Bài tập chia di sản thừa kế???

Chủ đề   RSS   
  • #543409 10/04/2020

    quynh62

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/04/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Bài tập chia di sản thừa kế???

    Ông A bị ốm chết. Di sản của ông A sau khi chết có giá trị 1,8 tỷ đồng. Được biết A có các mối quan hệ như sau:

    Bà K là vợ đã ly dị; Bà H là vợ đang trong hôn nhân với A trước khi A chết;

    M và N là con chung của A và K. P là con chung(chưa thành niên) của A và H; Bà X là mẹ đẻ, bà Y là mẹ vợ( mẹ đẻ H); Q là em trai của A.

    Yêu cầu:

    Aa, Phân chia di sản thừa kế của A trong trươngf hợp A chết có để lại di chúc với nội dung để lại toàn bộ tài sản của mình cho bà K và 2 con chung  với bà K( M và N)

    b/ giả sử trong tình huống nêu trên Tòa án xác định di chúc của ông A để lại không có hiệu lực pháp luật, việc phân chia thừa kế của A được tiến hành như thế nào?

    c/ Giả sử trong tình huống nêu trên, di chúc có nội dung để lại toàn bộ cho bà X và ông Q, việc chia thừa kế sẽ được tiến hành như thế nào?             

     
    42770 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn quynh62 vì bài viết hữu ích
    thoilongan (18/03/2021) Ngannduyenn (09/06/2020) ThanhLongLS (11/04/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang «<234
Thảo luận
  • #564547   07/12/2020

    AnNhienh
    AnNhienh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tài sản thừa kế

    Mọi người ơi giúp em câu này với ạ 😞
    Minh  và Thanh có hai con là Hương và Quân. Quân lấy vợ là Hoa sinh được 2 con là Linh và Hùng (cả 2 đều chưa thành niên). Năm 1998, Quân chết không kịp để lại di chúc. Năm 2008, Thanh chết. 

    Biết tài sản của Hoa và Quân là 600 triệu. Tài sản của Minh và Thanh cũng là 600 triệu.  Hương chưa đến tuổi trưởng thành. 

    a. Chia tài sản của Quân

    b. Chia tài sản của Thanh nếu Thanh không để lại di chúc 

    c. Chia tài sản của Thanh nếu Thanh  để lại di chúc với nội dung cho Hùng toàn bộ tài sản của mình

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn AnNhienh vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/12/2020)
  • #564881   16/12/2020

    Tranthilam1502
    Tranthilam1502

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/12/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Chia di sản

    Ông Tùng và bà Cúc là vợ chồng. Ông bà có hai con là Trúc (25 tuổi),Mai  16 tuổi. Ông Tùng mắc bệnh và qua đời ,trước khi chết ông lập di chúc chia di sản của ông trị giá 2,4 tỷ chỉ như sau: 

    + Ông Long bố đẻ của ông Tùng được 200 Tr

    + Bà Cúc được 300 triệu

    +Trúc được 1,9 tỷ

    +Mai không được hưởng di sản 

    Sau khi ông Tùng chết, gia đình ông không đồng ý với nội dung bản di chúc nên đã phát sinh tranh chấp. Anh chị hãy:

    1. Xác định các hàng thừa kế của ông Tùng?

    2. Xác định những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    3. Chia di sản của ông Tùng

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Tranthilam1502 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/12/2020)
  • #564883   16/12/2020

    Tranthilam1502
    Tranthilam1502

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/12/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Tình huống PL dân sự

    Ông Ban kết hôn với bà Bình sinh được 3 người con là Vinh, Quang và Quyên. Vinh đã lập gia đình ( có 2 con là Tuyến và Chiến )Quang 16 tuổi, Quyên 14 tuổi. Tài sản chung của ông Ban và bà Bình 2,4 tỷ đồng. Trước khi chết ông ban lập di chúc (di chúc hợp pháp) để lại Quyên toàn bộ di sản. Gia đình ông Ban không đồng ý với nội dung bản di chúc nên đã phát sinh tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế. Anh chị hãy:

