(SAO Y) BẢN ÁN VÔ CĂN CỨ PHÁP LUẬT, ĐẦY TIÊU CỰC, SAI SỰ THẬT,
NHÂN CHỨNG ĐƯỢC DÀN DỰNG, MUA CHUỘC, KHAI MAN TRƯỚC TOÀ,
CÔNG KHAI ĐÀN ÁP, CƯỚP ĐOẠT TÀI SẢN HỢP PHÁP CỦA CÔNG DÂN.
TOÀ ÁN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tỉnh Hậu Giang Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Án dân sự phúc thẩm
Số: 32/DSPT
Ngày: 20/04/1990
Thụ lý số: 27
Ngày 20/04/1989
V/v: tranh chấp quyền sở hữu
|
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG XỬ ÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH HG
Với thành phần:
|
- Chủ toạ phiên toà: Bà Đỗ Thị Thết, Thẩm phán.
- Các thẩm phán: + Ông Phạm Minh Tăng, Phó chánh án.
+ Ông Liêng Quang Thắng, Thẩm phán.
- Thư ký phiên toà: Anh Huỳnh Trung Hiếu.
Họp phiên toà công khai ngày 20/04/1990 tại trụ sở TAND tỉnh để xét xử bản án mà Toà án Phụng hiệp đã xử tại án số 29 ngày 13/01/1989, giữa:
Nguyên đơn: HUỲNH TÀI
Sinh 1935; nghề nghiệp mua bán; trú quán số 1/27 Trần Hưng Đạo, ấp Châu thành A, thị trấn Phụng hiệp, huyện Phụng hiệp, Hậu Giang.
Có ông Nguyễn Văn Ne được Đoàn luật sư uỷ nhiệm bào chữa cho Huỳnh Tài.
Bị đơn: HUỲNH NGỌC
Sinh 1929; nghề nghiệp mua bán; trú quán số 1/139 Mạc Đỉnh Chi, ấp Châu thành A, thị trấn Phụng hiệp, huyện Phụng hiệp, Hậu Giang.
Có luật sư Nguyễn Trường Thành bào chữa quyền lợi cho Huỳnh Ngọc.
Theo hồ sơ và án sơ thẩm nội dung sự việc như sau:
Căn nhà hiện nay một bên mang số 1/27 Trần Hưng Đạo và một bên mang số 1/139 Mạc Đỉnh Chi, thị trấn Phụng hiệp, huyện Phụng hiệp, có chiều ngang 6m5, chiều dài 12m, vách tường, gác ván, mái ngói, nền lót gạch tàu, được chia làm 3 gian do bà Huỳnh Giai đứng ra mua cho con gái là Huỳnh Tài đứng tên vào năm 1959.
Theo bà Tài khai thì: nhà này là của bà, bà chỉ cho Huỳnh Ngọc và Tạ Nhị ở nhờ, căn nhà của bà 3 gian, gian Huỳnh Ngọc ở trước đây là nhà bếp, mấy chục năm Huỳnh Ngọc ở bà không lấy tiền thuê nhà, không tranh chấp, nhưng do gia đình Tạ Nhị (chồng bà Ngọc) bít đường mương không cho nước bên gia đình bà chảy qua nên bà yêu cầu lấy lại nhà cho con cái bà ở.
Bà Huỳnh Ngọc trình bày: Năm 1945 cha mẹ bà đã cho bà đứng tên sổ bộ 2 căn nhà tại đường Lý Thường Kiệt, nhưng cha mẹ chị em vẫn còn ở chung. Năm 1958 bà có chồng về Phong Điền, Cần Thơ; 2 căn nhà nói trên bà không ở, năm 1959 thực dân Pháp rút về nước, nhà phố bán giá rẻ, mẹ bà quyết định mua 3 căn phố ở Phụng hiệp của 1 người Pháp trong đó có căn nhà 1/27 đang tranh chấp hiện nay. Khi mua 3 căn phố này mẹ cho 1 chị và 2 em đứng tên (là Huỳnh Hưng, Huỳnh Lan và Huỳnh Tài). Khi mua 3 căn phố kinh tế của mẹ bà khó khăn, hơn nữa căn nhà tại đường Lý Thường Kiệt không làm ăn mua bán được nên mẹ và Huỳnh Tài bàn với bà bán 2 căn nhà do bà đứng tên để mẹ có thêm vốn kinh doanh, khi nào về Phụng hiệp mẹ sẽ cho 1 phần trong căn nhà số 1/27. Việc bán 2 căn nhà bà chỉ ký tên còn tiền bạc do mẹ bà lấy hết. Bà yêu cầu được sở hữu gian nhà 1/139 bà đang ở vì mẹ đã cho chứ không phải bà đi ở nhờ. Việc mẹ cho có làm 2 tờ biên bản, nhưng vì căn nhà quá nhỏ, tình cảm chị em còn thương nhau nên không ra chính quyền chứng kiến. Bà ở căn nhà này từ năm 1965 đến nay không có căn nhà nào khác và gia đình đông con, quá nghèo không thể tìm được chỗ ở mới.
Do mối quan hệ tranh chấp là chị em ruột nên địa phương đã hoà giải nhiều lần nhưng không mang lại kết quả. Do đó Toà án huyện Phụng hiệp đã đưa ra xét xử sơ thẩm và đã tuyên:
- Chấp nhận yêu cầu của bà Huỳnh Tài đòi lại gian nhà 1/139 Mạc Đỉnh Chi, thị trấn Phụng hiệp.
