BẠN ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ NHÀ TRƯỜNG?

Chủ đề   RSS   
  • #369549 29/01/2015

    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    BẠN ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ NHÀ TRƯỜNG?

    Đối với đa số sinh viên năm cuối, không có nỗi ám ảnh nào đáng sợ hơn hai chữ “Thất nghiệp”. Không ít trường hợp cảm thấy lạc lối và đặt câu hỏi: “Mình sẽ làm gì khi ra trường?”, “Vị trí nào là phù hợp cho ngành học của mình?”. Vậy, có bao giờ bạn tự hỏi: “Mình đã học được gì từ nhà trường không?”. Với mình, một cựu sinh viên Luật, mình nhận ra trường học đã cho mình nhiều hơn mình nghĩ.

     

    1) Tự lập:

    Đây có lẽ là điều dễ dàng nhận ra. Với một số bạn, vào đại học tức là xa gia đình. Những thứ bạn luôn được chuẩn bị sẵn khi ở nhà thì nay phải tự thân vân động. Chưa kể đối với những bạn hoàn cảnh khó khăn, việc bươn chải để kiếm tiền ăn học là điều không tránh khỏi. Còn trong nhà trường, các giảng viên cũng chẳng màn đốc thúc việc học hành của bạn. Bạn chịu học thì qua, không học thì rớt, do bạn tự quyết định.

    2) Trưởng thành hơn:

    Cái này cũng dễ hiểu thôi, tự lập thì sẽ trưởng thành. Không còn nằm trong sự bảo bọc của gia đình, bạn tiếp xúc xã hội nhiều hơn thì bạn cũng rút ra được nhiều bài học cho mình hơn.

     

    3) Khả năng kết nối với mọi người:

    Ai vào đại học mà chẳng có bạn. Và cũng sẽ không thiếu những buổi trà chanh chém gió, du lịch dã ngoại… Mối quan hệ xã hội của bạn sẽ được mở rộng hơn, bạn cảm thấy mình dần dần trở nên cởi mở và thân thiện. Tin mình đi, điều đó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi đi làm đó.

    Nói tới đây, một số bạn sẽ nghĩ rằng những điều mình học được chỉ là vài kĩ năng cuộc sống vặt vãnh. Không phải đâu nhé, mình cũng học được nhiều kĩ năng chuyên môn đó.

     

    4) Kĩ năng tóm tắt và phân tích vấn đề:

    Nói đến học Luật là phải có giải quyết tình huống rồi. Những tình huống, bản án thực tế được giảng viên đưa vào giảng dạy nhằm đánh giá, nâng cao khả năng của sinh viên. Bạn sẽ phải tìm ra những điểm mấu chốt của vấn đề, xem xét từ bao quát đến chi tiết, từ một đến nhiều mặt. Qua đó, tổng hợp, tóm lại những điều cần lưu ý, xác định mối quan hệ pháp luật. Từ đó, bạn phân tích các chuỗi hành vi, nguyên nhân và hậu quả theo một cách logic nhất. 

    5) Kĩ năng nghiên cứu, tìm tòi:

    Sau khi tổng hợp và phân tích được vấn đề, bạn sẽ phải tìm tòi những văn bản quy định đến vấn đề đó. Pháp luật Việt Nam với một hệ thống văn bản khổng lồ, các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, thay thế nhau nhiều vô số. Việc rèn luyện khả năng tìm kiếm giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Những người ngoài ngành thường cho rằng người học Luật có trí nhớ siêu phàm, nhưng thực chất, họ biết mình nên tìm cái gì và tìm như thế nào.

    Bên cạnh đó, học Luật là nghiên cứu pháp luật, tức là nắm được lịch sử, bản chất pháp luật: vì đâu có quy định như thế, có còn phù hợp với thực trạng xã hội hiện tại, có kiềm chế quy luật vận động tự nhiên….Để nắm được những vấn đề đó bắt buộc bạn phải đầu tư nghiên cứu.