    1. Xác định các hàng thừa kế của ông Ban

    2. Chia di sản của ông Ban

    3. Xác định tài sản của bà Bình

    4. Chia di sản của ông ban trong trường hợp chết không để lại dì chúc . Ông Ban và anh Vinh chết cùng thời điểm trong một tai nạn giao thông

    Chú ý: nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời câu hỏi

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Tranthilam1502 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/12/2020)
  • #564895   17/12/2020

    TAT12A5
    TAT12A5

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/12/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    THỪA KẾ TÀI SẢN THEO DI CHÚC

    Dạ mọi người cho em hỏi với ạ, A và B là 2 vợ chồng có 600tr và có 3 người con. con đầu 20t, con thứ hai 15t, con thứ ba bị tâm thần. B chết, để lại toàn bộ tài sản cho bồ. Hỏi ai đc hưởng tài sản từ B, mỗi người đc nhiu?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TAT12A5 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/12/2020)
  • #566193   05/01/2021

    babbylovely_02
    babbylovely_02

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    giúp e bài này với ạ. E cảm ơn

    Ông A và bà B có 3 con là C, D, E . C có chồng và 2 con G và H. Năm 2019 ông A và C đi du lịch bị tai nạn giao thông và chết cùng một thời điểm nhưng trước đó ông A đã viết một bản di chúc để lại tài sản riêng của ông là 600 triệu, trong đó ông để lại cho C 300 triệu, D 150 triệu, E 150 triệu. Còn bà B không được hưởng di sản thừa kế 

    Yêu cầu : Hãy phân chia di sản thừa kế cho từng người thừa kế trong trường hợp trên?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn babbylovely_02 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/01/2021)
  • #566784   23/01/2021

    nhung1507h
    nhung1507h

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/01/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    di sản thừa kế

    em có một bài tập tình huống như sau

    Nguyễn Văn K 17 tuổi được ông bà ngoại để di sản thừa kế với số tiền là 900 triệu VND: Hỏi theo bộ luật dân sự 2015

    a) nếu K muốn dùng số tiền trên để mua một bức tranh quý thì giao dịch có hiệu lực không? vì sao?
    b)nếu K muốn dùng số tiền để mua một mảnh đất trị gia 750 triệu đồng thì giao dịch có hiệu lực không? vì sao?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nhung1507h vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/01/2021)
  • #567680   05/02/2021

    tanlapcuc
    tanlapcuc

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:05/02/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Hôn nhân và thừa kế

    LUẬT SƯ LÀM ƠN GIẢI QUYẾT GIÚP XIN CẢM ƠN: Năm 1980 Lan kết hôn với Hùng và sinh ra Hoa, Dũng. Năm 1995 Lan và B ly hôn, Lan nhận nuôi Hoa, Hùng nhận nuôi Dũng. Lan và Hùng  có tài sản chung là 600 triệu. Năm 2000 Hùng  kết hôn với Phương và sinh ra Hậu. Năm 2005 Hùng chết lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình cho Dũng. Khi đó bố mẹ của Lan; Hùng; Phương đều còn sống. Hoa đã lập gia đình. Tài sản chung của Dũng và Phương  trị giá 600 triệu.

    Hỏi: Mở thừa kế tại thời điểm nào và những ai được hưởng di sản thừa kế? Mỗi người được hưởng phần di sản là bao nhiêu?

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tanlapcuc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/02/2021) Nina35 (04/03/2021)
  • #568680   04/03/2021

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào Quynh62!

    Với tình huống của bạn, Nina tư vấn như sau:

    Thứ nhất (câu b), giả sử Tòa án xác định di chúc của ông A để lại không có hiệu lực pháp luật, việc phân chia thừa kế của A được tiến hành như thế nào?

    Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015, trường hợp trên thuộc "Trường hợp thừa kế theo pháp luật". 

    Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 651 nêu trên, người thừa kế theo pháp luật của A thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm 05 người : H (vợ), M N P (con), X (mẹ đẻ). Di sản thừa kế là 1,8 tỷ; vậy mỗi người hưởng thừa kế là 1,8 tỷ : 5 = 0,36 tỷ = 360 triệu đồng.

    Thứ hai (câu a), trường hợp A chết để lại di chúc với nội dung để lại toàn bộ tài sản của mình cho bà K và 2 con chung với bà K (M và N)

    Tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

     

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

    Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 644 nêu trên, mặc dù H P X không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Tại câu b phía trên đã chia suất của một người thừa kế theo pháp luật = 0.36 tỷ, vậy 2/3 x 0.36 = 0.24 tỷ. Vậy H P X mỗi người được hưởng 0.24 tỷ; còn lại K M N mỗi người hưởng (1,8 - 0.24 x 3) : 3 = 0.36 tỷ.

    Thứ ba (câu c)Giả sử di chúc có nội dung để lại toàn bộ cho bà X và ông Q, việc chia thừa kế sẽ được tiến hành như thế nào?

    Cũng áp dụng Điều 644 nêu trên, mặc dù không có tên trong di chúc nhưng P (con chưa thành niên), H (vợ) vẫn được hưởng 0,24 tỷ. Ông Q và bà X mỗi người hưởng (1,8 - 0,24 x 2) : 2 = 0,66 tỷ. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #568687   04/03/2021

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào Thuytientran2110!

    Nina tư vấn cho bạn về vấn đề chia thừa kế trong trường hợp trên như sau:

    Trường hợp thứ nhất, Di chúc miệng của ông Nam là không hợp pháp, không thỏa mãn các quy định tại Điều 629, 630 Bộ luật dân sự 2015

    Trong trường hợp này, sẽ thực hiện chia thừa kế theo pháp luật. Những người được chia thừa kế của ông Nam gồm 03 người: Hoa, Hưng, Hòa (Do Mai thuộc trường hợp "Người không được quyền hưởng di sản" quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 nên Mai không được hưởng thừa kế, Khôi chết trước ông Nam nên Hòa - con trai Khôi sẽ được thừa kế thế vị). Di sản 24 tỷ, chia đều cho 3 người, mỗi người hưởng 8 tỷ. 

    Trường hợp thứ hai, Di chúc miệng của ông Nam là hợp pháp theo quy định tại Điều 629, 630 Bộ luật dân sự 2015

    Lúc này, di sản thừa kế sẽ được chia theo di chúc. Tuy nhiên, theo Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

     

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

    Vậy theo Khoản 1 Điều 644 nêu trên, mặc dù không có tên trong di chúc nhưng Hoa (vợ) và Hưng (con bị tâm thần) vẫn được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, tức là Hoa và Hưng mỗi người được hưởng 8 x 2/3 = 16/3 tỷ = 5,33 tỷ đồng. Còn Hòa hưởng 24 - 5,33 x 2 = 13,34 tỷ đồng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #568691   04/03/2021

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào Tanlapcuc!

    Nina có ý kiến tư vấn cho bạn tham khảo như sau:

    Tổng di sản Hùng để lại = 600 : 2 + 600 : 2 = 600 triệu

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 thì: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

    Trong trường hợp này, thời điểm mở thừa kế là thời điểm anh Hùng chết, thời điểm này được xác định dựa trên giấy chứng tử của anh Hùng (hoặc nếu người bị Tòa án tuyên bố đã chết thì thời điểm ghi trong bản án, quyết định đó sẽ là thời điểm mở thừa kế). Pháp luật dân sự không quy định về thời hạn mở thừa kế mà chỉ có quy định về thời hạn yêu cầu phân chia di sản thừa kế tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, thời hạn để người thừa kế yêu cầu phân chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản.