- Buộc Tạ Nhị và gia đình có trách nhiệm giao lại căn nhà 1/139 cho bà Huỳnh Tài sở hữu sau khi án có hiệu lực 30 ngày.
- Buộc bà Huỳnh Tài phải trả tiền chi phí trong việc di dời tài sản là 100.000đ và trả tiền sửa chữa thực tế theo hội đồng giám định sau này.
- Án phí dân sự Tạ Nhị phải chịu 3.000đ
Ngày 16/01/1989 bà Huỳnh Ngọc chống án với lý do: bà không đồng ý như án sơ thẩm vì căn nhà bà đang ở là mẹ cho có nhiều người biết, nhà của bà mẹ bán để có vốn làm ăn trong gia đình, căn gác bà phải chuộc lại ở bà Võ Thị Hai 20.000đ, người mua nhà của bà đều còn sống, đề nghị toà giải quyết đảm bảo quyền lợi cho bà.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ và thẩm tra các chứng cứ tại phiên toà
Sau khi thảo luận và nghị án
Hội đồng xét xử TAND tỉnh Hậu giang nhận định:
Về hình thức: Đơn chống án của Huỳnh Ngọc làm trong hạn luật định, nghĩ nên chấp nhận
Về xác định tư cách bị đơn. Trước đây Huỳnh Tài kiện Tạ Nhị bít đường nước trong nhà, ra toà sơ thẩm Huỳnh Tài kiện Huỳnh Ngọc lấy lại nhà, án sơ thẩm xác định Tạ Nhị là bị đơn là không đúng, cần sửa lại và xác định Huỳnh Ngọc là bị đơn mới đúng.
Về nội dung: Quá trình giải quyết ở địa phương cũng như tại phiên toà phúc thẩm hôm nay bà Ngọc đều yêu cầu được sở hữu căn nhà 1/139 Mạc Đỉnh Chi, ấp Châu thành A, thị trấn Phụng hiệp, vì mẹ ruột của bà là Huỳnh Giai đã cho bà khi còn sống. Bà Huỳnh Tài cũng yêu cầu được quyền sở hữu căn nhà này vì giấy tờ chủ quyền là của bà.
Toà xét rằng: Giấy tờ đứng tên quyền sở hữu căn nhà do bà Giai mua ngày 28/01/1959 là của Huỳnh Tài. Nhưng, từ năm 1965 sau khi Huỳnh Ngọc về ở căn nhà phía sau các cửa thông phòng từ 2 căn nhà của Huỳnh Tài sang nhà Huỳnh Ngọc đã được bà Giai xây bít lại, coi như 1 căn nhà riêng không dính dáng gì đến 2 căn của Huỳnh Tài, phần lầu trên của gian nhà bà Huỳnh Ngọc ở trước đây bà Giai bán cho ông Thái Tư và vợ là Võ Thị Hai 6.000đ ở đến năm 1965 Huỳnh Ngọc chuộc lại phần lầu đó của bà Hai 20.000đ ngay lúc đó bà Huỳnh Tài cũng không có ý kiến gì, ra trước toà hôm nay bà nói không có để ý gì tới. Nhà tuy 1 căn trong giấy tờ nhưng đã mang 2 số 1/27 và 1/139 từ chế độ cũ và đất thổ trạch của ai người đó đóng thuế. Gần 25 năm ở trong gian nhà này bà Huỳnh Ngọc đã sửa lại hầu như toàn bộ căn nhà bà Huỳnh Tài là em cũng mặc nhiên..
Trong cải tạo công thương nghiệp của địa phương 1978 UBND huyện Phụng hiệp cũng chỉ quản lý 2 căn nhà của Huỳnh Tài (1980 được nhà nước trả lại) còn căn nhà của Huỳnh Ngọc nhà nước cũng không đá động gì đến.
Mặc khác bà Huỳnh Thị Lan là em ruột của Huỳnh Ngọc và là chị ruột của Huỳnh Tài xác nhận tại lời khai và trước phiên toà rằng: cha bà đã cho chị Ngọc 2 căn nhà ở đường Lý Thường Kiệt, thị trấn Phụng hiệp, nhưng năm 1959 một lúc mẹ phải mua 3 căn phố cho 3 chị em là Huỳnh Hưng, Huỳnh Lan và Huỳnh Tài, sau khi mua các căn phố này đều phải cất lại, Huỳnh Tài không có tiền cất, nếu cất không còn vốn làm ăn nên đã bàn với mẹ bán nhà Huỳnh Ngọc để có vốn làm ăn, các chị em khác tự cất, việc bán nhà do mẹ nhận tiền để làm ăn với Huỳnh Tài là út và mẹ hứa cho Huỳnh Ngọc 1 căn nhà để ở, lúc còn sống mẹ hứa cho mỗi người một căn, Huỳnh Tài 2 căn (2 gian). Các tài sản còn lại mẹ trị giá 10.000đ để chia cho 4 chị em không ai chịu vì giá quá thấp nên để làm hương hoả do Huỳnh Tài quản lý.
