơ theo khoản 2 Điều 223, đứa trẻ bị chết (hậu quả nghiêm trọng) là tình tiết định khung.
    Cần phân biệt: Hành vi nổ súng trái phép của ông A gây hậu quả nghiêm trọng (chết đứa trẻ) khác hoàn toàn với hành vi nổ súng làm chết đứa trẻ.

    Mời các Bác bình tiếp.



    Điều 223 trong Bộ luật hình sự là "Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" mà bạn ơi?
     
    Báo quản trị |  
  • #167894   24/02/2012

    haohatiep
    haohatiep

    Male
    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2010
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 449
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 25 lần


    Chắc bạn đánh nhầm điều 233 sang điều 223.
    Cập nhật bởi haohatiep ngày 24/02/2012 04:45:08 CH Cập nhật bởi haohatiep ngày 24/02/2012 12:31:57 CH Cập nhật bởi haohatiep ngày 24/02/2012 12:12:41 CH Cập nhật bởi haohatiep ngày 24/02/2012 12:11:58 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #167909   24/02/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Tôi không bàn về nội dung. Nhưng các bạn tìm đọc Điều 3 Pháp lệnh về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (có hiệu lực từ 01/01/2012) sẽ thấy súng thể thao không phải là vũ khí thô sơ, cũng không phải là công cụ hỗ trợ nên hành vi của ông A không thể bị truy cứu TNHS theo ĐIều 233 BLHS.
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 24/02/2012 01:11:58 CH

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    zamaza (24/02/2012) kajnodo92 (26/02/2012) phamly_0309 (27/02/2012)
  • #167973   24/02/2012

    haohatiep
    haohatiep

    Male
    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2010
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 449
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 25 lần


    khi xem lại Mình đồng tình với ý kiến của bạn BachThanhDC  theo Mình quy định tại khoản 1 và khoản 5 đã nói rõ súng thể thao là vũ khí thể thao Như vậy thì A thuộc trường hợp quy định tại điều 234 BLHS.

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

    2. Vũ khí quân dụng gồm:

    a) Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;

    b) Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;

    c) Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;

    d) Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.

    3. Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.

    4. Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.

    5. Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.

    6. Vật liệu nổ gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ.

    7. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.

    8. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mụcđích sản xuất công nghiệp, kinh tế, dân sinh.

    9. Công cụ hỗ trợ gồm:

    a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;

    b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

    c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;

    d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũchống đạn;

    đ) Động vật nghiệp vụ.

    Cập nhật bởi haohatiep ngày 24/02/2012 04:51:33 CH Cập nhật bởi haohatiep ngày 24/02/2012 04:43:31 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haohatiep vì bài viết hữu ích
    vutheanh87 (28/02/2012)
  • #168016   24/02/2012

    zamaza
    zamaza

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2009
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 21 lần


    Đúng là mình trích nhầm điều luật 233 thành 223. Đồng ý với quan điểm của haohatiep
     
    Báo quản trị |  
  • #168827   28/02/2012

    vutheanh87
    vutheanh87

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2011
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 9 lần


    Cảm ơn các bạn!
     
    Báo quản trị |