    Tuy Hùng có để lại di chúc để lại toàn bộ di sản cho Dũng, nhưng theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

    Vì vậy, dù không có tên trong di chúc nhưng Phương (vợ), Hậu (con 5 tuổi), và bố, mẹ của Hùng vẫn được hưởng 2/3 suất một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. (Nếu chia theo pháp luật, có 6 người thừa kế gồm: Phương - vợ, Hoa Dũng Hậu - con, và bố, mẹ của Hùng; mỗi người hưởng 600 : 6 = 100 triệu). Vậy Phương, Hậu và bố, mẹ của Hùng mỗi người hưởng 100 x 2/3 = 66,67 triệu. Còn Dũng hưởng 600 - 66,67 x 4 = 333,32 triệu.

     
    Báo quản trị |  
  • #568692   04/03/2021

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào babbylovely!

    Ông A chết có để lại di chúc và không cho bà B hưởng di sản, tuy nhiên theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định: 

    Điều 644 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. 

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

    Vì vậy, bà B vẫn được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật (nếu di sản được chia theo pháp luật, có 04 người thừa kế gồm: B, C, D và E; mỗi người hưởng 600 : 4 = 150 triệu). Vậy bà B được hưởng 150 x 2/3 = 100 triệu. Di sản 500 triệu còn lại, C D E sẽ nhận được số di sản tương ứng theo di chúc là 250 triệu, 125 triệu và 125 triệu (do mỗi người đã trích 1 phần tương ứng để chia cho bà B theo quy định của pháp luật).

    Tuy nhiên, do C mất cùng thời điểm với A, nên phần di chúc chia cho C 250 triệu bị vô hiệu, và số di sản 250 triệu này sẽ được tiếp tục chia thừa kế theo pháp luật cho các đồng thừa kế khác của ông A, gồm 04 suất: B, D, E và con của C (do C mất nên G và H sẽ được thừa kế thế vị phần của C, 2 cháu chung 1 suất); mỗi suất hưởng 250 : 4 = 62,5 triệu.

    Tóm lại, bà B được hưởng 100 + 62,5 = 162,5 triệu.

                       D = E = 125 + 62,5 = 187,5 triệu                                        

                       G + H = 62,5 triệu

    Lưu ý, do ông A mất có để lại di chúc nên phần di sản vốn chia cho C 250 triệu sẽ bị vô hiệu, phần di sản này sẽ được tiếp tục chia thừa kế theo pháp luật, và lúc chia theo pháp luật này các con của C mới được hưởng thừa kế thế vị; chứ các con của C không được thừa kế thế vị phần di sản 250 triệu. do thừa kế thế vị chỉ áp dụng cho trường hợp chia thừa kế theo pháp luật.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nina35 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/03/2021)
  • #568909   11/03/2021

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào TAT12A5!

    Tài sản chung của A và B là 600 triệu, vậy di sản của B trong khối tài sản chung là 300 triệu.

    Trường hợp nếu di sản được chia theo pháp luật, theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, người thừa kế di sản của B gồm 04 người: A và 03 người con. Vậy mỗi người được thừa kế là 300 : 4 = 75 triệu.

    Quay lại thông tin bạn cung cấp, tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

    Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

    Do đó, mặc dù B chết và để lại toàn bộ di sản cho Bồ, nhưng A, con thứ hai 15 tuổi và con thứ ba bị tâm thần vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật - theo quy định tại Khoản 1 Điều 644 nêu trên. 

    Vậy A, con thứ hai và con thứ ba mỗi người được hưởng 75 X 2/3 = 50 triệu. Còn lại 250 triệu thì Bồ được hưởng. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nina35 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/03/2021)
  • #568911   11/03/2021

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào Tranthilam1502!

    Thứ nhất, xác định các hàng thừa kế của ông Ban

    Điềm a, b Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

    Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

     

    1. Những người thừa kế theo ​pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    Vậy, hàng thừa kế thứ nhất của ông Ban gồm 04 người: Bình, Vinh, Quang, Quyên. Hàng thừa kế thứ hai của ông Ban gồm 2 người: Tuyên, Chiến. 

    Thứ hai, Chia di sản của ông Ban

    Di sản của ông Ban trong khối tài sản chung = 2,4 : 2 = 1,2 tỷ. Trong trường hợp di sản được chia pháp luật, thì 04 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất: Bình, Vinh, Quang, Quyên mối người được hưởng 1,2 : 4 = 0,3 tỷ.

    Quay trở lại thông tin bạn cung cấp, Ông Ban chết để lại di chúc để toàn bộ di sản cho Quyên, nhưng theo quy định tại Khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sư 2015 thì:

    Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

     

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    Vậy, mặc dù không có tên trong di chúc nhưng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 644 nêu trên thì Bình và Quang vẫn được hưởng di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Vậy Bình và Quang mỗi người được hưởng 0,3 x 2/3 = 0,2 tỷ. Còn Quyên hưởng 1,2 - 0,2 x 2 = 0,8 tỷ.

    Thứ ba, xác định tài sản của bà Bình

    Gồm tài sản trong khối tài sản chung và phần di sản được hưởng thừa kế từ ông Ban. Cụ thể tài sản bà Bình = 1,2 tỷ + 0,2 tỷ = 1,4 tỷ. 

    Thứ tư, Ban và Vinh chết cùng thời điểm và không để lại di chúc

    Như phần trên, khi chia thừa kế theo pháp luật thì Bình, Vinh, Quang, Tuyên mỗi người hưởng 0,3 tỷ. Nhưng do Vinh chết cùng thời điểm với Ban nên 2 con của Vinh là Tuyên và Chiến sẽ được hưởng thừa kế thế vị phần di sản 0,3 tỷ mà đáng ra Vinh được hưởng nếu còn sống. Tuyên và Chiến mỗi người hưởng 0,3 : 2 = 0,15 tỷ. (Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015).

     

    Cập nhật bởi Nina35 ngày 11/03/2021 11:52:58 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nina35 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/03/2021)
  • #568913   11/03/2021

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào Tranthilam1502!

    Thứ nhất, Xác định hàng thừa kế thứ nhất của ông Tùng

    Hàng thừa kế thứ nhất gồm 04 người: Long, Cúc, Mai, Trúc. (Theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015). Nếu chia thừa kế theo pháp luật thì mỗi người hưởng 2,4 : 4 = 0,6 tỷ. 

    Thứ hai, xác định những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

    Gồm Long, Cúc, Mai. (theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 644 BLDS 2015).

    Thứ ba, Chia di sản của Tùng.

    Như Điểm a Khoản 1 Điều 644 BLDS nêu trên, mặc dù không có tên trong di chúc nhưng Mai vẫn được hưởng di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật = 0,6 x 2/3 = 0,4 tỷ. 

    2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật = 0,4 tỷ; nhưng ông Long chỉ được hưởng 0,2 tỷ và bà Cúc hưởng 0,3 tỷ nên theo Điểm a Khoản 1 Điều 644 BLDS nêu trên, mặc dù có di chúc ông Long hưởng 0,2 tỷ và bà Cúc hưởng 0,3 tỷ nhưng khi thực tế khi chia thì được hưởng = 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật = 0,4 tỷ. còn lại Trúc hưởng 2,4 - 0,4 x 3 = 1,2 tỷ. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nina35 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/03/2021)
  • #568916   11/03/2021

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào AnNhienh!

    Thứ nhất, Chia di sản của Quân khi không có di chúc

    Di sản của Quân để lại = 600 : 2 = 300 triệu.

    Hàng thừa kế thứ nhất của Quân gồm 05 người: Minh, Thanh, Hoa, Linh, Hùng. (theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015). Mỗi người được hưởng 300 : 5 = 60 triệu.