Bà Lê Thị Xuân mua căn nhà 1/202, bà Thái Thị Lý mua căn nhà 1/201 đường Lý Thường Kiệt của bà Giai và bà Ngọc đều xác nhận: người đứng ra kêu bán 2 căn nhà trên là bà Huỳnh Giai lúc đầu 2 người không chịu mua vì 2 căn nhà đứng tên Huỳnh Ngọc, lúc ấy Huỳnh Ngọc lấy chồng ở Phong điền, Cần thơ, không có ở đây. Bà Giai đã gọi Huỳnh Ngọc về ký vào tờ bán nhà trước chính quyền và người mua nhà, tiền do bà Huỳnh Giai nhận. Khi ký bán nhà Huỳnh Ngọc buồn bả và khóc vì nhà cha mẹ đã cho rồi lại đem bán, đồng thời hai bà cũng còn nghe bà Huỳnh Giai nói sẽ cho Huỳnh Ngọc 1 căn nhà hiện Huỳnh Ngọc ở để làm ăn buôn bán…
Lời khai của Huỳnh Lan, Huỳnh Ngọc, Lê Thị Xuân, Thái Thị Lý hoàn toàn phù hợp với nhau. Vì vậy, từ tất cả các cơ sở nhận định trên không thể chỉ đơn thuần căn cứ vào giấy tờ đứng tên quyền sở hữu của bà Tài trong căn nhà để tước bỏ mọi quyền lợi thực tế của bà Ngọc được, nghĩ nên sửa lại án sơ thẩm
Do những nhận định trên, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Hậu giang
QUYẾT ĐỊNH
Sửa toàn bộ án sơ thẩm số 29 ngày 13/02/1989 của TAND huyện Phụng hiệp:
- Xác nhận căn nhà số 1/139 đường Mạc Đỉnh Chi, ấp Châu thành A, thị trấn Phụng hiệp, huyện Phụng hiệp, thuộc quyền sở hữu của bà Huỳnh Ngọc.
- Án phí dân sự sơ thẩm bà Huỳnh Tài phải chịu 15.000đ, bà Ngọc không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Án xử công khai chung thẩm có hiệu lực thi hành
Thẩm phán Chủ toạ
(đã ký) (đã ký)
PHẠM MINH TĂNG – LIÊNG QUANG THẮNG ĐỖ THỊ THẾT
(SAO Y) BỨC THƯ TRẢ LỜI CỦA PHAN ĐĂNG HANH BAO CHE CHO CẤP DƯỚI CÔNG KHAI ĐÀN ÁP CƯỚP ĐOẠT TÀI SẢN HỢP PHÁP CỦA CÔNG DÂN
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TOÀ DÂN SỰ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 757 / DS Hà nội, ngày 29 tháng 6 năm 1991
Trả lời đơn
Kính gửi: Bà Huỳnh Tài
Trú tại: Nhà số 1/27 đường Trần Hưng Đạo, ấp Châu thành A, thị trấn Phụng hiệp, huyện Phụng hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Toà dân sự - Toà án nhân dân tối cao nhận được đơn khiếu nại của bà đối với bản án phúc thẩm dân sự số 32 ngày 20 tháng 4 năm 1990 của Toà án nhân dân tỉnh Hậu Giang xét xử việc tranh chấp quyền sở hữu nhà giữa bà và bà Huỳnh Ngọc.
Sau khi nghiên cữu đơn và hồ sơ vụ kiện, Toà dân sự - Toà án nhân dân tối cao nhận thấy:
Năm 1945 ông Huỳnh Phùng và bà Huỳnh Giai (bố mẹ của bà và bà Ngọc) có tạo lập 2 căn nhà mang số 1/201 và 1/202 đường Lý Thường Kiệt và cho bà Huỳnh Ngọc đứng tên chủ sở hữu. Năm 1950 bố bà mất, mọi việc có liên quan đến tài sản trong gia đình đều do mẹ bà định đoạt. Năm 1959 mẹ bà mua 3 căn nhà mang số: 1/141 đường Mạc Đỉnh Chi cho bà Huỳnh Hưng; căn 1/142 đường Mạc Đỉnh Chi cho bà Huỳnh Lan và căn 1/27 đường Trần Hưng Đạo cho bà đứng tên. Căn 1/27 này tiếp giáp với 2 mặt phố: Trần Hưng Đào và Mạc Đỉnh Chi.
Do không còn tiền để làm vốn buôn bán, mẹ bà đã bán 2 căn phố ở đường Lý Thường Kiệt của bà Huỳnh Ngọc. Vì thế năm 1965 bà Huỳnh Ngọc trở về Phụng Hiệp, mẹ bà đã cho bà Ngọc ở căn nhà phía sau. Mẹ bà đã xây bít lại các cửa thông phòng của 2 căn nhà và coi n hư 2 căn nhà riêng biệt không dính dáng gì nhau. Hai căn nhà này mang hai số khác nhau: số 1/27 đường Trần Hưng Đạo bà đang ở và căn nhà bà Huỳnh Ngọc ở mang số 1/139 đường Mạc Đỉnh Chi. Phần lầu của căn 1/139 này mẹ bà đã sang cho ông Thái Tư giá 6.000đ, đến năm 1965 sau khi vào ở nhà bà Ngọc đã chuột lại phần lầu này và ở toàn bộ căn nhà. Bà Ngọc đã ở căn nhà này hơn 25 năm và đã sửa sang toàn bộ nhà.
