Ban Lễ tang Nhà nước gồm những ai? Lễ viếng và Lễ truy điệu được tổ chức thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #614306 20/07/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 503 lần


    Ban Lễ tang Nhà nước gồm những ai? Lễ viếng và Lễ truy điệu được tổ chức thế nào?

    Lễ Quốc tang được tổ chức khi cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ chức vụ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội từ trần. Vậy, Ban Lễ tang Nhà nước tổ chức lễ tang bao gồm những ai? Lễ viếng và Lễ truy điệu được tổ chức thế nào?

    Ban Lễ tang Nhà nước gồm những ai?

    Theo Điều 7 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang như sau:

    - Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 25 (hai mươi lăm) đến 30 (ba mươi) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.

    + Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định 105/2012/NĐ-CP;

    + Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    - Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 15 (mười lăm) đến 20 (hai mươi) thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần,

    + Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định 105/2012/NĐ-CP;

    + Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một Phó Thủ tướng Chính phủ.

    Như vậy, Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức Lễ Quốc tang và có từ 25 - 30 đại diện đến từ Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.

    Cấm/hạn chế lưu thông một số tuyến đường phục vụ Lễ Quốc tang

    Lễ Quốc tang diễn ra bao nhiêu ngày? Ai từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang?

    Ý nghĩa của việc treo cờ rủ, cách treo cờ rủ trong ngày Quốc tang

    Lễ viếng và Lễ truy điệu được tổ chức thế nào?

    1) Lễ viếng trong Lễ Quốc tang được tổ chức thế nào?

    Theo Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về Lễ viếng trong Lễ Quốc tang như sau:

    - Cách đặt vòng hoa trong Lễ viếng:

    + Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị 06 (sáu) vòng hoa, có băng vải đỏ chữ vàng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình; sau khi các đoàn viếng xong đặt cố định hai bên bàn thờ.

    + Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị 30 (ba mươi) vòng hoa luân chuyển. Trong thông báo tin buồn có ghi: Các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang băng vải đen, có kích thước 1,2 m x 0,2 m, ghi dòng chữ trắng “Kính viếng”, dưới có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân để gắn vào vòng hoa do Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị.

    - Tổ chức Lễ viếng tại Việt Nam:

    + Ban Tổ chức Lễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: 02 (hai) chiến sĩ khiêng vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn, phía sau bên phải Trưởng đoàn là sĩ quan dẫn viếng, các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc.

    + Ban Tổ chức Lễ tang tổ chức đón và xếp các đoàn đại biểu nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan, cá nhân nước ngoài khác có nguyện vọng đến viếng và ghi sổ tang.

    + Sau khi viếng, Trưởng đoàn ghi sổ tang.

    + Trong quá trình viếng, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.

    - Tổ chức Lễ viếng ở nước ngoài:

    + Cùng thời gian diễn ra Lễ Quốc tang ở Việt Nam, Bộ Ngoại giao hướng dẫn các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài tiếp đón các tổ chức, cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài đến viếng và ghi sổ tang tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.

    + Trang trí lễ đài:

    ++ Lễ đài trang trí phông nền đen, Quốc kỳ treo phía trên có dải băng tang, ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc đồng chí...”;

    ++ Bàn thờ đặt chính giữa phòng, dưới lễ đài có lư hương; hai bên bàn thờ đặt 02 (hai) vòng hoa cố định;

    ++ Bàn ghi sổ tang.

    Như vậy, Lễ viếng trong Lễ Quốc tang sẽ được tổ chức song song tại Việt Nam và tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. Tại Việt Nam, các đoàn vào viếng sẽ được sắp xếp theo đội hình 2 chiến sĩ khiêng vòng hoa đầu tiên, đến Trưởng đoàn viếng, phía sau bên phải là sĩ quan dẫn viếng và đi theo 2 hàng dọc là các thành viên của đoàn viên.

    2) Lễ truy điệu trong Lễ Quốc tang được tổ chức thế nào?

    Theo Điều 16 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về Lễ truy điệu trong Lễ Quốc tang được tổ chức như sau:

    - Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.

    - Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu:

    + Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);

    + Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);

    + Các đoàn đại biểu Bộ, Ban, ngành, đối tượng khác, lực lượng túc trực và đội quân nhạc đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.

    - Chương trình Lễ truy điệu

    + Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;

    + Quân nhạc cử Quốc ca;

    + Trưởng ban Lễ tang Nhà nước đọc lời điếu và tuyên bố phút mặc niệm;

    + Khi mặc niệm, quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”;

    + Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố kết thúc Lễ truy điệu.

    - Cùng thời gian diễn ra Lễ truy điệu ở Trung ương, lãnh đạo địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần tổ chức Lễ truy điệu tại địa phương.

    Như vậy, Lễ truy điệu sẽ bao gồm Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần. Trong đó, theo hướng nhìn lên lễ đài, đứng bên trái là gia đình người từ trần, đứng bên phải là Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đoàn đại biểu, lực lượng túc trực và đội quân nhạc sẽ đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.

    Xem thêm:

    Lễ Quốc tang diễn ra bao nhiêu ngày? Ai từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang?

    Ý nghĩa của việc treo cờ rủ, cách treo cờ rủ trong ngày Quốc tang

     
    2296 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận