Bạn muốn mình là người lao động hay công chức, viên chức?

Chủ đề   RSS   
  • #450656 30/03/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Bạn muốn mình là người lao động hay công chức, viên chức?

    Nếu là bạn, bạn sẽ chọn mình là người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức tư nhân hay là chọn là công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, hay tổ chức khác thuộc Nhà nước?

    Mời các bạn đọc bài viết sau đây để sớm có quyết định đúng đắn cho mình nhé!

     

    Người lao động

    Công chức, viên chức

    Đi xin việc

    Bạn có thể nộp đơn xin việc cùng các hồ sơ cần thiết ở bất cứ nơi nào phù hợp với năng lực, nhu cầu và điều kiện của bạn, miễn sao là công việc đó không vi phạm pháp luật là được.

    Để xin việc làm tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp…bạn cần phải trải qua các bước:

    - Xem mình có đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức, viên chức không?

    - Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký thi tuyển, xét tuyển.

    - Chờ kết quả.

    Thời gian trước khi làm việc chính thức

    Tùy thuộc vào yêu cầu trình độ khi tuyển dụng mà thời gian thử việc của bạn có khác nhau:

    - Không quá 60 ngày đối với trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

    - Không quá 30 ngày đối với trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

    - Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác

    Thời gian tập sự đối với công chức:

    - 12 tháng đối với công chức loại C

    - 06 tháng đối với công chức loại D

    Thời gian tập sự đối với viên chức:

    03 tháng đến 12 tháng

    Ngoại lệ: Viên chức đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí được tuyển dụng.

     

    Mức lương của thời gian trước khi làm việc chính thức

    Ít nhất 85% mức lương chính thức của công việc đó.

     

    85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng.

    Nếu người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp yêu cầu tuyển dụng thì mức lương là 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng.

    Nếu người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp yêu cầu tuyển dụng thì mức lương là 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng.

    Đặc biệt: Trường hợp được 100% mức lương nêu trên:

    - Làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

    - Làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm;

    - Là người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng CAND, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.

    Mức lương tối thiểu chính thức

    Tùy thuộc vào việc bạn ở vùng nào mà mức lương của bạn tối thiểu cũng phải bằng mức sau đây:

    Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng.

    Vùng II: 3.320.000 đồng/tháng.

    Vùng III: 2.900.000 đồng/tháng.

    Vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng.

    Lưu ý:  Nếu bạn là lao động làm công việc đòi hỏi học nghề, đào tạo nghề thì mức lương tối thiểu của bạn cũng phải hơn mức trên ít nhất 7%.

    Đây chỉ là mức lương tối thiểu, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận mức cao hơn mức này.

    1.210.000 đồng/tháng.

    Tùy thuộc vào ngạch, bậc bạn ứng tuyển mà mức lương nêu trên còn phải nhân hệ số lương và các khoản phụ cấp tương ứng với loại công việc đó.

    Từ ngày 01/7/2017, sẽ là 1.300.000 đồng/tháng.

    Cơ chế tính lương

    Dựa vào mức lương tối thiểu vùng, thông thường được Chính phủ quy định chi tiết theo từng năm.

    Từ đó, người sử dụng lao động và người lao động có cơ sở để thỏa thuận mức lương phù hợp nhưng đảm bảo phải cao hơn mức tối thiểu quy định.

    Dựa vào mức lương cơ sở, không có chu kỳ ổn định về sự thay đổi mức lương cơ sở này.

    Từ mức lương cơ sở và dựa vào ngạch công chức, viên chức và loại hình công việc để nhân hệ số lương và tính các phụ cấp khác.

    Loại hợp đồng ký kết khi làm việc chính thức

    Hợp đồng lao động

    - Đối với công chức: Quyết định bổ nhiệm và xếp lương

    - Đối với viên chức: Hợp đồng làm việc

    Phạm vi áp dụng pháp luật

    Được làm những gì pháp luật không cấm

    Chỉ được làm những gì pháp luật có quy định

    Các hình thức xử lý kỷ luật

    - Khiển trách.

    - Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

    - Sa thải.

     

    Đối với công chức:

    - Khiển trách;

    - Cảnh cáo;

    - Hạ bậc lương;

    - Giáng chức;

    - Cách chức;

    - Buộc thôi việc.

    Đối với viên chức:

    - Khiển trách;

    - Cảnh cáo;

    - Cách chức;

    - Buộc thôi việc.

    Đánh giá, xếp loại

    Không có quy định cụ thể, do người sử dụng lao động tự thiết lập quy chế để đánh giá, xếp loại

    Có quy định cụ thể.

    Các bạn xem thêm tại đây.