Như vậy 2 căn nhà trên, tuy giấy tờ bà đứng tên nhưng thực tế là tài sản của bà Huỳnh Giai (mẹ các bà). Bà Giai đã giao quyền sở hữu căn 1/139 Mạc Đỉnh Chi cho bà Huỳnh Ngọc từ năm 1965. Căn cứ vào các chứng cứ thực tế, bản án phúc thẩm xác nhận căn nhà mang số 1/139 đường Mạc Đỉnh Chi là của bà Huỳnh Ngọc là có cơ sở.
Vì vậy Toà dân sự - Toà án nhân dân tối cao trả lời bà biết.
Nơi nhận: TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
- Như trên Phó chánh toà dân sự
- TAND tỉnh Hậu Giang
(kèm hồ sơ) (Đã ký)
- TAND huyện Phụng Hiệp
- Văn phòng Phan Đăng Hanh
- Toà dân sự (2b)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỜ TRÌNH XIN ĐƯỢC TÁI THẨM
(Bản án phúc thẩm số: 32/DSPT của TAND tỉnh Hậu giang ngày 20/04/1990 đầy tiêu cực, hoàn toàn sai sự thật đã gây oan ức hơn 20 năm)
----------==========----------
Kính gởi: ……………………………………………………………………………………
Tôi tên Lý Phước Lâm, sinh 30/04/1968, CMND số: 363728595, là giáo viên hiện đang công tác tại trường THPT Nguyễn Minh Quang, phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy – tỉnh Hậu Giang. Hộ khẩu thường trú: số 120, Nguyễn Huệ, khu vực 3, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy – tỉnh Hậu Giang. Được sự ủy quyền của cha, mẹ tôi là ông Lý Hưng và bà Huỳnh Tài, tôi xin trình bày với các cấp tòa án sự việc như sau:
Mẹ tôi, bà Huỳnh Tài sinh 1935, ngụ tại số 82 đường Trần Hưng Đạo, khu vực 1, phường Ngã bảy, thị xã Ngã bảy, tỉnh Hậu giang. Bà là chủ sở hữu hợp pháp căn nhà tọa lạc tại 02 số: 82 (trước đây là 1/27) Trần Hưng Đạo và 25 (trước đây là 1/139) Mạc Đỉnh Chi khu vực 1, phường Ngã bảy, thị xã Ngã bảy, tỉnh Hậu giang. Căn nhà nằm ở góc giao lưu của 2 con đường, cấu trúc gồm 3 gian: 2 gian trước quay mặt đường Trần Hưng Đạo, 1 gian sau quay mặt đường Mạc Đỉnh Chi. Do việc buôn bán nên cả hai mặt đều mở ra, nên dù mang 2 số nhưng thực chất đây là 3 gian của 1 căn nhà mà mẹ tôi đã là chủ sở hữu từ năm 1959. Văn kiện mua bán thiết lập ngày 26 tháng 02 năm 1959 đã trước bạ, đã sang tên và cấp cho bà Huỳnh Tài ngày 11 tháng 03 năm 1959 (đính kèm theo đơn).
Vào năm 1965 mẹ tôi cho gia đình bà Huỳnh Ngọc ở nhờ gian nhà số 25 đường Mạc Đỉnh Chi. Dù không lấy tiền nhà nhưng mẹ tôi luôn thực hiện tốt nghĩa vụ thuế nhà đất đối với nhà nước (kể cả trước và sau 1975 và cho đến hiện nay).
Đến năm 1980, với ý đồ chiếm đoạt luôn căn nhà, vợ chồng bà Ngọc đã bít đường cống thoát nước của gia đình tôi, để sau đó trước mặt chính quyền địa phương buộc mẹ tôi phải ký giấy cho đứt cái nhà gia đình bà đang ở thì vợ chồng bà mới khai thông đường nước!? (Có 02 vị cán bộ bất bình nên đồng ý làm chứng, Bà Tư Kỳ nguyên hội Phụ Nữ Thị Trấn, Ông Năm Chiến nguyên Trưởng Công An Thị Trấn). Không thể chấp nhận được thái độ ngang tàng đó, mẹ tôi trình lên TAND huyện Phụng Hiệp để lấy lại nhà.
- Ngày 13/01/1989 TAND huyện Phụng Hiệp xét xử sơ thẩm bằng bản án số 09/89 DSST, buộc bà Huỳnh Ngọc phải trả lại căn nhà.
- Ngày 22/05/1989 TAND tỉnh Hậu giang xử Phúc thẩm đã kết luận buộc bà Huỳnh Ngọc phải trả lại căn nhà và đề nghị tòa đình lại để xác định chi phí bà Huỳnh Tài phải hỗ trợ cho việc di dời của bà Huỳnh Ngọc.
- Ngày 20/04/1990, TAND tỉnh Hậu giang xử phúc thẩm bằng bản án số 32/DSPT thì ngược lại hoàn toàn, công nhận căn nhà trên của bà Huỳnh Ngọc.
- Ngày 29/06/1991, TAND Tối cao Hà Nội có công văn số: 757/DS công nhận bản án dân sự phúc thẩm số 32/DSPT ngày 20/04/1990 của TAND tỉnh Hậu giang!?
Kính thưa quí cơ quan !