    Thứ hai, Chia di sản của Thanh nếu không có di chúc

    Di sản của Thanh để lại = 600 : 2 + 60 = 360 triệu.

    Hàng thừa kế thứ nhất của Thanh gồm 04 người: Minh, Quân, Hoa, Hương. (theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015). Mỗi người được hưởng 360 : 4 = 90 triệu. Nhưng do Quân chết trước Thanh nên Linh và Hùng sẽ được thừa kế thế vị phần di sản 90 triệu mà đáng ra Quân được nhận nếu còn sống. Linh và Hùng mỗi người hưởng 90 : 2 = 45 triệu. (Theo quy định tại Điều 652 BLDS 2015).

    Thứ ba, Chia di sản nếu Thanh để lại di chúc để toàn bộ di sản cho Hùng

    Dù không có tên trong di chúc nhưng Minh vẫn được hưởng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật = 90 x 2/3 = 60 triệu. (Theo Điểm a Khoản 1 Điều 644 BLDS 2015). Còn Hùng hưởng 300 - 60 = 240 triệu. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nina35 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/03/2021)
  • #570144   08/04/2021

    quang2002hy
    quang2002hy

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bài tập chia thừa kế

    Ông A và bà B kết hôn  với nhau năm 1945, có hai người con chung là C,D. Năm 1947, ông A đi bộ đội chống Pháp và trong thời gian này ông đã yêu bà L. Sau khi giải phóng miền Bắc, ông A giải ngũ về chung sống với bà L tại Thái Nguyên năm 1954 và sinh được 4 người con chung là Q,T, K, M.

    Anh C lấy chị H có ba người con là P,G,N. Năm 1990 ông A chết để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà L và bà B, di sản của ông được chia đều cho tất cả các con. Biết rằng tài sản chung giữa ông A và bà B là 960 triệu, A và L là 720 triệu. Hỏi: Bà L có được hưởng dí sản thừa kế của ông  A không? Vì sao?

    Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên
    mọi người giúp e với

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quang2002hy vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/04/2021)
  • #570232   12/04/2021

    tamanh16062002
    tamanh16062002

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Mọi người giúp mình bài chia tải sản này với. Mình cảm ơn

    Anh M và chị H là vợ chồng, nhận cháu N (1998) và Y (2004)  về làm con nuôi từ khi N và Y còn nhỏ. Việc nhận nuôi được thực hiện đúng quy định của pháp luật.

    Năm 1999, anh chị sinh con chung là V

    Năm 2019, N đã đi làm, Y và V còn nhỏ và đang đi học.

    Năm 2019. Anh M và chị H không may gặp tai nạn. Chị H chết ngay trên đường đi cấp cứu còn anh M chết sau chị 7 ngày. Không có di chúc.

    Sau khi anh chị M – H chết, Ngọc tuyên bố mọi tài sản của anh chị M – H đều là của mình vì mình lớn tuổi nhất, các em còn nhỏ

    Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên. Biết:

     - M và H có tài sản chung là: 1.500.000.000 VND, một căn nhà mặt đường trị giá 4.500.000.000 VND và một cửa hàng kinh doanh quần áo chung với ông A trong đó M và H góp ½ vốn và giá trị cửa hàng ở thời điểm hiện tại (thời điểm chia thừa kế) là 1.200.000.000.

     - Trước khi lấy H, M có con riêng là C (sinh năm 1987) nhưng do người yêu cũ của M  là chị X nuôi dưỡng. M có thừa nhận con nhưng không cấp dưỡng thường xuyên và không giữ mối quan hệ với mẹ con chị X)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tamanh16062002 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/04/2021)
  • #571222   11/05/2021

    qieqie
    qieqie

    Sơ sinh

    Vietnam --> Thái Bình
    Tham gia:11/05/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bài tập về chia tài sản thừa kế

    Anh chị ơi cho em hỏi bài tập này giải như thế nào ạ? Em cảm ơn nhiều!

     

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn qieqie vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/05/2021)