    Căn cứ pháp lý:

    1. Bộ luật lao động 2012

    2. Luật cán bộ, công chức 2008

    3. Luật viên chức 2010

    4. Nghị định 24/2010/NĐ-CP

    5. Nghị định 29/2012/NĐ-CP

    6. Nghị định 153/2016/NĐ-CP

    7. Nghị định 47/2016/NĐ-CP

    8. Nghị quyết 27/2016/QH14

    9. Nghị định 56/2015/NĐ-CP

    Xem thêm:

    1. Toàn bộ văn bản pháp luật về lao động

    2. Tập hợp các văn bản pháp luật dành cho cán bộ, công chức, viên chức

    3. Hợp đồng lao động: tổng hợp giải đáp thắc mắc

    4. Tháng 4/2017: người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?

    5. Hướng dẫn mới về cách chuyển ngạch và xếp lương đối với công chức

    6. Bộ Nội vụ sắp có hướng dẫn mới về hệ số lương của công chức

    7. 18 điều người lao động nên biết để tự bảo vệ mình

    8. Tiền lương năm 2017 và những điều cần lưu ý

    9. Bảo hiểm xã hội 2017: tổng hợp giải đáp thắc mắc

    10. Bảng lương của cán bộ, công chức năm 2017

    11. Cách tính lương, phụ cấp của cán bộ, công chức từ 01/7/2017

    12. Những điểm mới của Bộ luật lao động sửa đổi năm 2017

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 29/04/2018 10:12:38 CH Bỏ ưu tiên chủ đề
     
    32460 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #453947   19/05/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Mình nghĩ là người lao động hay công chức thì mỗi cái đều có ưu điểm và nhược điểm. Thông thường người ta muốn vào công chức để ổn định thay vì phải đi làm cho tư nhân. Mình thích lao động tự do hơn là vào công chức, bởi vì khi đi làm ngoài buộc mình phải cố gắng nổ lực, sáng tạo và không ngừng học hỏi để phát triển công việc, mình thích sự tự do, không thích làm việc theo khuôn khổ.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #454102   21/05/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Cá nhân mình suy nghĩ tùy theo năng lực, tính cách hay sở thích sẽ có người này lựa chọn làm việc trong các cơ quan, tổ chức thuộc nhà nước, người khác lựa chọn làm việc cho các công ty, tổ chức tư nhân. Nhưng thiết nghĩ làm cho cơ quan nào thì chúng ta cũng nên nắm rõ các quy định của pháp luật lao động để có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình nhỉ?!

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
  • #454116   21/05/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Nhưng ngành nghề nào cũng có những điều kiện, yêu cầu, áp lực riêng mà mỗi người theo năng lực của mình sẽ lựa chọn một công việc phù hợp. có những công việc có thể là lương tuy thấp nhưng có những người lựa chọn gắn bó với nó hàng chục năm, còn có những công việc lương rất cao nhưng lại chẳng giữ chân được lâu.Chỉ là mình tìm được hứng thú công việc ở vị trí nào mà thôi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #454137   21/05/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Tùy theo nhu cầu, hoàn cảnh và điều kiện mà mỗi người sẽ có lựa chọn cho riêng mình. Mình là người lao động hơn, bởi được tự do hơn, lựa chọn công việc cũng phong phú hơn nhưng điểm trừ là phải phụ thuộc vào người sử dụng lao động và tính ổn định không cao bằng làm việc trong các cơ quan nhà nước. Thường thì thế hệ trước sẽ thích con cái làm công viên chức hơn, nhưng giới trẻ ngày nay thì lại thích tự do bay nhảy, nên phần lớn đều sẽ thích làm người lao động giống mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #465013   19/08/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Trên các phương tiện thông tin đại chúng đề cập rất nhiều về việc lương của cán bộ, công chức hiện nay chỉ đủ cho 40% nhu cầu cuộc sống và có tới 30% công chức "sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về", thế nhưng, vẫn có rất nhiều người sẵn sàng "chạy" bằng mọi cách để được vào làm tại các cơ quan, tổ chức Nhà nước. Điều gì đã đem lại sự "hấp dẫn" và "sức hút" kỳ lạ đến vậy?

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #467983   16/09/2017

    Đôi khi ra trường rồi thì không cần làm gì, có việc là làm, nhưng làm khoảng 1 năm có khi đến cả 2,3 năm rồi mới biết được mình hợp và thích công việc nhà nước hay doanh nghiệp ngoài, tóm lại ở đâu cũng có cái ưu nhược của nó, quan trọng tính cách và sở thích của mỗi người phù hợp với môi trường nào, như mình thì giờ có làm nhà nước cũng ko làm được :)

     
    Báo quản trị |