Bản án phúc thẩm số 32/DSPT ngày 20/04/1990 của TAND tỉnh Hậu giang là 01 bản án tiêu cực, nhân chứng được dàn dựng, mua chuộc, hoàn toàn sai sự thật, không có căn cứ pháp lý, không áp dụng bất cứ một điều khoản nào của luật pháp cả nhưng ông Phan Đăng Hanh, phó chánh toà dân sự TAND tối cao Hà Nội đã lạm dụng chức vụ, ỷ quyền cậy thế, bao che cho cấp dưới kết bè kết phái, nhân danh Nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam để ban hành một bản án công khai đàn áp cướp đoạt tài sản hợp pháp của mẹ tôi chứ không tiến hành giám đốc thẩm. (tôi xin đính kèm các chứng cứ để khẳng định bản án nêu trên là tiêu cực, hoàn toàn sai sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật).
Kể từ đó, mẹ tôi đã nhiều lần, rất nhiều lần liên tục suốt hơn 20 năm nay, khiếu nại, tường trình, kêu oan… đến hầu hết khắp các cơ quan, các vị lãnh đạo từ tỉnh đến trung ương để xin xem xét lại nội dung vụ kiện, những việc làm bất thường, tiêu cực liên quan đến bản án Phúc thẩm nhưng vẫn chưa được sự xem xét.
Ngày 27/11/2002 Đội Thi hành án huyện Phụng Hiệp xác nhận rằng qua kiểm tra toàn bộ hồ sơ lưu trữ, không có hồ sơ thi hành án đối với bản án phúc thẩm số 32/DSPT ngày 20/04/1990 của TAND tỉnh Hậu giang.
Do vậy, ngày 12/12/2002, tôi nộp đơn yêu cầu xem xét lại bản án trên nhưng TAND huyện Phụng Hiệp trả lại đơn với lý do vụ kiện đã giải quyết rồi.
Để khẳng định tính nghiêm minh của luật pháp, tôi liên tục làm đơn gởi đến các cơ quan thẩm quyền để xin được tái thẩm với lý do:
1) Kể từ khi mẹ tôi, bà Huỳnh Tài, làm chủ căn nhà nêu trên (103m2) văn kiện mua bán thiết lập ngày 28 tháng 01 năm 1959 đã trước bạ, đã sang tên đến khi mẹ tôi cho ở nhờ, rồi đến khi bản án phúc thẩm số 32/DSPT ngày 20/04/1990 của TAND tỉnh Hậu giang ra đời và cho đến hiện nay, mẹ tôi luôn thực hiện tốt nghĩa vụ thuế nhà đất đối với nhà nước 103m2. (mẹ tôi, bà Huỳnh Tài, giữ đầy đủ các lai thuế).
2) Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền. Dưới chế độ XHCN, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. không lý do gì mà TAND tỉnh Hậu giang tước bỏ quyền định đoạt của mẹ tôi, bà Huỳnh Tài, đối với tài sản mà bà Huỳnh Tài là chủ sở hữu. Vi phạm nghiêm trọng điều 201 Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
3) Bản án phúc thẩm số 32/DSPT ngày 20/04/1990 của TAND tỉnh Hậu giang là 01 bản án tiêu cực, nhân chứng được dàn dựng, mua chuộc để trừ nợ 30 chỉ vàng, hoàn toàn sai sự thật; không có căn cứ pháp lý, không áp dụng bất cứ một điều khoản nào của luật pháp; không hề xem xét các nhân chứng, vật chứng mà bà Huỳnh Tài cung cấp; không có hồ sơ thi hành án…
4) Chính bản thân vợ chồng bà Huỳnh Ngọc thừa nhận ở nhờ nhà của mẹ tôi.
5) Đặc biệt nghiêm trọng là bản án phúc thẩm số 32/DSPT ngày 20/04/1990 đã tuyên không phải căn nhà mà mẹ tôi đòi lại từ bà Huỳnh Ngọc.
CHỨNG CỨ CHỨNG MINH BẢN ÁN TIÊU CỰC, SAI SỰ THẬT, NHÂN CHỨNG ĐƯỢC DÀN DỰNG, MUA CHUỘC, KHAI MAN TRƯỚC TOÀ.
----------==========----------
I. VẤN ĐỀ TIÊU CỰC CỦA BẢN ÁN PHÚC THẨM:
1) Ngày 22/05/1989 xử Phúc thẩm. Hội đồng xét xử gồm có: Ông Đào Hồng Giỏi, Ông Phạm Minh Tăng. Bà Lê Ái Tú. Đại diện Viện Kiểm Sát, Bà Nguyễn Thị Cưỡng (hiện đang còn công tác tại Viện kiểm sát TP Cần Thơ) thẩm vấn bà Ngọc đã thừa nhận căn nhà 1/139 đường Mạc Đỉnh Chi là sở hữu của bà Huỳnh Tài. Bà Nguyễn Thị Cưỡng đã kết luận và đề nghị tòa đình lại để xác định chi phí hỗ trợ cho việc di dời của bà Huỳnh Ngọc. (Tất cả còn ghi lại trong bút ký của phiên tòa ngày 22/05/1989)
2) Việc đình xử này kéo dài đến 06 tháng, bà Huỳnh Tài phải khiếu nại tới Ông Nguyễn Hà Phan (Bí thư tỉnh uỷ Hậu Giang) và mãi đến ngày 23/11/1989, Tòa mới triệu tập để xét xử lại nhưng không hiểu lý do gì mà bị đơn tự ý vắng mặt.
