bài tập xác định tội danh bằng phương pháp loại trừ

Chủ đề   RSS   
  • #203542 26/07/2012

    bài tập xác định tội danh bằng phương pháp loại trừ

    Ông A đi làm đồng về thấy 1 thanh niên trong xóm tên B đang hãm hiếp con gái mình, sẵn có cuốc trong tay ông A phang 1 cái thật mạnh vào đầu B khiến B bất tỉnh. khi được đưa tới bệnh viện thì anh B chết. bằng phương pháp loại trừ hãy định tội danh cho A trong trường hợp trên.

     
    23261 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #203585   26/07/2012

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    Chào bạn, mình xin có ý kiến như sau:

    Đối với hành vi: A dùng cuốc đánh vào đầu B, và hậu quả: B chết; hoàn cảnh: a đi làm đồng về, B đang thực hiện hành vi hiếp dâm con của A (không nói đến các chi tiết khác) thì có thể hành vi cấu thành những tội danh sau:

    1. Giết người

    2. cố ý gây thương tích (dẫn đến chết người)

    3. Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

    4. Giết người do vượt quá phạm vi phòng vệ chính đáng

    hoặc không cấu thành tội phạm do phòng vệ chính đáng.

    phương pháp loại suy.

    1. Không cấu thành tội giết người (do điều kiện hoàn cảnh)

    2. Không cấu thành tội cố ý gây thương tích (do mục đích của hành vi)

    3. không cấu thành tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (yêu cầu không nêu lên trạng thái tinh thần của A)

    4. Không cấu thành Giết người do vượt quá phạm vi phòng vệ chính đáng (hành vi của B xâm phạm lợi ích của người khác, hành vi phòng vệ không vượt quá về mặt vật chất)

    5. Không cấu thành tội phạm.

    Đây chỉ là quan điểm cá nhân của tôi, rất mong mọi người góp ý.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #257356   24/04/2013

    minhtuan85bd
    minhtuan85bd

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo tôi, tội danh của ông A là "Giết người". Lỗi của ông A là cố ý gián tiếp. Hậu quả của hành vi dẫn đến cái chết của tên B. 

    Khi đi làm đồng về, thấy tên B đang thực hiện hành vi đồi bại (hãm hiếp) đối với con gái của mình. Ông A đã dùng cuốc đánh 1 cái thật mạnh vào đầu B. Ông A có thể ý thức được rằng hành vi của mình có thể tước đi tính mạng của A nhưng ông B vẫn cố ý thực hiện (phang 1 cái thật mạnh vào đầu B). Nhưng có thể thấy, tình huống này ông A thực hiện hành vi phạm tội do tinh thần bị kích động mạnh (thấy B đang hãm hiếp con gái của mình).

    Như vậy, B phạm tội "giết người" nhưng có tình tiết định khung giảm nhẹ là tinh thần bị kích động do hành vi trái pháp luật của người khác.

    Mong các bạn góp ý kiến thêm./.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtuan85bd vì bài viết hữu ích
    TUAN174GIO (27/06/2013)
  • #371165   11/02/2015

    Do nội dung bài tập nêu ra khá chung không chi tiết nên tôi xin đưa ra ý kiến của mình như sau:

    chúng ta thấy hậu quả chết người đã xảy ra: vì vậy ông A có thể phạm những tội sau: 1, điều 93. tôi giết người

                2, điều 95: giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

                3, điều 96: giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

                4, điều 106: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

    xem xét hành vi khách quan ta có:

    - phương tiện phạm tội của A là quốc- đây là dụng cụ dùng cho nhà nông, với công dụng là quốc đất. quốc ruộng, quốc cỏ. đặc diểm của công cụ này là dài, có lưỡi quốc làm bằng sắt hoặc thép được mài sắc bén, cán quốc dài tạo điểm cầm tay, khi quốc xuống đất tạo lực mạnh với lưỡi sắt những miếng đất dễ dàng được lật lên. ( không biết lưỡi quốc của A có sắc hay không? dùng lâu chưa? vì dùng lâu quốc sẽ giảm độ sắc bén, giảm tính nguy hiểm do công cụ này tạo nên)

    - vị trí tấn công là đầu: đây là một vị trí rất nguy hiểm, có thể noislaf nguy hiểm nhất, khi tác động dễ dẫn đến sự mất kiểm soát, thương tích và cái chết cho con người, A đã tác động vào vị trí nhạy cảm nhất của cơ thể đối với nạn nhân

    - lực mà A tác động là rất mạnh (theo bài tập nêu thì A đã phang 1 cái thật mạnh)

    xét về mặt chủ quan:

    - tuy nhiên chúng ta thấy rằng nếu định tội A theo điều 93 tội giết người thì A cần xem xét thêm: A muốn giết B thì dựa vào ý chí chủ quan của A, với việc phang 1 cái thật mạnh (phang quốc đầu có lưỡi hay phần lưng quốc?), A có cho rằng như vậy đủ làm b chết chưa? hay chỉ muốn B dùng lại hành động đang hãm hiếp con gái mình? chỉ muốn gây tổn hại về sức khỏe cho b thôi. nếu muốn giết B thì A nên phang tiếp thay vì phang 1 cái vào đầu để chắc chắn rằng B đã chết. lúc này ở hiện trường không có ai, cũng không có gì ngăn cản A tiếp tục việc đánh B hay dùng quốc để giết chết B. vì thế không có sự ngăn cản nào của mặt khách quan buộc A phải dừng việc phạm tội của mình lại.