     

    6) Kĩ năng thuyết trình, diễn giải:

    Trong quá trình học, bạn sẽ phải đối mặt với không ít tiểu luận và quan trọng hơn cả là bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Giảng viên sẽ đánh giá bạn dựa trên khả năng nghiên cứu và khả năng thuyết trình. Do đó, để đạt được một kết quả tốt, bạn phải tự rèn luyện kĩ năng này cho mình. Đây cũng là một kĩ năng cần thiết cho những bạn có ý định trở thành Luật sư hoặc tư vấn viên. Thử đặt trường hợp khi bạn bảo vệ cho thân chủ của mình mà giải thích ấp úng, lủng củng thì nắm được bao nhiêu phần trăm chiến thắng?

     

    7) Kĩ năng làm việc nhóm:

    Bài tập nhóm, tiểu luận, diễn án,…đòi hỏi bạn phải hợp tác với những người khác. Bạn không thể nào gánh hết tất cả mọi việc trước những vấn đề lớn. Vì thế, bạn sẽ học được cách phân chia công việc, đối thoại, tranh luận với các thành viên trong nhóm. Và đôi khi, nhờ những lúc như thế, bạn sẽ nhận ra được thế mạnh của mình là gì.

    8) Kĩ năng sử dụng máy tính và Internet:

    Mọi người vẫn hay nói đùa: “Dân ta phải biết sử ta/ Cái nào không biết thì tra Google”. Với hệ thống văn bản khổng lồ và kiến thức xã hội sâu rộng thì việc sinh việc Luật phải thành thạo trong việc sử dụng Internet là điều đương nhiên. Bên cạnh đó, như mình đã nói ở trên, bạn không thể trình bày tốt bài thuyết trình của mình khi không biết gì về Word hay Powerpoint.

     

    Đây là một số điều mình đã học được từ nhà trường. Còn bạn, BẠN ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ NHÀ TRƯỜNG?”

     

     
    15127 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn honhu vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (30/01/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #369744   30/01/2015

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Mình cũng là cựu sinh viên Luật, những gì bạn học được mình nghĩ đa phần là do tự nỗ lực của bản thân bạn thôi, không phải ở trường dạy. 

    Những gì mình học được ở đại học là: 

    1. Một tín chỉ là 35.000 đồng (thời của mình), 10 chỉ là được 1 lượng. Nợ khoảng chục lượng là đình chỉ học. 

    2. Thủ tục đăng ký thi lại, học lại. 

    3. Kỹ năng ngủ nấp (ngủ không bị giảng viên phát hiện) trên giảng đường. 

    4. Kỹ năng trốn học và điểm danh giùm. 

    5. Phương pháp đoán mò đề thi và nghệ thuật học tủ. 

    6. Kỹ năng sử dụng cùng lúc bàn phím + chuột với 2 tay, kỹ năng đánh máy nhanh 10 ngón, kỹ năng dùng phím tắt thay chuột (phục vụ cho việc chơi game online, chửi nhau trên mạng, cài lệnh oánh cho nhanh... )

    7. Kỹ năng khóc lóc, năn nỉ khi thi vấn đáp. 

    8. Kỹ năng mô tả sự nghèo túng khi muốn thiếu nợ bạn bè, quán ăn, đòi tiền gia đình. 

    9. Đa cấp và các hệ lụy xoay quanh đa cấp: Chúng ta đến đây để làm gì? Kiếm tiền, kiếm tiền, tiến kiềm.... Kỹ năng thoát khỏi đa cấp và giải quyết những hậu quả của nó. 

    10. Kỹ năng giết thời gian: 1000 cách để sinh viên giết thời gian.

    11. Kỹ năng yêu lành mạnh, trong sáng (đối với nhiều sinh viên cái này rất khó để học). 

    .... Vui thôi nhé. :)

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    haugl1996 (13/11/2019)