3) Luật sư Mai Phương chận mẹ tôi giữa thang lầu tòa án và hỏi: “Có phải bà là Huỳnh Tài không, vụ kiện của bà đình lại nữa rồi. Nếu bà cần tôi giúp đỡ thì hãy đến địa chỉ này để thương lượng với tôi (luật sư Mai Phương xé tờ giấy lịch ghi địa chỉ, mẹ tôi còn giữ làm chứng cứ), nếu không thì tôi bảo đảm với bà là vụ kiện của bà sẽ đình lại 06 tháng nữa”. Mẹ tôi luôn tin tưởng vào sự công minh của pháp luật, bà có đầy đủ giấy tờ sở hữu, nên nghĩ rằng cô ta dụ mình đến để vu cho mình tội hối lộ. Chính vì thế, mẹ tôi không dám đáp ứng yêu cầu của luật sư Mai Phương. Thật vậy, ngay sau đó tòa báo vụ kiện tiếp tục đình, và thêm 05 tháng nữa trôi qua. Tổng cộng thời gian đình xử là 11 tháng, vi phạm điều 64 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.
4) Ngày 24/04/1990 xét xử lại, bà Đỗ Thị Thết ngồi chủ tọa thay bà Lê Ái Tú. Đây là một “Phiên tòa đặc biệt”: Ở phiên tòa trước, ngày 22/05/1989 Công tố viên Nguyễn Thị Cưỡng đã thẩm vấn Bà Ngọc và đã kết luận căn nhà trên thuộc sở hữu của bà Huỳnh Tài. Lý do đình xử là để xác định chi phí mà bà Huỳnh Tài phải hỗ trợ cho việc di dời của bà Huỳnh Ngọc. Nhưng phiên tòa này đã xoay ngược hoàn toàn, một số nhân chứng được dàn dựng, mua chuộc, xem thường pháp luật, khai man trước toà, không có cơ sở. Vậy mà bản án phúc thẩm đã quyết định: căn nhà số 1/139 đường Mạc Đỉnh Chi, thuộc quyền sở hữu của bà Huỳnh Ngọc. (Bất chấp đến kết quả phiên toà trước)
5) “Phiên tòa đặc biệt” này Đại diện Viện Kiểm Sát, bà Nguyễn Thị Cưỡng không tham dự phiên tòa này. Phiên toà đã diễn ra không có công tố viên.
6) Trong bản án phúc thẩm, Hội đồng xét xử chỉ nhận định một chiều, xem xét và công nhận mọi chứng cứ dàn dựng của Huỳnh Ngọc hoàn toàn không ngó ngàng gì đến chứng cứ cũng như lời khai của bà Huỳnh Tài.
7) Trước lối xét xử vô căn cứ của một TAND tỉnh, mẹ tôi đã không nộp án phí nhưng cũng chẳng ai đòi?
Nếu có một chứng cứ nào hợp pháp, thuyết phục, có căn cứ pháp luật rõ ràng thì gia đình tôi cũng cam lòng chấp nhận. Nhưng dàn dựng, mua chuộc nhân chứng, rồi sử dụng lời khai để bác bỏ vật chứng, giấy tờ thì rõ ràng bản án có vấn đề cần xem xét lại.
Tôi mong quí cơ quan thẩm quyền phúc tra các chứng cứ và xem lại bút ký của phiên tòa Phúc thẩm ngày 22/05/1989 để thấy rõ sự thật.
II. CÁC VẤN ĐỀ SAI SỰ THẬT CỦA BẢN ÁN PHÚC THẨM:
1) Chính bản án phúc thẩm đã nhận định: bà Huỳnh Tài đứng tên sở hữu căn nhà vào năm 1959, chứng tỏ đây là tài sản của bà Tài. Vì vậy, chỉ duy nhất bà Tài mới có quyền định đoạt mọi việc liên quan đến tài sản mà bà là chủ sở hữu. Theo qui định ở điều 201 Bộ Luật Dân Sự Nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam. Lúc bà Huỳnh Tài đứng tên trên giấy tờ chủ sở hữu ngôi nhà là đã 24 tuổi, tức là có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp luật dân sự. Pháp luật cũng không qui định bà Tài phải cần có người giám hộ. Do đó, tài sản của bà Tài, bà Tài là chủ sở hữu, thì phải chính bà Tài mới có quyền định đoạt. Mọi quyết định của người khác định đoạt tài sản của bà Tài đều không có giá trị trước pháp luật. Theo qui định ở điều 202 Bộ Luật Dân Sự Nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam.
Tại sao bản án phúc thẩm lại công khai đàn áp cướp đoạt quyền sở hữu của bà Tài?
2) Bản án phúc thẩm cho rằng: Bà Giai (mẹ của bà Huỳnh Tài) xây bít cửa thông phòng là coi như một căn nhà riêng... là hoàn toàn vu khống, sai sự thật. Bởi vì:
- Thực tế, chính gia đình tôi xây. Do kiến trúc, căn nhà nằm ở góc giao lưu của hai con đường nên được mang hai số khác nhau. Khi đồng ý cho gia đình bà Ngọc về ở nhờ cha mẹ tôi có biết quá khứ của ông Tạ Nhị (chồng bà Ngọc đã từng chiếm đoạt cả một Công xy heo Xuân Hòa ở Phụng Hiệp) nên cha mẹ tôi đã quyết định xây như vậy để phân biệt sinh hoạt và bảo đảm an toàn cho gia đình tôi.