    vì thế việc buộc tội A phạm điều 93 là thiếu à yếu căn cứ.

    chúng ta thấy răng hành động phang B 1 cái thật mạnh vào đầu của A, có gắn liền với nguyên nhân là B đang thực hiện hành vi trái pháp luật với con gái của A (hãm hiếp). điều này có thể xảy ra 2 tình huống đó là: 1.A thực hiện hành vi phạm tội của mình để phòng vệ chính đáng (cho con gái của mình- người thân), để ngăn chặn ngay hành động trái pháp luật mà A đang thực hiện.

    2.có thể do A nhìn thấy việc làm trái pháp luật của B đang thực hiện với con gái mình, nên tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến không kiểm soát được hành vi của mình và đã ra tay phang cho B 1 cái thật mạnh.

    trường hợp nào cũng cần có ý chí chủ quan của A, mà đầu bài không nêu nên theo tôi thì trường hợp 2 không xảy ra, bởi hành vi trái pháp luật của B đang diễn ra nghiêng về tội giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng, cũng do tinh thần bị kích động mạnh và muốn bảo vệ con gái nên đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. tinh thần bị kích động mạnh thường hành vi trái pháp luật đó đã kết thúc không còn diễn ra và xâm phạm đến lợi ích của người thân người phạm tội.

    xét về mặt chủ quan và hành vi khách quan trong tình huống này, tôi nghiêng về tội được quy định tại điều  

    việc phang 1 cái thật mạnh vào đầu B làm B bất tỉnh, ta thấy rằng A chỉ muốn làm B dừng ngay hành động đồi bại với con gái mình mà A đang phải chứng kiến. hậu quả chết người nằm ngoài dự đoán của A.

    trong tất cả các tội mà A có thể bị truy cứu thì điều 106 là loại tội phạm mà có khung hình phạt thấp nhất.

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #371787   26/02/2015

    N2Q_LKT
    N2Q_LKT

    Male
    Chồi

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2010
    Tổng số bài viết (79)
    Số điểm: 1203
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 8 lần


    bạn hãy xem qui định tại điều 105 blhs và suy ngẫm nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #371859   26/02/2015

    hipgov
    hipgov
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2013
    Tổng số bài viết (246)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 83
    Được cảm ơn 61 lần


    Mình thấy có bao giờ định tội danh bằng phương pháp này đâu nhỉ rườm rà mất thời gian. Nhiệm vụ của định tội là xác định tội danh của người phạm tội nên chỉ cần so sánh với cấu thành tội phạm cái nào đúng nhất thì áp vao thôi

     
    Báo quản trị |  
  • #383869   19/05/2015

    baochau24
    baochau24

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    theo mình là Điều 95

     
    Báo quản trị |  
  • #401545   05/10/2015

    Peachvirgo
    Peachvirgo

    Female
    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:17/09/2014
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    theo mình là tội giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh. Tuy đề bài không nói rõ là ông A " tức giận quá nên cầm quốc phang vào đầu B". Tuy nhiên, do người bị hãm hiếp là con gái của ông A, trong tình huống này,  người cha nhìn thấy con mình bị hãm hiếp mà không tức giận sao được , chỉ khi tức giận mới cầm quốc đánh vào đầu B. Hơn nữa, việc sai thuộc về phía nạn nhân trước . Do vậy, theo quan điểm cá nhân thì hành vi của A đã đầy đủ để cấu thành tội Giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 95 của Bộ Luật Hình sự 2009

     

     
    Báo quản trị |  
  • #402095   09/10/2015

    truonghuylh2013
    truonghuylh2013

    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    các bạn quá tập trung vào tinh thần, hành vi mà bỏ quên mất 1 chi tiết quan trọng là hoàn cảnh. hoàn cảnh là con ông đang bị hãm hiếp. nếu lúc đó bạn sẽ xử lý như thế nào. Tình thế lúc đó có đáng được xem là tình thế cấp thiết không. tks all

     
    Báo quản trị |  
  • #402099   09/10/2015

    oneclicklogin
    oneclicklogin
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (357)
    Số điểm: 2819
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 142 lần


    truonghuylh2013 viết:

    các bạn quá tập trung vào tinh thần, hành vi mà bỏ quên mất 1 chi tiết quan trọng là hoàn cảnh. hoàn cảnh là con ông đang bị hãm hiếp. nếu lúc đó bạn sẽ xử lý như thế nào. Tình thế lúc đó có đáng được xem là tình thế cấp thiết không. tks all

    Điều 16. Tình thế cấp thiết

    1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

    Hành  vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

    2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự

    Đây không phải là tình thế cấp thiết.

     

    tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn

     
    Báo quản trị |