Bạn đã biết gì về loại “Giao dịch dân sự với chính mình”?

Chủ đề   RSS   
  • #501626 08/09/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 491 lần


    Bạn đã biết gì về loại “Giao dịch dân sự với chính mình”?

    Ví dụ về một tình huống sau đây: Ông A là Giám đốc Công ty cổ phần X (công ty X) và là người đại diện theo pháp luật của công ty. A thế chấp tài sản là quyền sở hữu căn nhà riêng của mình tại Ngân hàng để đảm bảo cho khoản vay của công ty X. Như vậy, hợp đồng thế chấp này có bên thế chấp là ông A và bên được bảo đảm công ty X do ông A đại diện. Theo đó, ông A sẽ ký vào hợp đồng thế chấp với 2 tư cách: vừa là bên thế chấp và vừa là đại điện cho bên được bảo đảm (do ông A chính là người đại diện theo pháp luật của công ty X – bên được bảo đảm).

    Giao dịch trên đưa đến 02 luồng quan điểm:

         Quan điểm thứ nhất

    Giao dịch nêu trên đã vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:

    Điều 141. Phạm vi đại diện

    3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Xét tình huống trên, ông A là người đại diện theo pháp luật của công ty X và đã nhân danh công ty X để xác lập giao dịch với chính ông A (ông A có tư cách là chủ tài sản thế chấp). Do vậy, hợp đồng thế chấp trên sẽ không thể xác lập được mà bị vô hiệu do chủ thể xác lập không có thẩm quyền.

    Để giải quyết được rắc rối trên thì bạn có thể chọn lựa hướng ủy quyền lại cho một có nhân có đủ thẩm quyền khác, khi đó sẽ không còn vi phạm khoản 3 Điều 141 nữa. Cụ thể, nếu như với tình huống trên, ông A sẽ cần giải quyết như sau: Ông A ủy quyền cho một cá nhân khác đủ thẩm quyền trong công ty X để ký đại diện cho công ty X, lúc này ông A đơn giản chỉ có tư cách là bên thế chấp; còn người được ủy quyền lại sẽ có tư các là người đại diện bên được đảm bảo là công ty X . Như vậy, hợp đồng thế chấp này được xác lập hợp pháp, không còn vi phạm về chủ thể xác lập giao dịch.

     

           Quan điểm thứ hai

    Giao dịch dân sự nêu trên là phù hợp với các quy định của pháp luật, ông A có thể ký vào hợp đồng với cả 2 tư cách là bên thế chấp và đại diện của bên được bảo đảm (bên vay vốn) bởi vì căn cứ vào trường hợp ngoại lệ được ghi nhận tại tại Khoản 3 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015, đó là: “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Cụ thể, trường hợp pháp luật có quy định khác ở đây là những quy định tại Điều 67, 86 và 162 của Luật Doanh nghiệp 2014:

    Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Điều 67. Hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận

    1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:

    a) Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty;

    …..

    Đối với Công ty TNHH một thành viên: Điều 86. Hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan

    1. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với những người sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định:

    a) Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty

     (Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty)

    b) Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

    Đối với Công ty cổ phần: Điều 162. Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận

    1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:

    a) Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;

    b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;

    Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.)

    Theo đó, pháp luật doanh nghiệp vẫn cho phép trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quyền nhân danh doanh nghiệp xác lập giao dịch với chính họ nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định, phải được Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông chấp thuận tùy vào loại hình doanh nghiệp.

    Như vậy, với tình huống đưa ra ở đầu bài, chiếu theo pháp luật doanh nếu ông A có văn bản thể hiện sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông là ông A có thể ký vào hợp đồng với cả 2 tư cách là bên thế chấp và đại diện của bên được bảo đảm thì giao dịch này là hợp pháp, không hề vi phạm các quy định của pháp luật.

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 08/09/2018 09:33:27 SA
     
    6774 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận