Bạn nợ tiền mua điện thoại đã 2 năm làm sao đòi

Chủ đề   RSS   
  • #138806 11/10/2011

    Haiyen_2009

    Sơ sinh

    Ninh Thuận, Việt Nam
    Tham gia:11/10/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn nợ tiền mua điện thoại đã 2 năm làm sao đòi

    Em xin tư vấn của LS

    Em làm nghề KD điện thoại di động, Thằng bạn em học cùng với nhau từ hồi PT chơi cũng khá là thân chính vì thế tin tưởng nó lên có bán điện thoại cho nó và cả cho mượn tiền nữa, Tổng số tiền và hàng nó thiếu em đến nay là 5.200.000đ mà em không có làm giấy ghi nợ nhưng bạn bè em chơi trong nhóm đều biết...

    đến nay đã gần 2 năm mà nó không thanh toán cho em, em gọi điện và nhắn tin yêu cầu thanh toán thì nó không nhắn lại rất nhiều lần rồi nó đều lảng tránh không chịu trả tiền cho em....Như vậy có phải nó cố ý chiếm đoạt số tiền của em không và mong Luật sư tư vấn cho em cách giải quyết em có thể làm đơn tố cáo tội chiếm đoạt TS không ?và cấp thẩm quyền nào giải quyết?

    em xin cám ơn LS .
     
    4574 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #138954   12/10/2011

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Chào bạn Haiyen2009,

    Trường hợp của bạn tôi có ý kiến như thế này nhé. Việc cho mượn tiền, mua thiếu bán chịu bằng miệng với nhau, không lập văn bản hợp đồng gì, sẽ rất khó có bằng chứng để bạn tố cáo ra công an hoặc kiện ra tòa án.

    Trước tiên, bạn làm một cái đơn thưa (viết thành 2 bản, nộp 1 bản giữ lại 1 bản) gửi đến UBND phường/xã nơi bạn của bạn cư trú, nhờ UB hòa giải. Trong đơn, bạn nêu nội dung chính sau đây: họ tên, năm sinh, số CMND, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ thường trú của bạn; họ tên, số CMND, ngày cấp, nơi cấp (nếu biết), địa chỉ thường trú của người bạn đó; thời điểm cho mượn tiền (nếu có tính lãi thì nêu rõ), bán chịu điện thoại; số tiền cho mượn; số lượng điện thoại bán chịu, đơn giá bán/cái; tổng số tiền cho mượn và bán chịu điện thoại; nhãn hiệu và model của từng chiếc điện thoại (vd: Nokia 5800 XpressMusic); đề nghị UB hòa giải và lập biên bản hòa giải theo hướng yêu cầu bạn đó phải thanh toán toàn bộ số tiền nợ 5,2 triệu đồng trong một thời hạn ngắn, dài nào đó (tùy bạn cân nhắc quyết định); tài sản hợp pháp của người đó làm vật bảo đảm cho việc thanh toán nợ (chiếc xe gắn máy, chẳng hạn).

    Tại buổi hòa giải, bạn cần phải yêu cầu người bạn đó xác nhận nội dung giao dịch như được nêu ở trên (trong đơn) là đúng và cam kết trả nợ (bằng vật bảo đảm) và đề nghị UB ghi nhận rõ, cụ thể như vậy trong biên bản hòa giải. Bạn nhớ "xin" UB 1 bản biên bản. Sau khi có biên bản hòa giải rồi, nếu quá hạn cam kết thanh toán mà người đó không hoàn trả tiền cho bạn thì bạn đã có bằng chứng để tố cáo ra công an hoặc kiện ra tòa án.

    Nếu, cũng tại buổi hòa giải, hai bên "tranh cãi" về tổng số tiền nợ và cuối cùng gút lại là dưới 4 triệu đồng thì sau khi quá hạn thanh toán mà người đó không thanh toán, bạn lại làm đơn thưa gửi UB đề nghị UB xử phạt vi phạm hành chính đối với người đó  về hành vi gây thiệt hại đến tài sản của bạn (cụ thể hành vi gì thì còn tùy, bạn cần nói rõ thêm). Biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp cho bạn nhưng sẽ được lưu giữ tại UB. Sau này, khi bạn đề nghị, cơ quan chức năng sẽ thu thập chứng cứ này cho bạn. Hoặc giả, bạn có mặt tại chỗ, tại thời điểm UB xử phạt vi phạm hành chính nói trên, bạn có thể "xin lại" hai văn bản này từ người bạn của mình để làm bằng sau này.

    Bạn tố cáo ra công an phường/xã chỉ khi người bạn đó dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của bạn hoặc khi người đó sử dụng tài sản có được từ bạn để dùng vào mục đích bất hợp pháp (chơi đề, cá độ, đánh bài …) để rồi không còn tiền trả nợ cho bạn. Hoặc, nếu số tiền nợ ghi trong biên bản dưới 4 triệu đồng và người bạn đó đã bị xử phạt hành chính, sau đó bạn để ý phát hiện người đó vay mượn tiền của người thứ ba rồi lại không trả, bạn đề nghị người thứ ba hợp tác với bạn tố cáo người bạn đó đến cơ quan công an. Người thứ ba cũng cần làm đơn thưa người bạn này ra UB trước như trường hợp của bạn trước khi bạn và người thứ ba phối hợp tố cáo "con nợ".

    Nếu không phải trường hợp nêu trên thì đây là quan hệ dân sự về vay mượn, mua bán bình thường. Vụ việc này tòa án có thẩm quyền giải quyết.

    Tuy nhiên, vì ở chỗ quan hệ bạn bè thân tình, tôi nghĩ bạn nên gặp mặt trực tiếp người bạn, gia đình người đó để thông tin và đòi nợ hơn là nhắn tin, điện thoại đòi nợ sẽ không hiệu quả. Hơn nữa, số tiền nợ 5,2 triệu đồng không bù đắp công sức, thời gian đi hầu kiện (dân sự) của bạn.

    Trân trọng.

     

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quoctranllc vì bài viết hữu ích
    derungbonbon (13/10/2011)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Trần Đình Bảo Quốc - CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC.

464 Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh.

Tel: (+84 8) 3975 1734 - DĐ: 093 3560035.

E-mail: quoctranpllc@gmail.com - Website: www.quoctranllc.com