- Việc ngăn vách này không thể thay đổi tư cách của Huỳnh Ngọc từ một người được cho ở nhờ thành chủ sở hữu được. Việc trao quyền sở hữu phải đúng theo luật pháp, mẹ tôi phải bán, cho, tặng..., phải lập hợp đồng và phải có cơ quan pháp luật chứng kiến, phải trước bạ sang tên v.v... Tất cả mọi việc này nhất định phải đặt dưới sự quản lý của nhà nước, phải lập thành văn bản, có chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền, phải có giấy tờ chứ không phải nói miệng.
- Mẹ tôi đồng ý cho ở nhờ và để bảo đảm an toàn cho gia đình, mẹ tôi có xây bít cửa nhưng mẹ tôi không trao quyền sở hữu cho bà Ngọc. Nếu có ai trao quyền sở hữu cho bà Ngọc thì người đó đã vi phạm pháp luật, tự ý xâm phạm tài sản công dân, pháp luật nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam có trách nhiệm truy tố.
Tại sao bản án phúc thẩm xem thường pháp luật cướp đoạt quyền sở hữu của mẹ tôi?
3) Phần lầu trên của gian nhà, mẹ tôi cho ông Thái Tư mướn sử dụng chưa hết hạn, phần dưới mẹ tôi cho bà Ngọc ở nhờ. Do đó, việc bà Ngọc chuộc lại phần lầu trên là do bà ta muốn mở rộng diện tích sinh hoạt của cá nhân gia đình bà ta mà thôi.
Tại sao bản án phúc thẩm lại cho là mẹ tôi không quan tâm tới?
4) Mẹ tôi cho bà Ngọc ở nhờ nhà. Mẹ tôi không hề lấy tiền nhà nhưng mẹ tôi luôn thực hiện tốt nghĩa vụ thuế nhà đất đối với nhà nước 103m2, đúng theo diện tích bằng khoán điền thổ (kể cả trước và sau 1975). Hiện nay mẹ tôi vẫn đóng thuế đầy đủ 103m2 và giữ đầy đủ các lai thuế nhà đất.
Tại sao bản án Phúc thẩm nói đất của ai người ấy đóng thuế, tức là đã vu khống cho mẹ tôi không đóng thuế nhà đất?
Sau ngày Giải phóng Miền Nam, bà Ngọc lén mẹ tôi khai tách bộ để đóng thuế phần nhà đang ở nhờ là nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của mẹ tôi mà thôi.
Nhưng: Chỉ đóng thuế đất mà đương nhiên được công nhận là chủ sở hữu sao?
5) Bản án phúc thẩm nhận định: “Căn nhà hiện nay một bên mang số 1/27 Trần Hưng Đạo và một bên mang số 1/139 Mạc Đỉnh Chi, thị trấn Phụng hiệp, huyện Phụng hiệp, có chiều ngang 6m5, chiều dài 12m, vách tường, gác ván, mái ngói, nền lót gạch tàu, được chia làm 3 gian…” là hoàn toàn sai sự thật, thể hiện thái độ xét xử vô trách nhiệm. Bởi vì: 6,5m x 12m = 78m2. Trong khi Bằng khoán điền thổ cũng như giấy tờ mua nhà của mẹ tôi là 103m2.
Điều này chứng tỏ căn nhà mà bản án phúc thẩm đã tuyên không phải căn nhà
mà mẹ tôi đòi lại từ bà Huỳnh Ngọc.
6) Vào năm 1987 vợ chồng bà Ngọc sửa chữa nhà. Mẹ tôi qua ngăn cản có xác nhận của UBND thị trấn Phụng Hiệp và ông thợ hồ sửa chữa Nguyễn Văn Đông.
Tại sao bản án Phúc thẩm nói mẹ tôi mặc nhiên cho bà Ngọc sửa nhà?
7) Đợt cải tạo công thương nghiệp năm 1978 chính nhằm vào gia đình tôi chứ không phải bà Ngọc (thực chất là gia đình tôi bị cải tạo oan). Việc nhà nước quản lý căn nhà của mẹ tôi là nhằm mục đích không cho mẹ tôi có điều kiện hoạt động trong lĩnh vực công thương nghiệp, chứ không hề có mục đích tước đoạt chỗ ở của công dân. Hơn nữa trong hoàn cảnh lúc đó nhà nước cũng không điều tra hết tài sản mà bản thân mọi công dân cũng không dám khai hết (Việc bỏ lọt đối tượng và tài sản không phải là không có)
Không thể căn cứ vào việc nhà nước trả căn nhà lại cho gia đình tôi vào năm 1980 mà tướt đoạt quyền sở hữu toàn bộ căn nhà của mẹ tôi?
8) Bà Huỳnh Lan được dàn dựng để làm chứng cho bà Ngọc là để trừ 30 chỉ vàng do bà Lan đưa 02 đứa con của bà Ngọc vượt biên không thành. Tháng 03 năm 1992 bà Lan và bà Ngọc chửi lộn rùm chợ, do bà Ngọc đòi 30 chỉ vàng, bà Lan trả lời: “Tôi đã làm chứng cho không chị cái nhà rồi mà còn đòi 30 chỉ vàng này nữa sao? Số nợ đó coi như xù luôn” (kèm theo nhân chứng).
9) Hai bà Thái Thị Lý và Lê Thị Xuân khai rằng: Bà Huỳnh Tài cho bà Huỳnh Ngọc căn nhà trên để nhận tiền bán hai căn nhà ở đường Lý Thường Kiệt là hoàn toàn vu khống, xem thường luật pháp, khai man trước toà, đổ cho người đã chết để không xác minh được là hoàn toàn vô căn cứ. Bởi:
- Hai căn nhà của bà Ngọc là do ông Thiết (người đã nhận bà Thái Thị Lý làm vợ thứ) và bà La Thị Của (mẹ của Lê Thị Xuân) trực tiếp đứng mua hai bà này làm gì biết mà có đủ tư cách làm chứng trước tòa?
- Vợ chồng bà Ngọc đã từng sang đoạt cả một Công xy heo Xuân Hòa ở Phụng Hiệp mà lại chấp nhận đổi 2 căn nhà mặt tiền để lấy 1 gian nhà sau hay sao? Chính bà Ngọc đã bán 2 căn nhà ở đường Lý Thường Kiệt, lấy tiền theo chồng về quê ở Phong Điền
Tại sao bản án Phúc thẩm lại công nhận những nhân chứng xem thường luật pháp, khai man trước toà?
10) Bản án bà Đỗ Thị Thết nhận định: “… không thể chỉ đơn thuần căn cứ vào giấy tờ đứng tên quyền sở hữu của bà Tài trong căn nhà…” , ông Phan Đăng Hanh trả lời: “…tuy giấy tờ bà đứng tên nhưng thực tế là tài sản của bà Huỳnh Giai…”
Có phải Đỗ Thị Thết, thẩm phán TAND tỉnh Hậu giang và Phan Đăng Hanh, phó chánh toà dân sự TAND tối cao cấu kết với nhau sử dụng luật rừng để xử án không?
Quyền sở hữu căn nhà đã quá rõ ràng, không thể lập luận khác hơn. Mẹ tôi có đồng ý cho ở nhờ, còn việc trao quyền sở hữu là không bao giờ có.
III. CÁC CHỨNG CỨ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN VỤ ÁN:
1) Vào năm 1980 khi bế đường thoát nước của gia đình tôi (để làm eo) thì vợ chồng bà Ngọc đã nêu vấn đề: nếu mẹ tôi ký giấy cho y căn nhà thì y sẽ khai thông cho đường thoát nước. (Có 02 vị cán bộ làm chứng: Bà Tư Kỳ nguyên là Hội Trưởng Hội Phụ Nữ và Ông Năm Chiến nguyên là Trưởng Công an Thị Trấn).
Yêu cầu như vậy tức là mặc nhiên xác nhận y không phải là chủ sở hữu.
Tại sao bản án phúc thẩm lại công nhận quyền sở hữu của một người mà chính bản thân người đó không công nhận?
2) Khi hòa giải trước khi đưa ra xét xử tại TAND huyện Phụng Hiệp thì chính Tạ Nhị (chồng bà Ngọc) đã yêu cầu mẹ tôi cho gia đình y mướn lại căn nhà này. Như thế vào năm 1987, Tạ Nhị còn yêu cầu mẹ tôi cho y mướn chứ đừng đuổi y ra để lấy lại nhà.
Tại sao bản án phúc thẩm lại công nhận bà ta là chủ ngôi nhà mà
chính bà ta và gia đình muốn thuê để ở?
Kính thưa quí cơ quan !
Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Cần Thơ, Luật gia Hoàng Trung Tiếu và một vài vị cán bộ am hiểu pháp luật cho tôi biết Bản án phúc thẩm nêu trên không thể thi hành án được bởi vì chỉ có bà Huỳnh Tài mới là chủ sở hữu căn nhà nêu trên, theo Điều 201 Bộ luật dân sự Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nhưng cũng chỉ có thế chứ không đủ thẩm quyền để giải oan cho tôi ?
Đã hơn 20 năm nay tôi liên tục gởi đơn kêu oan, khiếu nại, tường trình... nhưng các cơ quan, các vị lãnh đạo từ tỉnh đến trung ương không xem xét lại vụ kiện. Có phải chăng đã tiếp tay cho bà Đỗ Thị Thết xem thường pháp luật, công khai đàn áp cướp đoạt quyền sở hữu nhà của mẹ tôi trao cho bà Ngọc ?
Đất nước ta đã và đang đổi mới, với những thành tựu đáng kể trong công cuộc xây dựng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước; nhằm vươn tới mục tiêu:“Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội Dân chủ, Công bằng, Văn minh”. Là công dân của một đất nước Tự do, Độc lập, Dân chủ, dưới sự quản lý của một nhà nước pháp quyền, không ai có thể chấp nhận được một TAND cấp tỉnh, một TAND Tối cao lại đàn áp dân như thế.
Tôi tha thiết bằng tất cả tấm lòng mong đợi sự công minh của luật pháp, chờ đợi sự sáng suốt của những người đang cầm cân công lý, hãy vì mục tiêu “Dân giàu Nước mạnh - Xã hội Dân chủ, Công bằng, Văn minh” mà mở rộng lòng nhân ái sẳn có của mình, nhín chút thời gian quí báu, cử người điều tra, xác minh đúng sự thật để có căn cứ pháp luật mà ban hành một bản án tái thẩm, quyết định căn nhà nêu trên thuộc quyền sở hữu của ai; hoặc xem xét lại những vấn đề sai sự thật, tiêu cực của bản án phúc thẩm số 32/DSPT ngày 20/04/1990 của TAND tỉnh Hậu giang để trả lại quyền sở hữu cho mẹ tôi. Nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.
Ngã bảy, ngày …… tháng …… năm 201…
NGƯỜI LÀM TỜ TRÌNH
Lý Phước Lâm
|